Ô nhiễm không khí: Thủ phạm gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí nói riêng đang thực sự là mối lo ngại toàn cầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề và toàn diện tới sức khỏe con người, đặc biệt các nhà khoa học còn chỉ ra tác động tiêu cực của nó đối với khả năng nhận thức của trẻ.

Bài Viết Liên Quan

an nhieu chat beo nguoi thanh pho de mac soi tui mat dc1148

PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh.

Làm thay đổi cấu trúc não bộ

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh – Khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Đại học Y Dược Huế) cho biết: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo, ô nhiễm gây tổn hại đến chức năng phổi của t.rẻ e.m, ngay cả ở mức phơi nhiễm thấp hơn cũng ảnh hưởng sức khỏe và các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch và phổi.

Cùng với đó, nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với nguy cơ đe dọa bộ não và chức năng nhận thức của t.rẻ e.m.

Theo đó, không khí ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thần kinh của t.rẻ e.m, dẫn đến kết quả kiểm tra nhận thức thấp hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần và vận động của chúng.

Thậm chí, từ lâu các nghiên cứu cũng đã ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh tâm thần và nhận thức chậm trong học tập và phát triển ở t.rẻ e.m sinh sống gần những đoạn đường giao thông tắc nghẽn cao hơn hẳn các khu vực có môi trường sống trong lành.

Dẫn nguồn các bằng chứng khoa học, bác sĩ Tôn Nữ Vân Anh cho biết thêm, t.rẻ e.m hít phải không khí độc hại hay sống trong môi trường ô nhiễm không khí đối mặt với nguy cơ lớn lên bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Những nghiên cứu cho thấy, thanh niên sống ở khu vực ô nhiễm cao có nguy cơ phát triển bệnh ASD cao hơn 86% so với các khu vực khác.

Thanh thiếu niên sống ở thành phố ô nhiễm phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn. Các bằng chứng khoa học cho thấy, ô nhiễm không khí từ khói thải của ô tô có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ của t.rẻ e.m khiến chúng hay lo âu hơn.

Là người nhiều năm nghiên cứu về thần kinh t.rẻ e.m, bà Tôn Nữ Vân Anh cho biết: Ngay thời gian ở trong bào thai và suốt thời thơ ấu, những đ.ứa t.rẻ sống trong môi trường ô nhiễm sẽ ít có khả năng tập trung, kỹ năng ghi nhớ làm việc kém và như vậy có thể ảnh hưởng đến việc học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Như vậy, việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, ở những bà mẹ mang thai sống trong vùng ô nhiễm có liên quan đến các tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức của đ.ứa t.rẻ khi chào đời.

Hãy chủ động cứu mình

Ô nhiễm môi trường được xác định ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, người già và trẻ nhỏ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả, bởi sức đề kháng yếu. Tác động dễ nhận thấy nhất ở trẻ liên quan đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, não, tăng động, tự kỷ, béo phì, chậm phát triển trong tử cung, rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi…

Cùng với đó, ở điều kiện không khí bị ô nhiễm kéo dài có thể gây đột quỵ, bệnh huyết áp, hen phế quản và ung thư phổi.

“Để phần nào khắc phục những nguy cơ trên, bên cạnh những phương án vĩ mô cải thiện môi trường sống, các gia đình cần chủ động bảo vệ người thân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tức là mỗi người hãy chủ động tự cứu mình từ những việc làm nhỏ nhất”, PGS.TS.BS Tôn Nữ Vân Anh đưa ra lời khuyên.

Phương án dự phòng gồm: Xem thời tiết trước khi ra đường; không tụ tập đông người; tránh nơi kẹt xe để hạn chế hít phải khói bụi, ống khói, hiệu ứng nhà kính.

Nếu bị bệnh lý tim mạch, hô hấp, hãy luôn mang theo thuốc dự phòng. Trường hợp cần ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang hợp chuẩn để hạn chế chất độc sulfure dioxit…

Người lớn và trẻ nhỏ đều cần uống nhiều nước để thải chất độc. Thực hiện thường xuyên các biện pháp cần thiết ngay từ mỗi gia đình để góp phần bảo vệ môi trường sống.

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng cơ bản nhất để tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể. Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả, sữa chua để cung cấp đầy đủ các loại vitamin, yếu tố vi lượng. Đồng thời đa dạng hoá các bữa ăn, tạo một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ năng lượng.

Khi có sức đề kháng tốt, toàn bộ hệ thống niêm mạc của đường hô hấp trên hoạt động tốt như một hệ thống phòng ngự. Tất cả các vi khuẩn qua hệ thống phòng ngự đã bị diệt khá nhiều, không khí đi xuống đường hô hấp dưới hầu như là sạch.

T.rẻ e.m cần được rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp trên. Trong những ngày ô nhiễm không khí ở mức cao, các gia đình có thể đóng kín cửa, bật máy lọc không khí để giảm bớt nồng độ ô nhiễm.

Kim Thoa

Theo GDTĐ

Ô nhiễm Hà Nội lên ngưỡng tím, chuyên gia cảnh báo không tập thể dục buổi sáng

Tình hình ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội có xu hướng nghiêm trọng hơn khi nhiều điểm đo, trong một số thời gian đã vượt qua ngưỡng đỏ lên ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người).

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào thời gian ô nhiễm đồng thời không tập thể dục buổi sáng.

o nhiem ha noi len nguong tim chuyen gia canh bao khong tap the duc buoi sang e1d7e0

Từ chiều tối 28/9 đến sáng nay 29/9, Hà Nội tiếp tục trong tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng với chỉ số chất lượng không khí một số điểm đo đã vượt qua ngưỡng đỏ (ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe tất cả mọi người) sang ngưỡng tím (rất có hại cho sức khỏe mọi người).

Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí độc lập PAMAir cũng như xu thế của các trạm đo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hệ thống AirVisual quốc tế, vào 2h sáng nay 29/9, một số điểm đo lên ngưỡng tím như Đức Thắng (Bắc Từ Liêm). Đến 8h, ngưỡng tím xuất hiện ở các điểm đo thuộc đồng bằng Bắc Bộ như tại Thái Đô (Thái Thụy, Thái Bình (AQI lên 245), Đông Hưng (Thái Bình-245), Kiến An (Hải Phòng-trên 200).

o nhiem ha noi len nguong tim chuyen gia canh bao khong tap the duc buoi sang 53157c

Nhiều điểm ô nhiễm không khí lên ngưỡng tím-ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người vào sáng nay, theo ghi nhận của Hệ thống PAMAir.

Điểm đặc biệt của đợt ô nhiễm không khí này là ô nhiễm nghiêm trọng nhất vào đêm, sáng sớm và chiều tối. Từ cuối buổi sáng đến chiều, chất lượng không khí được cải thiện. Nguyên nhân là do hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ cũng như tình trạng đốt rơm rạ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Trước chu kỳ ô nhiễm như trên, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm ô nhiễm, các trường học hạn chế hoạt động ngoài trời. Người dân hạn chế đi tập thể dục buổi sáng bởi quá trình tập thể dục, việc thở gấp sẽ khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn, gây tác động nghiêm trọng hơn. “Tập thể dục buổi sáng ô nhiễm hại nhiều hơn lợi”, ông Tùng chia sẻ.

Các chuyên gia môi trường cũng khuyến cáo, vào giờ cao điểm ô nhiễm, người dân nên giảm hoạt động ngoài trời, sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn PM2,5 thay cho các khẩu trang thông thường. Sau khi ở ngoài trời về nên xúc miệng, rửa mắt mũi và các bề mặt da tiếp xúc bằng xà bông. Đóng các cửa lưu thông với bên ngoài.

Để giảm thiểu ô nhiễm, người dân không sử dụng bếp than, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân bằng việc dùng phương tiện công cộng và không hút t.huốc l.á.

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *