Nhiều bệnh viện quận, huyện ở TP.HCM bắt đầu tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 đợt 5

Chiều 20-7, nhiều bệnh viện quận huyện trong TP đã bắt đầu tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 cho những người trên 65 t.uổi, người mắc bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường.

nhieu benh vien quan huyen o tphcm bat dau tiem ngua vac xin phong covid 19 dot 5 4e2 5902786

Người dân được tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 trong đợt 4 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều lãnh đạo bệnh viện quận huyện cho biết họ đã bắt đầu triển khai tiêm cho những đối tượng kể trên trong chiều 20-7.

Ông Đinh Thanh Hưng, giám đốc Bệnh viện Quận Tân Phú, cho biết bệnh viện đã nhận danh sách tiêm cho 24 trường hợp trong chiều nay, nhưng bệnh viện chỉ tiêm được cho 12 trường hợp vì có những trường hợp không đến, một số trường hợp khác bị cao huyết áp nên chưa tiêm được… Ngày mai 21-7, bệnh viện vẫn tiếp tục tiêm ngừa cho những đối tượng này.

Một lãnh đạo Bệnh viện Quận Bình Thạnh cho biết bệnh viện nhận được danh sách 18 trường hợp và cũng đã tiêm ngừa hết cho những trường hợp này.

Theo ông Thanh Hưng, đây là những người lớn t.uổi, có bệnh nền, cần phải theo dõi sát sau khi tiêm nên được đưa vào bệnh viện tiêm để lỡ có vấn đề gì thì sẽ được xử trí, cấp cứu kịp thời.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP về kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đợt 5 tại TP.HCM với hơn 1,1 triệu liều vắc xin.

Theo đó, TP sẽ tiêm cho những người trên 18 t.uổi với đối tượng người mắc các bệnh nền (bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường) đang được điều trị tại bệnh viện và có địa chỉ thường trú tại TP.HCM, người trên 65 t.uổi, người thuộc diện chính sách và có công và đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế, người làm việc trong cơ sở y tế, ngành y tế (công lập, tư nhân), người tham gia phòng chống dịch (thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tổ COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…).

Ngoài ra, còn có lực lượng quân đội, công an của TP.HCM, nhân viên cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài, người làm việc trong các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người lao động đang tham gia hoạt động tại các doanh nghiệp, giáo viên, thân nhân những người làm việc tại các cơ sở y tế, ngành y tế tham gia tuyến đầu chống dịch…

Đối tượng được tiêm vắc xin trong đợt 5 bao gồm cả người được tiêm mũi 1 và người được tiêm nhắc mũi 2 nếu đủ điều kiện.

Vắc xin tiêm trong đợt 5 gồm: vắc xin AstraZeneca (tiêm mũi 1 cho các đối tượng ưu tiên của đợt 5, tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm AstraZeneca mũi 1 từ 8 – 12 tuần); vắc xin Moderna và vắc xin Pfizer.

Thời gian tiêm vắc xin đợt 5 kéo dài 2-3 tuần và có thể kéo dài tùy tình hình thực tế để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời không ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch của TP.

UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức tại mỗi phường, xã, thị trấn ít nhất 2 điểm tiêm tương đương với hai bàn tiêm. Như vậy, trong TP tối thiểu sẽ có 624 điểm tiêm của 312 phường xã, thị trấn trên toàn TP.

Trong hai tuần đầu, tất cả các điểm tiêm trong cộng đồng tổ chức tiêm cho các đối tượng được phân công. Mỗi điểm thực hiện tiêm cho tối đa 120 người/10 giờ làm việc/ngày.

Những tuần tiếp theo tùy theo tình hình thực tế số lượng đã tiêm của phường, xã, thị trấn, các địa phương chủ động bố trí lại điểm tiêm, đội tiêm cho những nơi còn đối tượng tiêm, đồng thời sắp xếp lịch tiêm mũi 2 cho những người tiêm mũi 1 vắc xin Moderna hoặc Pfizer đủ 4 tuần.

Song song đó, các bệnh viện đa khoa tổ chức tiêm cho đối tượng cần tiêm trong bệnh viện.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy trong quá trình điều trị, trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

tre bi tay chan mieng nen an gi va kieng gi 4b2 5699806

1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do coxsackievirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: các vết loét trong miệng và các vết phát ban ở bàn tay và bàn chân.

Bệnh tay chân miệng tuy không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan. Bệnh thường bùng thành dịch tại trường học, bệnh viện và các trung tâm chăm sóc y tế.

Thông thường, tay chân miệng là bệnh nhẹ và trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc đúng cách, bệnh rất dễ trở nặng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh.

tre bi tay chan mieng nen an gi va kieng gi d8e 5699806

Bệnh tay chân miệng tuy không nghiêm trọng nhưng lại rất dễ lây lan. (Nguồn: Internet)

Theo CDC, bệnh tay chân miệng lây qua các con đường sau: (1)

– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.

– Lây qua giọt b.ắn có chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

– Tiếp xúc với bề mặt và đồ vật bị nhiễm virus.

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho con, bạn cần:

– Cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh và liên tục.

– Tránh tiếp xúc gần với những trẻ bị bệnh tay chân miệng.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các bề mặt bé hay tiếp xúc.

– Cần lưu ý khi xử lý chất thải của bé, khử khuẩn, dùng khẩu trang và găng tay để tránh truyền nhiễm dịch bệnh

– Khi bé có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đưa bé đi khám hoặc thông báo với cơ sở y tế gần nhất.

Vậy khi bé bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.

2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Theo Medicinet, tổng thời gian bị bệnh tay chân miệng kéo dài từ 5 -> 7 ngày (2). Sau 1->3 ngày từ khi virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên của bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Các triệu chứng bệnh ban đầu bao gồm: Sốt, mệt mỏi, đau họng, chán ăn.

Từ 1->2 ngày tiếp theo, xuất hiện các vết loét trong miệng gây đau đớn. Ở giai đoạn cuối sẽ thấy xuất hiện các nốt nhỏ, đỏ, mềm, t.iền triển thành mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ. Những vết đỏ này ít xuất hiện hơn ở trên cánh tay và chân, cũng như vùng mông và bộ phận s.inh d.ục.

tre bi tay chan mieng nen an gi va kieng gi 47f 5699806

Theo Medicinet, tổng thời gian bị bệnh tay chân miệng kéo dài từ 5 -> 7 ngày (Nguồn: Internet)

3. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Bệnh chân tay miệng gây ra các nốt đỏ trong miệng, cổ họng và lưỡi khiến bé gặp nhiều khó chịu khi ăn uống. Theo Mayoclinic (3), để giúp bé giảm đau do mụn nước và ăn uống dễ chịu hơn, bạn hãy thử các mẹo sau:

Cho bé ngậm đá hoặc đá bào, hoặc ăn kem. Theo các chuyên gia y tế, cảm giác mát lạnh từ kem hoặc đá bào có thể giúp bé giảm đau tạm thời và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn chỉ nên cho bé ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh cho bé ăn các loại kem cacao hoặc socola vì sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

– Uống đồ uống lạnh như sữa hoặc nước đá

– Cho bé ăn thức mềm, không cần phải nhai nhiều. Sử dụng các loại đồ ăn này giúp bé không phải nhai nhiều, làm giảm tình trạng đau khi phải nhai thức ăn trong miệng. Bạn có thể cho bé ăn súp gà hạt sen, cháo tôm rau ngót, cháo sườn bí đỏ, cháo đậu xanh,…

– Súc miệng bằng nước ấm sau bữa ăn

– Nếu bé có thể súc miệng mà không nuốt phải nước súc thì bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu vết thương. Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần hoặc thường xuyên khi cần thiết để giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm loét miệng do bệnh tay chân miệng gây ra.

4. Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng những gì?

4.1. Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng ăn những loại thức ăn sau:

– Kiêng ăn thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit, như cây họ cam quýt, soda, nước ép trái cây.

– Tránh thức ăn mặn, cay hoặc nóng.

4.2 Không dùng chung các vật dụng, đồ chơi, đồ ăn của trẻ bị tay chân miệng

Trong quá trình điều trị bệnh, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng đưa đồ chơi, núm vú cao su hoặc các vật lạ vào miệng. Hành động này của bé có thể làm bệnh tình thêm trầm trọng, đồng thời tăng nguy cơ làm lây lan bệnh sang những người xung quanh.

Ngoài ra, bát, đũa, thìa, chăn, gối,… của trẻ bị tay chân miệng cũng cần thường xuyên được làm sạch và không nên sử dụng chung với những người khác.

4.3. Không kiêng nước

Trả lời cho câu hỏi: “Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì?”, nhiều người truyền tai nhau là nên kiêng nước. Tuy nhiên, kiêng nước là một sai lầm phổ biến và khá nguy hiểm trong chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Việc kiêng nước có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng các tổn thương trên da, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim mạch và hệ thần kinh.

Vì vậy, trẻ bị tay chân miệng không nên kiêng nước, kiêng tắm. Khi làm sạch cơ thể cho trẻ, cha mẹ chỉ cần chú ý nhẹ tay, không chà sát mạnh hoặc làm tổn thương các nốt mụn nước trên da. Ngoài ra, cơ thể trẻ cũng cần được giữ khô ráo, mặc quần áo không quá nóng hoặc quá lạnh.

4.4. Kiêng tiếp xúc với nhiều người (Cách ly)

Tay chân miệng là bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh thông qua các hoạt động giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tiếp xúc với nhiều người, cách ly tới khi được điều trị khỏi hoàn toàn nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh và bùng phát thành dịch.

Ngoài ra, việc cách li trẻ bị tay chân miệng trong thời gian điều trị cũng là giúp trẻ có không gian để nghỉ ngơi và hồi phục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *