Người lớn cũng cần được tiêm chủng vaccine tránh nhiều bệnh tật

Thực tế nhiều người cho rằng tiêm chủng vaccine chỉ dành cho t.rẻ e.m, nhưng điều này không đúng.

Với người lớn, tiêm vaccine cũng rất quan trọng, để bảo vệ sức khỏe, tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Việt Nam đã có nhiều vaccine mới dành cho người lớn

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, chuyên gia tiêm chủng của Hệ thống Safpo/Potec chia sẻ, không chỉ riêng đối với t.rẻ e.m mà với người lớn, tiêm chủng vaccine cũng rất quan trọng, để bảo vệ sức khỏe, tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm”.

Hệ thống miễn dịch của con người sẽ suy yếu dần theo t.uổi tác. Chưa kể, khi lớn t.uổi, cơ thể con người bị lão hóa tự nhiên, dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm cũng cao hơn.

Bởi vậy, nếu không tiêm vaccine phòng bệnh để khởi động lại hệ miễn dịch, người lớn sẽ rất dễ nhiễm bệnh và khi đã nhiễm bệnh sẽ có chiều hướng diễn tiến nghiêm trọng, gây khó khăn trong điều trị, để lại di chứng nặng nề, thậm chí t.ử v.ong.

Ngoài ra, cũng cần tiêm nhắc lại một số vaccine đã được tiêm lúc nhỏ như vaccine phòng bệnh ho gà, uốn ván, viêm gan B…, vì hiệu lực bảo vệ của các vaccine này sẽ bị suy giảm theo thời gian.

nguoi lon cung can duoc tiem chung vaccine tranh nhieu benh tat 250 7105287

Với người lớn, tiêm vaccine cũng rất quan trọng, để bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Capcut).

Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều vaccine mới dành cho người lớn như vaccine phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn; vaccine phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm phổi do não mô cầu khuẩn;

Vaccine phòng ung thư cổ tử cung; vaccine phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà, vaccine phòng bệnh viêm gan A, viêm gan B; vaccine phòng bệnh sởi – quai bị – rubella; vaccine phòng bệnh thủy đậu.

Biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng

Theo các chuyên gia y tế, việc tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ cho một cá nhân cụ thể, mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả cộng đồng. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho người tiêm và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh, tránh t.ử v.ong hay mắc di chứng do bệnh dịch gây ra.

Nhờ có vaccine mà hàng năm, khoảng 2,5 triệu t.rẻ e.m trên thế giới đã được cứu sống, thoát khỏi nguy cơ t.ử v.ong do bệnh truyền nhiễm. Hiện đã có vaccine phòng bệnh cho 30 bệnh truyền nhiễm và khoảng 190 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa chương trình tiêm chủng phổ cập tới toàn người dân.

Những con số này cho thấy lợi ích của vaccine đối với toàn xã hội.

Cũng theo WHO, vaccine có thể giúp hàng ngàn người tránh bị tật nguyền, cứu sống hàng triệu sinh mạng trên thế giới, tiết kiệm hàng tỷ USD chi phí điều trị y tế mỗi năm.

Khi người dân được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh, hạn chế ốm đau, giảm thiểu chi phí khám và chữa bệnh trong suốt thời gian dài.

Ông Đoàn Hữu Thiển, Viện trưởng Viện Kiểm định quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế cho biết, nhờ có vaccine, mà Việt Nam đã khống chế được nhiều bệnh dịch nguy hiểm như lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, bại liệt, viêm não nhật bản B…

Tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do các bệnh này ở nước ta đã giảm từ hàng trăm tới hàng ngàn lần so với trước khi có Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Tiêm chủng vaccine giúp t.rẻ e.m phát triển khỏe mạnh, hạn chế ốm đau, giảm chi phí khám và chữa bệnh tật trong suốt thời gian dài trong đời vì đã được tiêm vaccine; giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ mắc bệnh; giảm tình trạng tàn phế, di chứng hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình.

Với vaccine cúm, việc tiêm phòng cúm cho thấy hiệu quả cao ở người lớn. Ước tính, với 1,8 tỷ liều vaccine cúm đã sử dụng, thế giới đã ngăn ngừa được 37 triệu trường hợp nhiễm cúm, 476.000 trường hợp nhập viện và 67.000 trường hợp t.ử v.ong.

Ở người lớn khỏe mạnh từ 18 đến 60 t.uổi, vaccine cúm giúp giảm đến 74% triệu chứng cảm lạnh, giảm biến chứng cúm (viêm phế quản, viêm phổi) đến 40%.

Ở người lớn t.uổi (trên 60 t.uổi), nhóm sử dụng vaccine cúm có tỷ lệ giảm tương đối bệnh giống cúm và cúm phải nhập viện tương ứng là 56% và 69%.

Với phụ nữ có thai, vaccine cúm giúp giảm 63% trường hợp nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh, giảm 36% trường hợp bệnh hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh và người mẹ.

Ở người có bệnh lý nền mạn tính, vaccine cúm làm giảm tần suất bệnh lý hô hấp cấp liên quan đến cúm ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tới 76,3%; giảm 70% biến cố tim mạch trên bệnh nhân có bệnh mạch vành cấp;

Giảm 50% tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường nhập viện và t.ử v.ong; giảm 55% nguy cơ nhồi m.áu não khi tiêm ngừa vaccine cúm ở năm đầu tiên so với năm trước không tiêm…

Xót xa bé 4 t.uổi bị chó Pitbull lên cơn dại tấn công

B.é g.ái 4 t.uổi ở Hà Nội bị chó Pitbull nhà hàng xóm tấn công phải nhập viện cấp cứu. Con chó sau đó đã bị người dân đ.ánh c.hết và được xét nghiệm cho kết quả mắc bệnh dại.

Chiều 11/12, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhi 4 t.uổi ở Mê Linh (Hà Nội) bị chó dại tấn công. Cháu bé vào nhập viện trong tình trạng nhiều vết cắn trên mặt và chân, c.hảy m.áu nhiều.

Bệnh nhi được chuyển đến Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống để các bác sĩ lọc rửa và khâu tạo hình thẩm mỹ. Sau phẫu thuật, bé đã được chuyển xuống Phòng tiêm chủng vaccine của bệnh viện để tiêm phòng dại và tiêm phòng uốn ván.

xot xa be 4 tuoi bi cho pitbull len con dai tan cong a4c 7045677
Cháu bé được tiêm phòng vaccine dại và uốn ván ngay sau phẫu thuật.

Theo người nhà bệnh nhi, cháu bé đang chơi với bạn ở ngõ, bất ngờ cả hai bị chó Pitbull lao vào cắn và lôi đi. May mắn có hàng xóm nhìn thấy và hô hoán người dân tìm cách “giải cứu” cho các cháu.

Hai bé bị c.hảy m.áu nhiều ở vùng mặt, chân và được đưa đi sơ cứu ngay gần nhà. Còn con chó Pitbull đã bị người dân đ.ánh c.hết và được tiến hành xét nghiệm. Kết quả cho thấy, chó Pitbull đã mắc bệnh dại.

“Sau khi người dân bị chó cắn nên rửa vết thương bằng xà phòng, không được nặn bóp vết thương và rửa dưới vòi nước sạch vài phút. Sau đó, vệ sinh bằng các chất sát khuẩn như cồn, hoặc cồn i – ốt. Tốt nhất người bị chó cắn nên đến cơ sở y tế để được sơ cứu, vệ sinh, sát khuẩn lại và tư vấn tiêm phòng dại. Đặc biệt là tiêm phòng dại càng sớm càng tốt”, BS Trần Quang Đại, Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *