Lười ăn sáng vào những ngày giá rét, hậu quả khôn lường

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất nhưng cũng là bữa ăn dễ bị bỏ qua nhất. Có rất nhiều lý do khiến nhiều người bỏ bữa sáng, chẳng hạn như không muốn ăn, lười ăn để dành cho việc ngủ hoặc gộp cả bữa sáng và bữa trưa thành một cho tiết kiệm.

luoi an sang vao nhung ngay gia ret hau qua khon luong 1f4 7105918

Các nghiên cứu chứng minh rằng khi chúng ta ngủ, cơ thể và tâm trí vẫn hoạt động bình thường. Do đó, sau một giấc ngủ dài từ 6-8 giờ, cơ thể có xu hướng mất nước và cần cung cấp dinh dưỡng. Bữa sáng với các món bổ dưỡng giúp cơ thể kịp thời bổ sung năng lượng và khởi đầu ngày mới năng động hơn.

Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng ngay lập tức mà còn gây ra các bệnh nặng và lâu dài. Dưới đây là một số tác hại đối với cơ thể nếu thường xuyên bỏ bữa sáng:

Viêm loét dạ dày

Dạ dày luôn luôn co bóp, tiết ra dịch vị nhưng không có gì để tiêu hóa, lâu ngày sẽ dẫn đến bị viêm loét dạ dày. Không ăn sáng dẫn đến ruột rỗng, nhu động giảm, chất cặn trong ruột của ngày hôm trước không được đào thải ra ngoài, lâu dần sẽ kết lại thành sỏi.

Suy giảm miễn dịch

Do không có nguồn năng lượng bổ sung cho cơ thể vào lúc sáng sớm nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Nếu bạn nhịn ăn sáng thì đến khoảng 9 – 10 giờ trưa, cơ thể sẽ xuất hiện sự cồn cào và nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Nếu bỏ bữa sáng liên tục sẽ khiến khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể suy giảm trầm trọng.

Nguy cơ béo phì

Buổi trưa và buổi tối chúng ta sẽ phải ăn nhiều hơn để bù đắp cho phần dinh dưỡng thiếu hụt vào buổi sáng nhưng hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều. Chính vì thế, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều dẫn đến trình trạng béo phì.

Lão hóa nhanh

Việc bỏ bữa ăn sáng khiến cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Khiến da bị khô, rám, không còn chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng xuất hiện nếp nhăn, thường gặp nhất là ở vùng mắt và mặt.

Mắc bệnh mạn tính

Không được cung cấp chất dinh dưỡng vào buổi sáng, cơ thể sẽ cần phải huy động các tuyến như: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động hết công suất để tạo ra năng lượng. Khi hoạt động quá nhiều các tuyến này có thể sẽ tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.

Mệt mỏi

Bỏ bữa ăn sáng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không được tỉnh táo. Ngoài ra, khi mệt bạn rất khó tập trung, phản ứng chậm chạp hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập.

Táo bón

Nếu bạn ăn đầy đủ 3 bữa trong ngày, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày, đại tràng. Còn nếu bạn không ăn sáng, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.

Sỏi mật

Nếu bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.

“Bỏ bữa, ít ăn dẫn đến các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống sẽ liên quan chủ yếu đến đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, đại tràng co thắt.

Ảnh hưởng lâu dài liên quan đến chuyển hóa như dễ dàng mắc các bệnh lý mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu…”, Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người ăn uống không theo thời gian cố định có tỷ lệ béo phì cao hơn so với những người ăn uống đúng giờ.

Một số món ăn buổi sáng tốt cho sức khỏe:

Trứng

Ăn trứng buổi sáng không chỉ tăng cảm giác no lâu, giảm lượng calo vào bữa ăn tiếp theo, mà còn giúp duy trì lượng đường và insulin trong m.áu ổn định. Trứng tăng cholesterol tốt và cải thiện độ nhạy insulin.

Ngoài ra, lòng đỏ trứng có chứa lutein và zeaxanthin, là những chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Trứng cũng là một trong những nguồn choline tốt nhất – chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của não và gan.

Bạn có thể luộc, chiên, xào, ốp la… ăn vào buổi sáng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn khoảng 2-4 quả một tuần, nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để biết tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của từng người.

Yến mạch

Yến mạch chính là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu tại châu Âu, nhiều nhất tại khu vực Bắc Mỹ. Cũng giống như gạo lứt, yến mạch cũng là nguồn cung cấp chất xơ tốt, đặc biệt là beta glucan và rất giàu các vitamin, khoáng chất. Lợi ích của việc ăn bột yến mạch bao gồm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao

Trong 35g bột yến mạch nấu chín chỉ chứa khoảng 6g protein, điều này không đáp ứng được yêu cầu protein cho bữa sáng. Để tăng hàm lượng protein trong bữa sáng với bột yến mạch, bạn có thể ăn kết hợp yến mạch với sữa thay vì nước, thêm trứng hoặc phô mai.

Chuối

Chuối chứa lượng tinh bột lớn rất tốt cho cơ thể, giúp bạn no lâu hơn. Bạn có thể ăn chuối vào bữa sáng cùng với bột yến mạch hoặc ngũ cốc để giúp bữa sáng ngon miệng hơn. Bổ sung chuối vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường lượng kali và làm giảm huyết áp.

Bánh mì

Bạn nên chọn bánh mì làm bữa ăn sáng vì sẽ giúp tăng lượng protein, tinh bột và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Hãy sử dụng bánh mì cùng với hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng để có bữa ăn sáng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Cây mọc hoang khắp nơi ngăn ngừa ung thư trỗi dậy

Cây xấu hổ chứa selen, flavonoid, crocetin, minocin, axit amin, các loại axit hữu cơ phòng bệnh tật trong đó có ung thư.

Dưới đây là bài viết của bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam chia sẻ về tác dụng của cây xấu hổ:

Ở Việt Nam, người dân cắt bỏ rất nhiều cây cỏ nhưng một số loại là thuốc quý, ngăn ngừa bệnh tật, điển hình như cây xấu hổ. Cây còn có nhiều tên gọi khác như cây mắc cỡ, cây trinh nữ, hàm tu thảo, mọc nhiều trên cả nước nhất là vùng trung du và núi cao.

Cây có hàm lượng selen cao, là khoáng chất tốt cho sức khỏe người dùng. Selen có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư trỗi dậy; phòng các bệnh tim mạch, hen suyễn; tăng cường miễn dịch; tốt cho bệnh nhân thấp khớp, huyết áp; an thần; chống co giật; giảm đau; chống viêm.

cay moc hoang khap noi ngan ngua ung thu troi day 588 7082069

Cây xấu hổ mọc hoang ở nhiều nơi. Ảnh: Caythuoc

Về sinh hóa học, selen có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại hiện tượng oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa. Selen tham gia vận chuyển ion qua màng tế bào, hỗ trợ tổng hợp collagen, protein của hồng cầu và gan, tổng hợp ADN, RNA…

Cây xấu hổ chứa nhiều thành phần hóa học như chất alkaloid – một axit amin có nguồn gốc tự nhiên, được sử dụng để giảm đau, gây tê.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận cây xấu hổ còn nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như flavonoid, crocetin, minocin, axit amin, các loại axit hữu cơ. Crocetin là chất quý hiếm, vào đường ruột chuyển hóa thành crocin có tác dụng kích hoạt yếu tố tăng trưởng EGR1, tốt cho người cận thị, phục hồi bong võng mạc.

Theo Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hàn và chủ yếu quy vào kinh phế, giúp an thần, giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn, tiêu tích, lợi tiểu. Ngoài ra, cây xấu hổ có tác dụng ổn định huyết áp, hạ nhiệt, trị sốt rét, chữa hen suyễn, điều kinh…

Các phần được sử dụng làm dược liệu gồm rễ, cành lá và được thu hoạch quanh năm. Theo kinh nghiệm dân gian, cây xấu hổ hái vào mùa ra hoa sẽ cho nhiều giá trị dược chất hơn. Tác dụng của cây xấu hổ tươi hay khô không có nhiều khác biệt. Sau khi hái về, người dùng có thể phơi khô để sử dụng trong thời gian dài.

Người ta dùng hạt cây xấu hổ gọi là trinh nữ tử bổ can thận, mạnh gân xương, sáng mắt; trị các bệnh như đau thắt lưng, đau khớp. Cây cũng được dùng để giảm đau cho người bị zona thần kinh, trị suy giảm miễn dịch.

Người bị suy nhược, cơ thể có tính hàn, phụ nữ mang thai, trong thời kỳ cho con bú, t.rẻ e.m cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây xấu hổ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *