Trong những ngày mùa đông rét đậm, số bệnh nhân đột quỵ có thể tăng 15 – 20%, trẻ nhỏ thường gia tăng bệnh đường hô hấp và tiêu chảy.
Đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết
PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện (BV) Bạch Mai ( Hà Nội), cho biết: “Năm 2022 chúng tôi đã triển khai nghiên cứu tại 10 trung tâm đột quỵ lớn trên toàn quốc về đặc điểm bệnh nhân (BN) đột quỵ ở VN và các yếu tố nguy cơ đột quỵ”. Đây là nghiên cứu có số lượng BN tham gia lớn nhất từ trước đến nay của chuyên ngành đột quỵ với 2.310 người bệnh. Theo nghiên cứu, độ t.uổi trung bình bị đột quỵ là 65 t.uổi; người trẻ (dưới 45 t.uổi) đột quỵ chiếm 7,2%. Đáng lưu ý, yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phần lớn là do tăng huyết áp với 77% số người bị đột quỵ có tăng huyết áp.
Kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, đặc biệt trong những ngày rét đậm. Ảnh PHONG LAN
Thông tin thêm về các thời điểm trong ngày thường xảy ra đột quỵ, một bác sĩ (BS) chuyên khoa nội thần kinh của BV đa khoa Tâm Anh cho hay nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước cho thấy đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Ở VN, BN đột quỵ tăng từ 15 – 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở miền Bắc thường gặp các ca nhồi m.áu não vào tháng 11, 12, 1; miền Trung thường xảy ra các ca nhồi m.áu não vào tháng 10, xuất huyết não tháng 12; trong khi tại miền Nam tháng 11, 12, 1 xảy ra đột quỵ não nhiều. Trong 3 tháng này, số lượng BN đột quỵ bao gồm nhồi m.áu não và xuất huyết não chiếm từ 30 – 50% tổng số BN đột quỵ của cả năm, tùy địa phương.
BS lưu ý: Khoảng 60 – 70% các trường hợp đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm, là thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Tỷ lệ BN đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể người có phản xạ co các mạch m.áu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch m.áu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến người bệnh dễ bị c.hảy m.áu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở BN có kèm xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt m.áu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến m.áu vón cục tạo thành cục m.áu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch m.áu, dễ dẫn đến nhồi m.áu não. Để phòng ngừa đột quỵ, đặc biệt vào mùa đông và những ngày rét đậm, cần kiểm soát tốt huyết áp, giữ ấm cơ thể.
“Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch m.áu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân người uống rượu không biết cơ thể bị mất nhiệt”, BS của BV đa khoa Tâm Anh lưu ý thêm.
Theo Trung tâm Đột quỵ – BV Bạch Mai, đột quỵ là biến cố xảy ra khi nguồn cung cấp m.áu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch m.áu não bị tắc hoặc vỡ. Hệ quả là vùng não đó không còn được cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng để có thể duy trì hoạt động và tồn tại. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời, vùng não bị ảnh hưởng có thể “c.hết” hoàn toàn và không thể khôi phục chức năng bình thường như trước.
Lưu ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Về phòng bệnh cho trẻ nhỏ trong mùa đông, BV Nhi T.Ư khuyến cáo: 5 bệnh, nhóm bệnh thường gặp: cảm lạnh, đau mắt đỏ, bệnh đường hô hấp (viêm họng, mũi, xoang, phế quản, viêm phổi…), tay chân miệng, tiêu chảy.
Trẻ cần được giữ ấm, tắm nước ấm, đeo khẩu trang, ở trong môi trường kín gió; đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Trẻ cần phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh sạch (rửa tay với xà phòng, vệ sinh lớp học, nơi ở, đồ dùng học tập, đồ chơi); được ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng bệnh tay chân miệng.
Trẻ cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, duy trì vận động thể dục phù hợp. Khi trẻ có biểu hiện bệnh, gia đình không tự ý dùng thuốc điều trị cho con. Cần cho con tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, theo lịch hẹn.
Để phòng tránh đột quỵ, người dân cần tầm soát sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện hợp lý và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol trong m.áu, béo phì…
Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, cần nhanh chóng gọi đến tổng đài 115 để nhận được hỗ trợ từ các trạm cấp cứu vệ tinh, giúp đưa BN đến đúng các BV có điều trị đột quỵ sớm nhất có thể.
Cách đi bộ ngược đời giúp tăng cường sức khỏe
Đi giật lùi trong thời gian ngắn có ích cho trí óc, cơ bắp, khớp xương.
Nhiều người chọn đi bộ để rèn luyện sức khỏe vì đây là một trong những hình thức tập thể dục dễ dàng nhất. Mỗi bước đi có thể tăng cường trao đổi chất của cơ thể, giảm bớt cảm giác “tội lỗi” khi bạn ăn quá nhiều vào những dịp tụ tập.
Theo các nhà chuyên môn, có một hình thức đi bộ đặc biệt gặt hái những lợi ích mà kiểu đi hướng về phía trước không thể mang lại. Đó là đi giật lùi. Hình thức vận động không quen thuộc này có lợi cho trí óc, cơ bắp và khớp xương.
Đi bộ đều đặn có lợi cho sức khỏe. Ảnh: New York Post
Jack McNamara, giảng viên về sinh lý học thể dục lâm sàng tại Đại học East London (Anh) nói: “Đi giật lùi đòi hỏi khá nhiều sự phối hợp, nỗ lực và yêu cầu bộ não của bạn làm một việc không quen thuộc”.
Vị chuyên gia đ.ánh giá, bệnh nhân đột quỵ đang hồi phục, người cần học lại cách đi bộ, có thể hưởng lợi từ các bài tập phục hồi chức năng bao gồm đi giật lùi. Thực hiện thành thạo thử thách này sẽ giúp họ củng cố kỹ năng phối hợp, cải thiện việc đi bộ thông thường hướng về phía trước.
Theo New York Post, đi lùi còn tốt cho cơ bắp và khớp. Chuyên gia McNamara giải thích, khi bạn lùi lại một bước, hai cơ chính ở đùi có xu hướng hoạt động mạnh hơn một chút so với khi bạn tiến một bước.
Hoạt động nhiều hơn giúp hai cơ đó trở nên mạnh hơn, mang lại sự ổn định và giảm bớt áp lực cho đầu gối. Nhờ vậy, những người bị thoái hóa khớp gối giảm được cảm giác đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, đi giật lùi cũng đốt cháy nhiều calo hơn. Đi theo chiều ngược lại sẽ tác động lên các nhóm cơ thường không được sử dụng khi bạn đi về phía trước. Các bước ngắn và nhiều hơn so với khi tiến lên. Bạn cần kích hoạt nhiều cơ bắp để giữ thăng bằng, tránh ngã ra sau.
Mặc dù đi giật lùi dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng nhưng chuyên gia McNamara vẫn cho rằng đó không phải là lựa chọn vận động tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Bài tập này phù hợp với việc rèn luyện sức mạnh và đề kháng.
Một điểm cần lưu ý là bạn chỉ nên đi lùi trong thời gian ngắn và tạo lực cản bằng cách kéo lê một vật gì đó trong khi di chuyển.