Hãng sản xuất vắc xin Covid-19 của AstraZeneca vừa công bố nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc triệu chứng m.áu đông giảm xuống rất thấp sau liều tiêm thứ 2.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc chứng m.áu đông chỉ là 2,3 trên 1 triệu người sau khi tiêm liều AstraZeneca thứ 2. Ảnh REUTERS
Nghiên cứu được đăng trên chuyên san y khoa The Lancet cho thấy tỷ lệ người bị mắc Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối (TTS) sau mũi tiêm vắc xin AstraZeneca đầu tiên là 8,1 trên 1 triệu người. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 2,3 trên 1 triệu người sau liều tiêm thứ 2.
Theo Reuters ngày 28.7, nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu tiêm chủng toàn cầu. Các trường hợp bị mắc triệu chứng được tính đến đến ngày 30.4 và xảy ra trong 14 ngày sau khi tiêm mũi 1 hoặc 2.
Nghiên cứu cho thấy tiêm trộn vắc xin Covid-19 AstraZeneca-Pfizer giúp tăng kháng thể
Cơ quan quản lý dược phẩm của EU hồi tháng 5 khuyến cáo không tiêm mũi thứ 2 bằng vắc xin AstraZeneca cho người bị mắc TTS sau mũi đầu tiên. Đã có những lo ngại đặt ra về sự liên quan tiềm tàng giữa vắc xin và TTS nhưng giới chức y tế cho rằng lợi ích của việc tiêm vắc xin vẫn lớn hơn nguy cơ.
Điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ dựa vào dữ liệu từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế và người đã tiêm vắc xin, do đó có thể dẫn đến tình trạng còn những ca mắc TTS nhưng không được báo cáo. Nghiên cứu cũng nêu rằng sự chú ý của truyền thông về vấn đề này có thể dẫn đến phân loại sai các trường hợp.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia và Viện Earlham (Anh) vừa đăng bài viết cảnh báo việc nới lỏng quy định phòng dịch sớm sẽ làm gia tăng lây nhiễm, qua đó giúp virus tiến hóa dẫn đến hình thành các chủng virus mới có khả năng kháng vắc xin.
Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến chủng mới vẫn ở mức cao do tỷ lệ tiêm chủng toản cầu là bất cân xứng, với chỉ 14% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ ngừa Covid-19.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những biến chủng mới có thể hình thành với khả năng lây nhiễm cao hơn trong t.rẻ e.m – nhóm đối tượng chưa được tiêm vắc xin.
Trước đó, hơn 100 chuyên gia y tế tại Anh đã cùng ký tên vào bức thư kêu gọi chính phủ không nới lỏng lệnh phong tỏa vì hành động này nếu diễn ra đột ngột sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện biến chủng Covid-19 mới kháng vắc xin.
Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng toàn thành phố
Từ 27.7, toàn bộ các phường, xã trên địa bàn Hà Nội bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất lịch sử cho hơn 5 triệu dân, bao gồm 3 loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pzifer và Moderna.
Hà Nội đặt mục tiêu tới tháng 3.2022 sẽ tiêm đủ cho 70% người dân thành phố, tương ứng 5 – 6 triệu người. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Tính đến 28.7, Hà Nội đã tiêm chủng được gần 270.000 mũi vắc xin phòng Covid-19, bao gồm cả 3 loại vắc xin Moderna, Pfizer và AstraZeneca.
Theo kế hoạch tiêm chủng đã được duyệt, mục tiêu cao nhất là tiêm từ 100.000 – 200.000 mũi/ngày. Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, thành phố đã khởi động 1.000 – 1.200 dây chuyền tiêm tại các trung tâm y tế và trạm y tế xã, phường để tiêm chủng cho các trường hợp không có yếu tố nguy cơ, không có t.iền sử dị ứng, phản vệ, những trường hợp trong t.uổi trưởng thành.
Đối với những trường hợp có t.iền sử phản vệ, có bệnh lý nền, người cao t.uổi thì sẽ tiêm ở các bệnh viện, nơi có đủ trang thiết bị phòng hộ để sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp có sốc phản vệ sau tiêm.
Người Hà Nội bắt đầu cầm “phiếu đi chợ” mua sắm để tránh Covid-19
Với nguồn vắc xin về trong đợt tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ triển khai tiêm chủng đạt được mục tiêu đề ra, hướng tới tháng 3.2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Hà Nội, tương ứng từ 5 – 6 triệu người.
Để tránh xảy ra ùn tắc khi tiêm, UBND TP.Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị các bệnh viện tổ chức phân luồng, thông báo người dân chủ động đăng ký trước khi đến khám, xét nghiệm để bố trí các khu vực đón tiếp, lấy mẫu xét nghiệm, khám bệnh và trả kết quả phù hợp với quy định chống dịch. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Người dân được khám sàng lọc trước khi vào tiêm. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Điểm tiêm vắc xin nằm trong Trường tiểu học Nguyễn Du (11 – 13 Hàng Tre) của Trung tâm Y tế Q.Hoàn Kiếm sáng 27.7 đã có 100 người dân của P.Lý Thái Tổ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 sau khi đã đăng ký trước đó ở khu dân phố. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Vắc xin AstraZeneca và Moderna được chỉ định tiêm mũi 1 cho người chưa tiêm và tiêm mũi 2 cùng chủng loại (không tiêm lẫn). ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer có thể sử dụng để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca từ 8 – 12 tuần nếu người được tiêm đồng ý và tiêm mũi 1 cho những người chưa được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Người dân các phường Hàng Trống, Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Hàng Bông (Q.Hoàn Kiếm) đã tập trung tại Trường mầm non 20-10 trên phố Thợ Nhuộm để chờ tiêm vắc xin Covid-19 sáng nay, 28.7. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Khoảng 800 người trên địa bàn Q.Hoàn Kiếm được tiêm trong đợt này. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Lực lượng tuyến đầu, người lớn t.uổi… nằm trong 10 đối tượng được Hà Nội ưu tiên tiêm trước (ảnh chụp tại P.Hàng Tre ngày 27.7). ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Dự kiến Hà Nội sẽ tiêm từ nay đến tháng 3.2022 cho hơn 5,1 triệu người dân thành phố. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT