Ngày 28/7, theo dữ liệu mới được hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) công bố, liều thứ ba vaccine của Pfizer/ BioNTech ngừa COVID-19 có thể tăng cường mạnh mẽ khả năng của cơ thể chống lại biến thể Delta.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta ở những người từ 18 đến 55 t.uổi được tiêm liều vaccine tăng cường (liều thứ 3) cao hơn 5 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai. Trong số những người từ 65 đến 85 t.uổi, dữ liệu của Pfizer cho thấy mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta sau khi tiêm liều thứ 3 vaccine của Pfizer/BioNTech cao hơn 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai. Dữ liệu cũng cho thấy mức độ kháng thể cao hơn nhiều sau khi tiêm liều tăng cường so với liều thứ hai trong việc chống lại virus SARC-CoV-2 ban đầu và biến thể Beta, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi.
Pfizer hy vọng dữ liệu miễn dịch và an toàn vaccine ngừa COVID-19 có thể là căn cứ để giới chức cấp phép sử dụng khẩn cấp cho t.rẻ e.m từ 5 đến 11 t.uổi vào cuối tháng 9 tới và sau đó là cho trẻ nhỏ hơn.
Thông báo trên có thể thay đổi lịch trình đã nêu trước đây của công ty về việc thúc đẩy chương trình tiêm vaccine cho trẻ nhỏ hơn, khi trước đó công ty này dự kiến sẽ xin phép sử dụng khẩn cấp vaccine cho t.rẻ e.m từ 2 đến 11 t.uổi vào tháng 9/2021.
Trước đó, ngày 8/7, Pfizer và hãng BioNTech (Đức) thông báo sẽ xin cấp phép cho tiêm mũi thứ ba loại vaccine phòng COVID-19 do hai công ty này phối hợp sản xuất. Hai hãng này kỳ vọng mũi tiêm thứ ba cũng sẽ đạt hiệu quả tốt chống lại biến thể Delta.
Bên cạnh đó, Pfizer/BioNTech đang phát triển một loại vaccine đặc hiệu chống biến thể Delta. Lô đầu tiên của vaccine chống biến thể Delta được sản xuất tại cơ sở của BioNTech ở Mainz (Đức). Pfizer và BioNTech dự kiến các nghiên cứu lâm sàng sẽ bắt đầu vào tháng 8 tùy thuộc vào thời gian chấp thuận của cơ quan quản lý.
Theo Pfizer/BioNTech, dựa trên sự sụt giảm về hiệu quả của vaccine ghi nhận tại Israel sau 6 tháng, hai hãng dược này tin rằng có thể cần tiêm mũi thứ 3 trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết những người Mỹ đã tiêm đủ liều chưa cần tiêm mũi bổ sung vào thời điểm hiện tại. Thông báo của FDA và CDC nhấn mạnh nhà chức trách đã chuẩn bị cung ứng mũi tiêm bổ sung khi có bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêm mũi tăng cường là cần thiết.
Người cao t.uổi, mắc nhiều bệnh nền xúc động khi được tiêm vắc xin Covid-19
Nhiều ngày qua, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (t.iền thân là Bệnh viện Quận 2, TPHCM) tiến hành tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho người trên 65 t.uổi, người có nhiều bệnh nền ở TP Thủ Đức.
Quá trình tiêm vắc xin cho người cao t.uổi, có từ 2-3 bệnh nền trở lên được bắt đầu tại bệnh viện Lê Văn Thịnh từ ngày 22/7. Đến nay có hơn 1.000 cụ ông, cụ bà đã được tiêm. Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (t.iền thân là Bệnh viện Quận 2, TPHCM), các cụ được hướng dẫn đứng xếp hàng giãn cách, làm thủ tục trước giờ tiêm.
Trong lúc được nhân viên Y tế hướng dẫn hoàn tất các thông tin trên phiếu sàng lọc tiêm chủng vắc xin Covid-19, bà Nguyễn Thị Bé (72 t.uổi, ngụ phường Phước Bình, TP Thủ Đức) phấn khởi: “Mấy nay nghe báo đài thông tin số ca mắc Covid-19 tăng liên tục, t.uổi cao lại có bệnh nền nên thấy lo. Trong lúc ấy thì nhận được giấy mời tiêm vắc xin của phường, tôi và con cháu ở nhà ai cũng vui”.
Ngồi trên xe lăn ở một góc riêng không có người xung quanh trong khuôn viên bệnh viện, ông Nguyễn Văn Dảo (71 t.uổi, phường Tăng Nhơn Phú) xúc động: “Trước đại dịch Covid-19 những người tàn tật, cao t.uổi, nhiều bệnh nền như chúng tôi rất lo lắng. Giờ được Nhà nước cho tiêm chủng thì không niềm vui nào bằng”.
Sau khi bước xuống xe lăn cụ Dảo không cần sự trợ giúp của nhân viên y tế, mà chủ động chống nạng vào phòng lấy mẫu. “Thời gian qua thấy các bác sĩ đã lao động quá sức, mình còn sức nên cố gắng. Tôi luôn nhắc nhở con cháu và hàng xóm hãy thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các quy định 5K để sớm kết thúc đại dịch “.
Cụ Nguyễn Thị Bợ (89 t.uổi, phường Phước Long A) là một trong những người cao t.uổi nhất buổi tiêm vắc xin được phó giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh cùng người thân dìu vào khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh.
“Đi không nổi chú ơi, cơ thể có nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… ban đầu được mời tiêm vắc xin tôi lo lắm, lo vì sức khỏe kém nhưng khi được con cháu động viên tôi cảm thấy an tâm hơn, già rồi không biết sống được bao lâu nhưng trước mắt phải giữ cho mình an toàn”, cụ Bợ chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiêm cho khoảng 200-300 người cao t.uổi. Để bảo đảm tính an toàn cao trong quá trình tiêm, tất cả các cụ được test nhanh với Covid-19.
Trên chiếc xe lăn làm phương tiện hàng ngày đi bán vé số trước khi dịch bùng phát, chờ đến lượt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, cụ ông Nguyễn Văn Huỳnh (75 t.uổi, phường Phước Bình) cho biết: “Lúc dịch chưa bùng phát ngày nào tôi cũng bán 100 tờ vé số. Nay được tiêm vắc xin, tôi thật sự cảm ơn những tình cảm mà chính quyền địa phương đã dành cho tôi, tôi xin chúc các y bác sĩ luôn khỏe mạnh, cùng nhau chiến thắng đại dịch, để hàng ngày tôi còn được lang thang trên đường bán vé số”.
Cụ Huỳnh được nhân viên y tế ra tận xe lăn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Cụ cho biết, khi nhận được giấy mời tiêm vắc xin cụ rất vui, từ nhà đi xe lăn gần một giờ để đến bệnh viện.
Các mẫu test nhanh được nhân viên y tế kiểm tra cẩn thận. Nếu phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được đưa ngay đến phòng riêng và tiến hành các bước xử lý y tế tiếp theo cũng như xét nghiệm PCR. Từ khi bắt đầu tiêm chủng ở bệnh viện (ngày 22/7) đến nay chưa phát hiện người đi tiêm nào dương tính.
Sau khi test nhanh, các cụ âm tính sẽ được khám sàng lọc kỹ càng và ngồi chờ tiêm theo thứ tự. Việc tiêm vắc xin cho người trên 65 t.uổi tại bệnh viện nhằm đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị y tế, kịp thời xử lý các trường hợp phản ứng phụ với thuốc hoặc sức khỏe người cao t.uổi có diễn biến không tốt.
Ở t.uổi 76, cụ Đặng Thị Hoàng Mai (phường Phước Long B) chia sẻ: “Mắc nhiều bệnh nền nhưng giờ được tiêm bác rất an tâm. Các y bác sĩ ở đây rất chu đáo, tận tình”.
Các cụ ông cụ bà trong độ t.uổi 65-90, có 2-3 bệnh nền được kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi tiêm. Tất cả đều có chung niềm xúc động và cảm ơn Nhà nước, Bộ Y tế đã có chương trình tiêm chủng an toàn.
Trong đợt tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5, TPHCM triển khai tiêm hai loại vắc xin mới là Moderna và Pfizer.
Trong đó, vắc xin Moderna có số lượng 235.000 liều. Riêng bệnh viện Lê Văn Thịnh tiến hành tiêm vắc xin Moderna theo phân phối của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức.
Sau khi tiêm, các cụ được theo dõi sức khỏe trong 30 phút. Từng bác sĩ, nhân viên y tế còn dặn dò chi tiết người lớn t.uổi sau tiêm cách nhận biết triệu chứng bất thường khi về nhà. Đồng thời cung cấp đầy đủ số điện thoại cho người dân, khi có gì bất thường phải báo ngay.
Ông Nguyễn Duy Tài – Phó GĐ bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ: Bệnh viện thực hiện nghiêm quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Chưa có bất cứ biến chứng nặng nào xảy ra. Chỉ có số ít người phản ứng thông thường”.
“Quan tâm tới sức khỏe của người cao t.uổi là một ưu tiên của bệnh viện. Việc thực hiện tiêm chủng an toàn cho người cao t.uổi ở bệnh viện thể hiện mối quan tâm đó của chúng tôi. Bệnh viện có đủ phương tiện, máy móc hiện đại, đội ngũ tiêm được tập huấn rất kỹ nên bất cứ ai có phản ứng nặng sau tiêm, chúng tôi đều có đủ khả năng để xử lý tốt”, ông Tài nói.