Mướp đắng là loại rau củ tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên có một số thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn cùng mướp đắng.
Quả mướp đắng từ lâu đã là nguyên liệu được nhiều chị em nội trợ yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, có hương vị hấp dẫn.
Ngoài ra mướp đắng cũng rất tốt cho sức khoẻ nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của mướp đắng và những người được khuyến cáo không nên ăn mướp đắng.
Tác dụng của mướp đắng với sức khoẻ
Mướp đắng có tính hàn, mát nên tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, trị rôm sảy.
Mướp đắng chứa lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, canxi, kali, photpho, các nhóm vitamin B gồm: vitamin B9, B3, B5, B6, B2, B1; đặc biệt vitamin C trong mướp đắng rất cao.
Vì thế ăn mướp không chỉ bổ dưỡng mà còn mát và đẹp. Với chị em, mướp đắng là bài thuốc quý nhờ tác dụng sáng da và hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.
Mướp đắng khô tác dụng tương tự mướp đắng tươi. Các hợp chất glycosid không những hạ mỡ m.áu mà còn có tác dụng hạ đường huyết, là loại thực phẩm phù hợp cho những người có nền bệnh mỡ m.áu cao hoặc tiểu đường.
Mướp đắng giúp giảm xơ gan, viêm gan, táo bón, tăng khả năng miễn dịch.
Mướp đắng cực kỳ ít calo và có thể tạo cảm giác no lâu hơn- nên có thể trở thành thực phẩm giảm cân hiệu quả.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt bò, hay nộm mướp đắng chua ngọt. Mướp đắng cũng dễ ăn sống với món mướp đắng thái mỏng ăn kèm ruốc, hoặc ăn cùng muối vừng, rất bùi và ít đắng.
Bài Viết Liên Quan
- Bỏ thai bằng thuốc: Những hệ lụy đáng sợ mà chị em sẽ phải đối mặt
- Ai không nên ăn “thần dược” tỏi đen?
- Tiến trình tẩy trắng răng thẩm mỹ
Những thực phẩm không nên ăn cùng mướp đắng
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, mướp đắng rất tốt cho sức khoẻ nhưng không nên kết hợp với một số thực phẩm sau:
– Bạn cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.
– Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.
– Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong m.áu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong m.áu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.
Trên đây là những tác dụng của mướp đắng cũng như những thực phẩm không nên kết hợp cùng mướp đắng. Hãy ăn mướp đắng đúng cách nhé.
5 loại thực phẩm giúp giảm đường trong m.áu
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng đường trong m.áu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo 5 loại thực phẩm nếu sử dụng thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe.
Rau lá xanh chứa nhiều magie
Theo số liệu của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn 1 người mắc bệnh đái tháo đường.
Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh này cũng ngày càng nhiều. Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20 đến 79 t.uổi đã tăng hơn gấp ba lần và trong 15 năm qua; chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường cũng tăng lên gấp ba lần.
Báo cáo của Cơ quan kiểm soát bệnh tật Mỹ cũng cho thấy, có khoảng 34 triệu người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường.
Tại Việt Nam, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang tăng nhanh, với khoảng 7 triệu người mắc. Đáng chú ý, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu chẩn đoán muộn, người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí t.ử v.ong.
Theo các chuyên gia, lượng đường trong m.áu cao hay tăng đường huyết cũng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe lâu dài như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, n.hiễm t.rùng nướu và các vấn đề về mắt. Tăng đường huyết cũng có thể làm hỏng mạch m.áu, do đó làm tăng khả năng mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.
Một trong những nguyên nhân gây tình trạng trên là do chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong m.áu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nếu sử dụng 5 loại thực phẩm sau thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe một cách đáng kể.
Thứ nhất, các loại quả mọng: Những thực phẩm như quả việt quất cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong m.áu và chứng viêm.
Qua một số nghiên cứu đã cho thấy, dâu tây có tác dụng hỗ trợ giảm biến chứng tiểu đường đối với thận và tổn thương thần kinh; ăn nhiều quả mâm xôi sẽ giúp giảm tình trạng kháng insulin của người béo phì, ăn quả mọng kết hợp với các bữa ăn ít tinh bột cũng giúp giảm lượng đường trong m.áu.
Thứ hai, các loại hạt: Bữa ăn nhẹ với hạnh nhân, hạt điều, thậm chí hạt dẻ cười. Một nghiên cứu đã cho kết quả, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nếu ăn hạt dẻ cười sẽ giúp giảm lượng đường m.áu tốt hơn nhóm bánh mỳ nguyên hạt. Chỉ với1/4 cốc hạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm chỉ số cơ thể BMI và nguy cơ tiểu đường.
Thứ ba, rau lá xanh: Các loại rau có lượng calo thấp và chứa nhiều magie. Điều này rất tốt vì magie làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các loại rau có màu sẫm như rau cải xoăn cung cấp vitamin A, C, E, canxi và sắt. Rau xanh cũng chứa nhiều kali, rất có lợi vì vitamin K làm thư giãn mạch m.áu và giảm huyết áp. Chất xơ trong rau cũng có thể cải thiện lượng đường trong m.áu.
Thứ tư, rau không tinh bột: Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn lượng rau bằng1/2 khẩu phần ăn của bạn với các loại rau không chứa tinh bột, như măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, bí và nấm. Tuy nhiên, nếu bạn mua rau đông lạnh hoặc đóng hộp, hãy mua rau “không thêm muối” hoặc rửa sạch muối trước khi sử dụng.
Thứ năm, các loại ngũ cốc: Yến mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác chứa nhiều folate, crom, vitamin B và magie. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, ít đường hơn các loại carbohydrate khác, có thể làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe.