Để nhanh chóng sở hữu nụ cười tỏa sáng, “nâng tầm” nhan sắc, nhiều người có nhu cầu tìm mua các sản phẩm hay dụng cụ tẩy trắng răng tại nhà.
Tuy có giá thành rẻ, sử dụng tiện lợi nhưng việc lạm dụng tẩy trắng răng tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
Bài Viết Liên Quan
- Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm
- Bổ sung 9 loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống để bảo vệ da khỏi bị cháy nắng
- Tự giảm đau khớp, đau cơ, nên chườm nóng hay lạnh?
Men răng và tình trạng răng sẽ xấu đi khi chúng ta lạm dụng các phương pháp tẩy trắng tại nhà.
Mòn răng vì chất tẩy trắng răng “siêu rẻ”
Lâu nay mất tự tin với hàm răng ám khói t.huốc l.á, anh Đỗ Việt (27 t.uổi, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Hút t.huốc l.á khiến răng tôi xỉn đen, ố vàng nên tôi rất “ngại” giao tiếp chỗ đông người, nhất là tại các bữa tiệc cuối năm ở công ty. Dù tôi đã thử nhiều cách như mua kem đ.ánh răng dành cho người hút t.huốc l.á, dùng bàn chải máy đ.ánh răng, tăm nước… nhưng tình trạng vẫn khó cải thiện. Gần đây, tôi có mua bộ dụng cụ tẩy trắng răng trên “chợ online” giá chỉ hơn 600.000 đồng/bộ bao gồm máng đeo, dung dịch đựng trong ống và hướng dẫn sử dụng đeo máng chấm thuốc ngay tại nhà khá đơn giản”.
Sau vài lần sử dụng, tình trạng răng tuy có cải thiện chút ít nhưng anh Việt thấy nướu và lợi có dấu hiệu sưng đỏ. Mỗi lần chấm thuốc, anh đều bị xót, nhức chân răng… Kiểm tra lại ống đựng dung dịch toàn chữ nước ngoài cũng không thấy cảnh báo tác dụng phụ, lúc này anh mới lo lắng đến nha khoa chữa trị viêm loét lợi.
Cũng với hy vọng có nụ cười xinh trước dịp Noel, em Nguyễn Ly (19 t.uổi, sinh viên Trường Đại học Thương mại) mua bột tẩy trắng răng với giá chưa tới 100.000 đồng tại một cửa hàng bán mỹ phẩm gần trường. Dù hộp bột tẩy trắng được đóng gói sơ sài, không in đầy đủ nơi sản xuất hay nguồn gốc xuất xứ trên nhãn mác, Ly vẫn tin vào lời quảng cáo của người bán và dùng bột chà trắng này thay cho kem đ.ánh răng hằng ngày như hướng dẫn.
Ngay lần đầu sử dụng, Ly đã nhận thấy hàm răng của mình có trắng hơn. Tuy nhiên nếu dừng sử dụng sản phẩm, răng không còn trắng sáng. Chưa đầy ba tuần sử dụng bột tẩy trắng răng đều đặn, hàm răng của Ly tê buốt không thể ăn uống được. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán răng của Ly có dấu hiệu bị bào mòn do hóa chất độc hại có trong loại bột tẩy trắng “không tên” kia.
Nhiều tác hại khôn lường
Trên thị trường hiện tràn ngập các loại thuốc tẩy trắng răng, từ hàng ngoại nhập, hàng xách tay trôi nổi lẫn hàng sản xuất trong nước với nhiều mức giá khác nhau.
Thuốc tẩy trắng răng nếu dùng không đúng có thể gây ra một số biến chứng như nhạy cảm răng tạm thời, nứt, vỡ răng, viêm tủy răng và đáng sợ nhất là tiêu chân răng. Do vậy, việc chỉ định tẩy trắng răng ở nồng độ nào, sử dụng bao lâu phải được cân nhắc cẩn thận và tùy thuộc vào tình trạng màu răng của mỗi người do các nha sĩ có trình độ chuyên môn hướng dẫn. Trong khi đó, nhiều người do mong muốn răng trắng sáng một cách nhanh chóng nên thường tự ý tăng liều lượng của thuốc tẩy trắng răng khi dùng tại nhà.
Giải thích về những trường hợp mòn răng, hỏng nướu vì lạm dụng các sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà, ThS.BS Đậu Thị Kiều Trang, khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện 19-8 cho biết, trong thành phần bột tẩy trắng răng có tính axit nhẹ, do đó khi dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến men răng, gây ê buốt, khó chịu.
