Đợt nắng nóng khiến gần 200 người c.hết vừa qua tại Mỹ đã buộc các bác sĩ ở đây phải tìm mọi cách để giúp người bệnh nhanh chóng hạ thân nhiệt, bất kể cách đó có kỳ lạ như thế nào, theo NBC News.
Khi bị sốc nhiệt, phải nhanh chóng chườm lạnh. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đợt nắng nóng kỷ lục hồi cuối tháng 6 đã khiến nhiều phòng cấp cứu ở thủ đô Washington (Mỹ) quá tải. Các bác sĩ đã phải nghĩ tới một biện pháp nghe kỳ cục nhưng lại rất thiết thực để cứu sống bệnh nhân sốc nhiệt: bỏ nước và đá lạnh vào các túi xác rồi đặt bệnh nhân nằm trong đó để mau hạ thân nhiệt.
Tiến sĩ Alex St. John, bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm Y tế Harbourview (Mỹ), cho biết cách làm này hiệu quả đến mức nó có thể trở thành một phương pháp điều trị hẳn hoi, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Ông đã tiếp nhận một cụ bà 70 t.uổi nhập viện trong tình trạng thân nhiệt cao 40 độ C. Các bác sĩ đã đặt bà nằm vào túi xác chứa đầy nước đá và chỉ trong vòng vài phút, nhiệt độ của bà giảm xuống còn 38 độ C, đủ để giúp bà qua cơn nguy kịch.
Tiến sĩ Grant Lipman, giáo sư Y học cấp cứu tại Đại học Stanford (Mỹ), cho biết phương pháp này vừa rẻ, vừa tiện lợi, nên được nhân rộng. Theo ông, khi bị sốc nhiệt, bạn phải hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng. Sốc nhiệt là loại bệnh liên quan đến nhiệt nguy hiểm nhất, là nguyên nhân t.ử v.ong của 1/3 các ca nhập viện cấp cứu. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 40 độ C hoặc cao hơn, gây hại cho não bộ và các cơ quan khác.
Sốc nhiệt đặc biệt nguy hiểm đối với t.rẻ e.m và người lớn t.uổi. Bệnh nhân thường được cấp cứu bằng phương pháp chườm túi nước đá, dùng quạt lớn phun sương, ngâm trong bồn nước mát hoặc đưa ống thông làm mát vào các tĩnh mạch lớn.
Ngâm nước lạnh từ lâu đã là tiêu chuẩn vàng để chữa trị cho các vận động viên bị say nắng, sốc nhiệt do vận động quá sức. Đây là phương pháp hiệu quả nhất vì nước dẫn nhiệt ra khỏi cơ thể nhanh hơn không khí khoảng 25 lần.
Nghiên cứu sơ bộ tại Hồng Kông: 30% bệnh nhân Covid-19 hồi phục bị mất trí nhớ
Theo nghiên cứu mới ở Hồng Kông, khoảng 1/3 số bệnh nhân hồi phục sau khi mắc Covid-19 bị mất trí nhớ, 1/3 bệnh nhân bị lo lắng, buồn phiền nhiều tháng sau khi được chữa khỏi.
Nhiều nghiên cứu gần đây nêu các di chứng với bệnh nhân Covid-19 kể cả sau khi hồi phục. Ảnh REUTERS
Theo South China Morning Post ngày 12.7, một nghiên cứu sơ bộ được đội ngũ tại Đại học Trung Văn Hồng Kông thực hiện với bệnh nhân Covid-19 ở Hồng Kông cho thấy, trong 128 người đã được chữa khỏi bệnh Covid-19, có khoảng 1/3 số người bị mất trí nhớ.
Những người này không thể nhớ tên bạn bè, hoặc không thể tập trung vào công việc, trong khi một bệnh nhân lớn t.uổi không nhớ được con đường leo núi mà ông thường đi gần nhà mình.
Trong khi đó, 1/3 số bệnh nhân khác trong số 128 người được khảo sát cho thấy dấu hiệu lo lắng, buồn bã, trầm cảm, rối loạn căng thẳng, thậm chí có ý muốn t.ự t.ử.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định đây mới chỉ là sơ bộ và nghiên cứu chưa hoàn tất. Nhóm cho rằng tỷ lệ có thể tăng hoặc giảm nếu có thêm mẫu là các bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục khác.
Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu trong các giai đoạn tiếp theo.
Lý giải di chứng Covid-19 kéo dài: bệnh có thể gây thay đổi lâu dài trong tế bào m.áu
Tiến sĩ Arthur Mak, dẫn đầu dự án nghiên cứu, cho hay trên thế giới đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhân Covid-19 suy giảm tư duy sau khi hồi phục là di chứng hậu Covid-19, tuy nhiên nghiên cứu của ông có kết quả khác so với những báo cáo ban đầu tại Anh hay Mỹ. Theo đó, ông cho rằng nhiều người có các triệu chứng như khảo sát sau tận 10 tháng chứ không chỉ ngay sau khi vừa khỏi Covid-19.
Ông Mak hy vọng có thêm 500 bệnh nhân khỏi Covid-19 tại Hồng Kông tham gia để hoàn thiện nghiên cứu với hy vọng giúp các bác sĩ điều trị sau này.
Trước đó, nhiều nghiên cứu được tiến hành cho thấy có các di chứng đối với bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh cả mức độ nặng và nhẹ, là các triệu chứng của hội chứng được gọi là “Covid-19 kéo dài”.