Dựa trên chỉ số SpO2, người nhiễm SARS-CoV-2 đang cách ly tại nhà có thể tự nhận biết các dấu hiệu chuyển biến bất thường và liên lạc ngay cơ quan y tế.
Trong văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế điều trị Covid-19 và UBND quận, huyện do Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng ký, cơ quan này đã có hướng dẫn chi tiết về việc triển khai quản lý sức khỏe người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà.
Theo Sở Y tế TP.HCM, khi người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà, trạm y tế phường, xã, thị trấn sẽ có trách nhiệm theo dõi tình hình sức khỏe hàng ngày của người nhiễm đang cách ly tại nhà qua tài khoản quản trị của phần mềm.
Tổ cấp cứu phản ứng nhanh tại TP Thủ Đức. Ảnh: Duy Hiệu.
Khi nhận cuộc gọi của người dân trên địa bàn, Tổ phản ứng nhanh phải đ.ánh giá ngay mức nguy cơ dựa vào triệu chứng qua khai báo của người gọi (khó thở, tím tải, lơ mơ…) để quyết định đưa xe vận chuyển đến tận nhà người dân. Trên xe đảm bảo có bình oxy, dụng cụ thở oxy (mask, cannula…), máy đo SpO2 (máy đo nồng độ oxy trong m.áu).
Trong trường hợp xe đã được huy động cho trường hợp cấp cứu khác thì gọi “115″ để được hỗ trợ. Tổ phản ứng nhanh đ.ánh giá nhanh tình trạng người bệnh:
Nếu người bệnh có SpO2 trên 97%: Không có dấu hiệu bất thường. Tổ phản ứng nhanh hướng dẫn người bệnh theo dõi sức khỏe tại nhà.
Nếu người bệnh có SpO2 từ 95-96% kèm các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau ngực… : Cho người bệnh thở oxy qua mũi, vận chuyển họ đến cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn, thuộc thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn để được theo dõi và điều trị.
Một F0 chuyển biến nặng, được các bác sĩ hỗ trợ thở oxy và chuyển bệnh viện tuyến trên. Ảnh: Duy Hiệu.
Nếu người bệnh có SpO2 dưới 94% kèm các triệu chứng nặng như thở gắng sức,…. : Cho người bệnh thở oxy qua mask, vận chuyển người bệnh đến khu vực cấp cứu của cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn thuộc thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn hoặc bệnh viện đã chiến điều trị Covid-19 để được theo dõi và điều trị.
Nếu người bệnh trong tình trạng nguy kịch (tím tái, hôn mê, ngừng thở…): Cho người bệnh thở oxy qua mask hoặc hồi sinh tim phổi cơ bản, sau đó vận chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
Đồng thời, địa phương nhanh chóng gọi Tổ Điều phối chuyển viện người bệnh Covid-19 nặng thuộc Sở Y tế TP.HCM để hỗ trợ khẩn cấp qua đường dây nóng (0989401155) giúp chuyển người bệnh đến tầng điều trị phù hợp.
Sau khi xử trí can thiệp điều trị xong, trạm y tế phải cập nhật hành động xử trí và kết quả xử trí vào phần mềm “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19″ nhằm quản lý đầy đủ thông tin sức khỏe của người nhiễm, thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo.
Về điều kiện hoàn tất cách ly tại nhà với người nhiễm SARS-CoV-2, Sở Y tế TP.HCM quy định trước khi kết thúc thời gian cách lỵ, trạm y tế phải tổ chức lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 14 (test nhanh hoặc rRT-PCR mẫu đơn).
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cập nhật kết quả xét nghiệm và xác định kết thúc thời gian cách ly trên phần mềm “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19″ và “Khai báo y tế y điện tử”. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn sẽ ban hành quyết định kết thúc thời gian cách ly cho người bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến 6h ngày 4/8, TP.HCM có 105.532 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó, 105.154 trường hợp nhiễm tại cộng đồng (chiếm tỷ lệ 99,64%), 378 người nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 0,36%).
Trong ngày 3/8, có thêm 2.778 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 43.751. Hiện điều trị 33.444 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm rRT-PCR xét nghiệm nhanh dương tính), trong đó có 1.035 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Mối nguy hiểm khi F0 tự dùng máy tạo oxy tại nhà
Oxy là yếu tố quan trọng với các bệnh nhân Covid-19, nhất là người có diễn biến nặng, nguy kịch.
Tuy nhiên, việc tự sử dụng máy tạo oxy tại nhà có thể gây nhiều hậu quả khó lường.
“Mọi người ơi, em muốn mua máy tạo oxy cho gia đình, có thể tư vấn giúp em loại nào vừa tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả không?”.
“Nhà em có bố trên 60 t.uổi. Hiện tình hình dịch bệnh này, em tính mua máy tạo oxy để ở nhà cho an toàn, trừ trường hợp bất trắc. Xin cho em hỏi có nên mua máy tạo oxy không và nếu mua nên mua của hàng nào, thông số tiêu chí nào?”.
Đây là hai trong số hàng trăm câu hỏi của người dân trên mạng xã hội trong thời gian gần đây về máy tạo oxy. Trước việc số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM và nhiều địa phương khác tăng cao cùng thông tin ngành y tế cho F0 được cách ly tại nhà, không ít người dân “săn lùng” loại máy này để sử dụng tại nhà.
Tuy nhiên, tương tự máy thở, bình oxy y tế, tích trữ máy tạo oxy tại nhà và sử dụng sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Máy tạo oxy hoạt động như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân mắc Covid-19 ở tình trạng nặng, nguy kịch sẽ rơi vào tình trạng nồng độ oxy của cơ thể xuống mức rất thấp. Lúc này, các tế bào trong cơ thể không đủ oxy để thực hiện các chức năng bình thường. Hậu quả là người bệnh ngừng tuần hoàn, rơi vào hôn mê hoặc t.ử v.ong.
Nồng độ oxy bão hòa trong m.áu ở một người khỏe mạnh là>96%. Dưới mức này, họ cần được hỗ trợ oxy y tế.
Trong không khí tự nhiên, hàm lượng oxy chiếm khoảng 21%, còn lại là nitơ và các khí khác (79%). Do đó, chúng ta cần các thiết bị hỗ trợ để có oxy tinh khiết cho người bệnh.
Các máy tạo oxy làm nhiệm vụ này. Máy tạo oxy (oxygen concentrator) làm giàu oxy từ khí trời (làm đậm đặc và tăng nồng độ oxy).
Nguyên tắc hoạt động của máy tạo oxy là hút khí tự nhiên vào, sau đó hấp thụ, nhả nito ra ngoài, giữa lại oxy. Nồng độ oxy tạo ra rơi vào khoảng 90-95%. Với thiết bị này, người bệnh không cần dùng tới oxy hóa lỏng hay bình oxy.
Các máy tạo oxy được sản xuất với kích thước nhỏ gọn, giá thị trường dao động 5-17 triệu đồng. Ảnh: Terry Cralle.
Hiện nay, các máy tạo oxy được rao bán trực tuyến. Những sản phẩm này có kích thước nhỏ gọn, có giá 5-17 triệu đồng.
Trên thực tế, máy đo SpO2, máy tạo oxy là những thiết bị y tế thông dụng, phổ biến, giúp người dân tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Hai loại máy này được dùng cho bệnh nhân có nhu cầu đo nồng độ oxy trong m.áu, hỗ trợ oxy khi mắc bệnh mạn tính (viêm phổi, hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ…)
Điều kiện là bệnh nhân chỉ được phép sử dụng dưới sự đồng ý, hướng dẫn của nhân viên y tế. Do đó, người dân không nên tự ý mua và sử dụng máy tạo oxy tạo nhà, dễ gây lãng phí, mang theo nhiều hiểm họa.
Nguy cơ ngộ độc
Đầu tháng 5, khi Ấn Độ bước vào làn sóng Covid-19 nguy hiểm chưa từng có, từ khóa “cách tạo oxy tại nhà” dẫn đầu các trang tìm kiếm. Các video hướng dẫn cách sử dụng máy tạo oxy, máy thở, bình oxy hay cách tự tạo tại nhà trở thành xu hướng, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Tuy nhiên, các bác sĩ, nhà khoa học tại Ấn Độ cảnh báo hiểm họa khôn lường khi người dân tìm cách tạo oxy tại nhà.
“Bất kỳ phương pháp nào khác thử tạo oxy tại nhà đều có rủi ro như hít phải khí độc, gây cháy nổ”, ông A Ravikumar, thư ký Hiệp hội Y tế Ấn Độ khu vực miền nam Tamil Nadu, trả lời phỏng vấn của Reuters.
Đồng quan điểm, nhà khoa học Tarun Bhatnagar tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, Viện Dịch tễ Quốc gia nhận định những nỗ lực tự tạo oxy tại nhà chưa được thử nghiệm, không đáng tin cậy. Do đó, nó dễ gây nguy hiểm cho người dân.
Bệnh nhân Covid-19 cần thở oxy có nghĩa sức khỏe của họ đang diễn biến nặng, cần hỗ trợ từ nhân viên y tế. Ảnh: BioSpace.
Tại Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấm bán hoặc sử dụng máy tạo oxy nếu không có kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ.
FDA cũng khuyến cáo nếu để sản phẩm gần ngọn lửa trần hoặc khu vực hút thuốc, nguy cơ cháy nổ rất cao.
Máy tạo oxy chỉ có tác dụng với bệnh nhân Covid-19 còn tỉnh táo, tự hít thở. Trong trường hợp người bệnh cần đến hỗ trợ về oxy, điều đó chứng tỏ tình trạng của F0 đã diễn biến nặng và cần trợ giúp y tế. Chúng ta nên đưa người thân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu quá tin tưởng, phụ thuộc máy tạo oxy, không nhập viện kịp thời, bệnh nhân có thể rơi vào suy hô hấp nặng, nguy hiểm tính mạng.
“Người dân không nên sử dụng máy tạo oxy tại nhà trừ khi được bác sĩ chỉ định. Tự ý sử dụng gây hại nhiều hơn lợi”, FDA khuyến cáo.
Sử dụng máy tạo oxy sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ảnh: Unplash.
Cơ quan này cũng nhấn mạnh người bệnh có thể nhận được quá nhiều hoặc quá ít oxy. Nếu lượng oxy quá ít, bệnh nhân không đủ để thoát khỏi tình trạng nguy kịch, gây hại cho phổi, tim, não và các cơ quan khác.
Nếu thừa oxy, người bệnh dễ bị ngộ độc. Theo tài liệu đăng tải trên Hindawi – nhà xuất bản các tài liệu khoa học, kỹ thuật và y tế tại Anh – thở oxy quá nhiều gây ức chế trung tâm hô hấp, làm chậm nhịp thở, giảm thông khí, tăng CO2máu. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm với bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Nồng độ oxy quá cao tạo các gốc oxy hóa, làm tổn thương màng phế nang (mao mạch), gây hại cho phổi. Thở oxy kéo dài cũng gây mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, ù tai, thậm chí làm bong võng mạc ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non.
Việc vệ sinh máy tạo oxy không đúng cách thậm chí còn trở thành con dao hai lưỡi, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập đường thở, hệ hô hấp, gây viêm nhiễm, tổn thương. Oxy cung cấp qua máy quá khô cũng sẽ gây kích ứng, khô niêm mạc đường thở.
Tự sử dụng máy tạo oxy tại nhà cho bệnh nhân Covid-19 gây ra nhiều hiểm họa hơn lợi ích. Do đó, chúng ta không nên tích trữ hoặc tự ý sử dụng nếu không có chỉ định từ bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trao đổi với báo chí về tình trạng bán, cung cấp oxy tại TP.HCM, chiều 30/7, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết oxy đang dùng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là oxy y tế. Ông khuyến cáo người dân sử dụng oxy ở nhà cần cân nhắc.
Ông khẳng định theo quy trình hiện nay, các ca dương tính chỉ được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và còn khỏe mạnh. Nếu có triệu chứng, bệnh nhân sẽ được cách ly điều trị. Tất cả tầng trong phác đồ điều trị của ngành y tế được chuẩn bị oxy nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu của người bệnh.