Những trường hợp gặp tác dụng phụ do tự ý tẩy trắng răng tại nhà không phải hiếm gặp. Trong quá trình thăm khám và điều trị, ThS.BS Đậu Thị Kiều Trang từng gặp không ít bệnh nhân tổn thương, thậm chí bỏng nướu do lạm dụng bột tẩy trắng răng tại nhà. Người bệnh đến khám trong tình trạng lợi bị lợt trắng, đau đớn kéo dài hơn 3 ngày không dứt. Quá trình thăm khám, bệnh nhân cho biết trước đó đã tự ý dùng bột tẩy trắng mua trên mạng.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, việc tự ý mua và sử dụng các loại bột hay các sản phẩm tẩy trắng răng sẽ có rất nhiều hạn chế. Nếu mua phải loại bột tẩy trắng kém chất lượng hoặc không được hướng dẫn sử dụng đúng cách, cộng thêm việc lạm dụng những sản phẩm này có thể làm men răng yếu đi, thậm chí ố vàng. Hơn thế, trong quá trình sử dụng, bột tẩy trắng có thể vô tình dính vào phần mô mềm trong miệng như lưỡi, má, nướu có thể gây ra viêm loét, bỏng, nướu răng bị sưng, n.hiễm t.rùng, đau nhức. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến hoại tử, gây tổn thương đến cấu trúc răng miệng nghiêm trọng.
Không những thế, không phải ai cũng có thể tẩy trắng răng. Những trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, hở chân răng, sâu răng… cần được điều trị dứt điểm trước khi tẩy trắng răng. Ngoài ra, những bệnh nhân bị mòn cổ răng, răng bị rạn do ăn nóng, uống lạnh thường xuyên hay răng bị thiểu sản men không nên tẩy trắng răng vì rất dễ bị viêm tủy. Việc tẩy trắng răng cũng chống chỉ định với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ v.ị t.hành n.iên.
Nguy cơ sâu răng sớm ở t.rẻ e.m: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành.
Nguyên nhân t.rẻ e.m bị sâu răng
Theo các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Bạch Mai), sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
Các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường có pH
Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus Mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… cũng gây sâu răng.
Sâu răng hiện nay là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở t.rẻ e.m (Ảnh: TL)
Bên cạnh đó, một số yếu tố có nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng ở t.rẻ e.m như:
– Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn nên dễ bị sâu răng.
– Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng.
Ngoài ra, một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng ở trẻ.
– Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
– Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
– Chế độ ăn nhiều đường: Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
– Vệ sinh răng miệng: Đóng vai trò quan trọng nhất, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động của các yếu tố gây sâu răng khác.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ nha khoa, một số dấu hiệu nhận biết sâu răng sớm ở trẻ có thể kể đến như: Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng (có thể quan sát khi răng ướt hoặc khi thổi khô răng), bề mặt men răng còn nguyên vẹn.
– X quang: Không có dấu hiệu đặc trưng trên X quang. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc X quang.
– Triệu chứng cơ năng có thể có hoặc không có triệu chứng cơ năng.
– Nếu có thì biểu hiện: Ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt… Khi hết kích thích thì răng hết ê buốt.
– Tổn thương mất mô cứng của răng có thể rất nhỏ, chỉ xác định được khi thăm khám với dụng cụ chuyên biệt của các bác sĩ nha khoa hoặc biểu hiện rõ hình ảnh lỗ sâu với các đặc điểm sau:
– Vị trí: Mặt nhai các răng hàm sữa, mặt gần – xa, mặt ngoài và mặt trong các răng.
– Độ sâu: Có thể chỉ tổn thương lớp men răng hoặc tổn thương đến lớp ngà răng.
– Đáy lỗ sâu: Có thể mềm có nhiều ngà mủn hoặc đáy cứng.có thể có màu vàng nâu hoặc màu đen tùy vào giai đoạn tiến triển của sâu răng
– X quang: Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
Cách điều trị sâu răng ở trẻ
Để điều trị sâu răng ở t.rẻ e.m, theo các chuyên gia nha khoa cho biết, nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành.
Để điều trị sâu răng ở t.rẻ e.m, nhất là các trường hợp tổn thương sâu răng sớm cần tăng cường tái khoáng. Nên cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.
– Liệu pháp Fluor là dùng loại chất này có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
– Bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
– Bệnh nhân ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các khoáng chất để tái khoáng.
– Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.
Ngoài ra, các tổn thương sâu răng sớm nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
Các trường hợp đã hình thành lỗ sâu nếu hàn phục hồi tốt đúng quy trình thì hoàn toàn có thể phục hồi được mô cứng của răng ngăn ngừa được các biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng.