Khò họng bằng nước muối nóng đậm, uống nhiều nước chanh, gừng, bổ sung vitamin C quá nhiều… là những sai lầm thường gặp đối với F0 tự chăm sóc tại nhà.
Bác sĩ Phạm Văn Thọ, chuyên khoa Tai Mũi Họng, tại Hà Nội, cho biết: “Qua ba tuần tư vấn hỗ trợ cho 1.000 F0 theo dõi tại nhà, tôi nhận thấy có nhiều người đang hiểu sai và áp dụng phương pháp trị Covid-19 chưa khoa học”. Ông dẫn một số trường hợp điển hình dưới đây:
Khò họng bằng nước muối nóng đậm đặc
Nhiều người cho rằng nhiệt độ càng cao và nồng độ nước muối càng đặc sẽ có tác dụng t.iêu d.iệt virus, song điều này hoàn toàn sai lầm.
“Việc dùng nước quá nóng quá sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lớp niêm mạc họng, miệng. Nước muối mặn sẽ hút nước tế bào niêm mạc, làm teo và c.hết tế bào niêm mạc. Cả hai điều này gộp lại, khiến chúng ta bị đau rát họng và khó chịu. Khi lớp màng này tổn hại, hàng rào miễn dịch bảo vệ đầu tiên của cơ thể bị tổn thương. Khi ấy vi khuẩn, virus sẽ càng tấn công người bệnh”, bác sĩ Thọ lý giải.
Bác sĩ Thọ khuyên người bệnh nên ăn chín, uống sôi ở nhiệt độ tầm 30-35 độ C là hợp lý. Ở điều kiện này, không gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, giúp cho hàng rào bảo vệ vững chắc nhất.
Không nên dùng nước muối ưu trương (dung dịch nước muối được pha với nồng độ muối cao) hàng ngày để súc họng. Nên pha nước muối sinh lý để dùng. Cách pha như sau: hai thìa cà phê muối tinh (mỗi thìa 5 g), cho vào một lít nước đun sôi, để nguội và khuấy đều, ta được nước muối 1% (khoảng với 0,9%). Súc họng, khò họng ngày hai lần, sáng ngủ dậy và tối trước khi lên giường.
Dùng nước muối quá mặn và quá nóng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lớp niêm mạc họng, miệng. Ảnh: Shutterstock
Uống nhiều nước chanh, gừng mỗi ngày
Lời khuyên này không hoàn toàn sai, vì đây là cách bổ sung vitamin C tự nhiên hữu ích. Tuy nhiên, điều này không có tác dụng lớn vào việc phòng chống virus. Mỗi ngày chúng ta uống một cốc nước chanh nhỏ cũng là nhiều, thế nhưng có những người uống 4-5 cốc pha thêm gừng. Do đó sau khi uống có cảm giác cồn cào ruột gan, bụng chướng, viêm dạ dày cấp.
Theo bác sĩ Thọ, người bệnh không nên uống quá nhiều nước chanh, gừng. Vài ngày uống một cốc nước chanh nhỏ, không dùng gừng và nên uống cách giờ uống thuốc ít nhất 2-3 tiếng để tránh môi trường axit phá hỏng tác dụng của thuốc.
Cùng quan điểm, bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, chia sẻ: Chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin khác như B1, riboflavin… Tuy nhiên vị chua từ chanh gây ảnh hưởng đến người có bệnh lý dạ dày do tăng lượng axit.
“Việc uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến người mệt mỏi”, bác sĩ Ngân nói.
Gừng tươi dùng chữa cảm, bụng đầy trướng, tiêu chảy, ho có đờm. Tính cay nóng của gừng (nếu dùng quá nhiều) cũng sẽ tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến người dùng bị táo bón, đi cầu cảm giác nóng rát h.ậu m.ôn.
Ngoài ra, nhiều người còn uống hỗn hợp chanh, gừng, kèm sả. Sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt.
“Việc nấu nước sả với đường phèn nếu sử dụng lượng nhiều sẽ tăng cảm giác khát nước, nguy cơ tăng đường huyết ở những người có bệnh lý về rối loạn đường huyết”, bác sĩ Ngân lưu ý.
Uống quá nhiều nước chanh gừng sả mỗi ngày sẽ làm nóng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Ảnh. Sherry
Bổ sung vitamin C dạng uống quá liều mỗi ngày
Nhiều người đang bổ sung vitamin C chế phẩm uống quá liều. Với thể trạng người Việt Nam, nếu bổ sung lượng 1g/ngày là quá nhiều dẫn đến tiêu chảy, khi đó sẽ dễ nhầm lẫn là triệu chứng do Covid-19 gây ra.
Theo bác sĩ Thọ, người bệnh không nên kỳ vọng quá nhiều vào vitamin C. Hệ miễn dịch là một bộ tinh vi, cần nhiều yếu tố để hoạt động trơn tru. Về mặt dinh dưỡng cần đa dạng vitamin A, B, C, D, E… và các khoáng chất Fe, Cu, Zn, Ca… Về mặt nội tiết, hormone tuyến ức, hormone tuyến thượng thận, tuyến giáp… đóng vai trò tiên quyết.
“Vì vậy, muốn hệ miễn dịch hoạt động tốt, mọi thứ phải được bổ sung khoa học, đầy đủ, cân bằng. Bổ sung không đúng làm hại các bộ phận tiếp nhận như dạ dày, ruột; các bộ phận xử lý gan mật, tụy; bộ phận đào thải thận, da. Hậu quả là tổn thương toàn bộ cơ thể”, bác sĩ Thọ phân tích.
Phơi nắng buổi trưa
Nhiều F0 thực hiện theo lời khuyên trên mạng xã hội, tắm nắng 15-20 phút vào lúc 10-11h mỗi ngày. Theo bác sĩ, lời khuyên này không rõ để giúp diệt virus hay bổ sung vitamin D3 nhưng nhìn chung không hợp lý. Vì với người bệnh Covid-19 có triệu chứng cảm sốt, thể trạng yếu hơn bình thường (đang phải chống chọi với virus), lại đứng dưới nắng sẽ càng khiến cơ thể mệt mỏi, say nắng.
Xông tinh dầu nhiều lần trong ngày
Theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân, trong những ngày thành phố chuyển mùa mưa, xông phòng bằng các loại tinh dầu sẽ đem lại cảm giác dễ chịu, giúp giảm hơi ẩm thấp của môi trường tác động lên cơ thể và không gian xung quanh. Các loại tinh dầu có tác dụng thư giãn, bớt căng thẳng trong những ngày đối phó với dịch. Song xông trực tiếp tinh dầu từ hai lần trở lên trong ngày cộng với luồng khí trực tiếp từ máy xông sẽ khiến niêm mạc đường hô hấp trở nên nhạy cảm, tạo cảm giác khô rát hoặc tăng tiết dịch nhầy nhiều sau khi xông.
“Vì vậy, không nên xông để diệt virus nhiều lần trong ngày, khiến da và niêm mạc trở nên nhạy cảm”, bác sĩ Ngân nhấn mạnh
Tẩm dầu gió xanh, dầu tràm, dầu khuynh diệp lên khẩu trang cũng không có tác dụng ngừa virus. Các thành phần trong dầu như: Menthol 5% (tinh chất bạc hà), Methyl Salicylate 6%, Eucalyptus Oil 56% (dầu khuynh diệp) tạo cảm giác tươi mát, tuy nhiên không có nghiên cứu chứng minh tác dụng bất hoạt virus.
Phản đối chuyện giảm cân cực đoan bằng cách ăn quá ít, tập quá nhiều, HLV “bật mí” nguyên tắc đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi giảm cân
HLV Mai Chi mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận được từ các học viên trong thời gian qua. Điều đáng nói, những học viên này đều có PT đi kèm…
HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận thấy trong thời gian qua. Đáng nói, những học viên này đều không tự ý giảm cân theo những tin đồn truyền miệng, qua mạng, qua sách báo thiếu kiểm chứng mà đều có PT riêng hướng dẫn.
HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội
Đi tập 7 ngày/tuần, ăn 400 calories/ngày, bonus thêm thuốc cấm
Đây là trường hợp đầu tiên, tạm gọi là bạn A, được HLV Mai Chi đ.ánh giá là nghiêm trọng nhất. Bạn A, nữ, 22 t.uổi, cao 1m60, cách đây gần 3 tháng là 85kg. Ở thời điểm học viên này nhắn tin cho Mai Chi thì giảm xuống còn 70kg. “Chế độ ăn của bạn A cực kỳ ít calo, ước tính chỉ khoảng 400 calo, xoay quanh các loại thịt nạc, whey và rau, hoàn toàn không ăn gia vị. Ngoài ra, bạn này còn tập trọn vẹn 7 ngày trong tuần, mỗi ngày tập 2 lần”, HLV Mai Chi chia sẻ.
Theo tính toán của vị huấn luyện viên này, mức calo cần cho một người có chỉ số như trên phải từ 1800-2000 calo. Để giảm mỡ được hiệu quả và lành mạnh, bạn chỉ cần giảm xuống ăn còn 1300-1500 calo mỗi ngày. Riêng về tập luyện, bạn A cũng chỉ cần bắt đầu tập 4-5 buổi một tuần thôi. “Với trường hợp này, bạn A đang ăn quá ít, lại tập luyện quá nhiều. Không ăn gia vị là việc hoàn toàn không cần thiết. Chưa kể, bạn này còn được PT cho riêng một loại thuốc. Khi nhìn hình ảnh, mình xác nhận đó là clenbuterol”.
Theo HLV Mai Chi, đây là một loại thuốc bị cấm trong hành trình giảm mỡ, giảm cân. Trích nguyên văn từ trang web chính phủ: “Thuốc được sử dụng như một chất giãn phế quản trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ. Nếu tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của thầy thuốc thì sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân.” ngoài ra: “Còn trong ngành thú y, tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Salbutamol và Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi”.
Do tác dụng đi kèm của clenbuterol lên người là tăng cường trao đổi chất và khả năng sử dụng chất béo của cơ thể, nên một số vận động viên và huấn luyện viên sử dụng chúng để làm quá trình giảm mỡ diễn ra nhanh chóng hơn bất chấp các nguy cơ đi kèm. Rõ ràng, không có huấn luyện viên nào có quyền kê thuốc cho học viên sử dụng, chưa kể lọ thuốc được dán nhãn mập mờ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trường hợp 2: Không ăn sau 7 giờ tối, uống nước đường bắp, nước chanh để xua tan cơn đói
Theo HLV Mai Chi, đây là một trường hợp có chế độ ăn và tập luyện cũng tiêu cực không kém, tạm gọi là bạn B. “Bạn này tập 7 ngày trong tuần, mỗi lần tập kéo dài gần 2 tiếng, trong khi đó cũng chỉ ăn 400-500 calo mỗi ngày, gần như không ăn thịt, chỉ uống sữa, nước ép cà rốt, nước pha hạt chia cả ngày. Bản thân bạn B chia sẻ, áp dụng chế độ ăn và tập kia rất mệt mỏi, cơ thể luôn uể oải, không có chút sức sống nào cả. Bạn B tập mỗi set 40-50 reps, và liên tục 4 set như thế cho một bài tập”.
HLV Mai Chi nhận định, thời lượng tập của bạn B đang quá cao so với cơ thể, chưa kể so với lượng calo được nạp. Áp dụng chế độ ăn và tập này, bạn ấy giảm cân cũng rất nhanh nhưng cơ thể không hề săn chắc. Tình trạng này khiến bạn rơi vào stress kéo dài.
Học viên bị đau dạ dày do uống nước chanh.
HLV Mai Chi nhận định, bạn B không cần phải tập quá nhiều và ăn quá ít như vậy. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần ăn ít hơn mức cơ thể tiêu hao, khoảng 500 calo và phải đủ chất như protein, chất béo và tinh bột. Đồng thời, bạn B cũng không cần phải tập 7 buổi một tuần với cường độ quá cao. Thực tế với chế độ tiêu cực trên bạn có giảm cân nhưng giảm cân không lành mạnh, phần lớn là mất nước và mất cơ. Điều này khiến cơ thể không hề săn chắc và thiếu sức sống. Sau này nếu quay trở lại chế độ ăn bình thường, nguy cơ tăng cân trở lại là điều khó tránh.
” Bạn B cũng không ăn gia vị theo khuyến cáo của huấn luyện viên. Điều này thực sự không cần thiết trừ khi bạn ăn quá nhiều gia vị bị tăng huyết áp, hoặc bạn có t.iền sử bệnh tăng huyết áp. Miễn là không ăn quá nhiều gia vị thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe đối với người bình thường “, HLV Mai Chi cho hay.
Chưa kể, bạn B còn được huấn luyện viên khuyến cáo không được ăn sau 7 giờ tối, khi đói thì uống nước pha đường bắp, đồng thời cho uống nước chanh. Học viên này sau đó bị đau dạ dày. Đến ngày kiểm tra cân nặng, huấn luyện viên không cho ăn bất cứ cái gì, bắt vào cân và sau đó đi tập luôn khiến học viên này rất mệt mỏi. “Thực sự chế độ này quá tiêu cực. Dường như bạn huấn luyện viên đang bất chấp mọi cách để ép cân học viên”, HLV Mai Chi nói.
Trường hợp 3: Không ăn tinh bột, chỉ ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc
May mắn cho trường hợp này là mới tập với 1 huấn luyện viên được 1 tuần, đọc được nhiều bài viết của HLV Mai Chi nên đã xin lời tư vấn luôn. Điểm chung của bạn này, tạm gọi là bạn C so với 2 bạn A và B là chế độ ăn quá ít calo.
Trong khi mức calo bạn C cần mỗi ngày rơi vào 1800-1900 calo thì huấn luyện viên cũng chỉ cho ăn 400-500 calo. Các bữa ăn đều cắt giảm hoàn toàn gia vị, chỉ cho ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc, không cho ăn tinh bột. Mặc dù lịch tập của bạn C là 5 buổi/tuần nhưng với “một người mới bắt đầu tập thôi đã tập 5 buổi/tuần cũng là quá tải, nhất là có chế độ ăn quá ít calo như thế”.
Các bữa ăn đều cắt giảm hoàn toàn gia vị, chỉ cho ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc, không cho ăn tinh bột.
“Kết quả sau khi tập được học viên C thông báo lại như sau: Trước khi tập có thể cầm bịch đá 3kg không thấy nặng nhưng sau khi tập thì vác hẳn khối lượng này lên cũng là điều khiến bạn C cảm thấy vô cùng khó khăn” , HLV Mai Chi chia sẻ.
Cũng giống như 2 trường hợp trên đã nói, HLV Mai Chi không đồng tình với việc tập quá nhiều, ăn quá ít khi giảm cân, mọi thứ cần thay đổi từ từ, cần cho thời gian để cơ thể thích nghi. Đặc biệt, khi áp dụng chế độ ăn và tập luyện nhưng không cảm thấy khỏe mạnh hơn, thậm chí giảm sút, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, điều đó có nghĩa là những gì bạn đang làm đang không đem lại lợi ích gì, con đường giảm cân, giảm mỡ để giữ dáng và khỏe đẹp hơn đang không đi đúng hướng.
Kết lại là…
Sau 3 trường hợp này, HLV Mai Chi muốn dành lời khuyên cho những bạn muốn giảm mỡ, giảm cân lành mạnh như sau:
– Chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường, bạn không bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm mỡ không nhất thiết phải đi kèm việc giảm cân, có nghĩa là bạn có thể vừa giảm mỡ vừa tăng cơ, đồng thời cân nặng không hề thay đổi mà người vẫn sẽ nhỏ gọn hơn, săn chắc hơn, khỏe mạnh hơn. Do đó đừng quá ám ảnh đến chỉ số cân nặng.
Chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường, bạn không bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm mỡ không nhất thiết phải đi kèm việc giảm cân.
– Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thì cần thời gian để thích nghi. Để an toàn nhất, bạn sẽ bắt đầu tập 3-4 buổi/tuần, sau đó tăng cường độ lên từ từ. Chế độ ăn cũng tương tự, không nên cắt giảm ngay quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất cơ, giảm xong rồi cũng khó giữ được lâu dài.
– Nên loại bỏ những sai lầm khi giảm cân, tránh tốn nhiều thời gian vào những việc vô bổ như cắt bỏ hoàn toàn gia vị trong chế độ ăn, không ăn gì sau 7 giờ tối… Quan trọng là tổng calo được nạp vào cơ thể trong một ngày. Nếu ăn dư thừa năng lượng thì ăn buổi sáng hay trưa, bạn vẫn sẽ béo. Ngược lại, nếu bạn đảm bảo tổng lượng calo thâm hụt thì kể cả ăn sau 7 giờ cũng không phải vấn đề, miễn sao đừng ăn quá gần giờ ngủ gây hại tới hệ tiêu hóa (thâm hụt năng lượng là trạng thái năng lượng cơ thể hấp thụ từ thực phẩm, đồ uống ít hơn mức năng lượng cơ thể tiêu hao).