Sở Y tế TP.HCM vừa cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà, đồng thời yêu cầu các bên liên quan dự trù và cung ứng các thuốc thiết yếu như thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc kháng viêm corticoid dạng uống.
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh đang chăm sóc cho F0 – Ảnh: THU HIẾN
Trong văn bản ngày 9-8 gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP, Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện nay vẫn còn những trường hợp mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa kịp đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời và sau đó diễn tiến nặng.
Nhằm góp phần giảm tỉ lệ người mắc COVID-19 diễn tiến nặng tại nhà, Sở Y tế cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà.
Theo văn bản, đối tượng áp dụng là người mắc COVID-19 mới được phát hiện tại cộng đồng, đang cách ly tại nhà.
Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn TP Thủ Đức, quận, huyện, các tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện dự trù và cung ứng các thuốc thiết yếu như: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc kháng viêm corticoid dạng uống để cung cấp cho người bệnh khi có chỉ định.
Hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe tại nhà như sau:
– Mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.
– Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…
– Đo thân nhiệt tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.
– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.
– Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
– Có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, TP Thủ Đức).
Đối với sử dụng thuốc tại nhà:
Các thuốc thiết yếu cần có: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.
Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống: người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở> 20 lần/phút và/hoặc SpO2
Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:
– Dexamethasone
Liều lượng: Người lớn: 6 mg/lần/ngày. T.rẻ e.m: 0,15 mg/kg/ngày (tối đa 6 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:
– Prednisolone
Liều lượng: Người lớn: 40 mg/lần/ngày. T.rẻ e.m: 1 mg/kg/ngày (tối đa 40 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
Hoặc dùng Methylprednisolone
Liều lượng: Người lớn: 16 mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. T.rẻ e.m 0,8 mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32 mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).
Sở Y tế lưu ý người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày, nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.
Thuốc kháng đông dạng uống: Rivaroxaban
Liều lượng: 10mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa 7 ngày.
Sở Y tế lưu ý khi sử dụng thuốc này như: Cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, c.hảy m.áu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…); thận trọng ở người trên 80 t.uổi; chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có t.iền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ c.hảy m.áu.
Người mắc COVID-19 cách ly tại nhà cần liên hệ nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường sau:
– Có các triệu chứng như sốt trên 38C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022″ (bấm số 3) để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số 4 để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành” hoặc gọi số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.
– Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, nồng độ oxy trong m.áu (SpO2)
Đặc biệt, Sở Y tế lưu ý hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế (theo quyết định số 3416/QĐBYT ngày 14-7) có khuyến cáo sử dụng thuốc kháng đông heparin tiêm dưới da cho những trường hợp có độ nặng từ trung bình trở lên.
Thuốc kháng đông dạng uống Rivaroxaban là loại thuốc kháng đông non-heparin mới, được dùng trong dự phòng đột quỵ và huyết khối ở người bệnh rung nhĩ, dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh thay khớp háng, khớp gối.
Hiện nay, trên thế giới thuốc này đang được nghiên cứu thử nghiệm đ.ánh giá hiệu quả ngăn ngừa huyết khối trên người mắc COVID-19, tuy nhiên vẫn chưa đủ chứng cứ khoa học để đưa vào phác đồ điều trị.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh đang bùng phát với nhiều trường hợp chuyển nặng tại nhà như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng thuốc này theo hướng dẫn như trên nhằm hạn chế tỉ lệ chuyển nặng tại nhà.
Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tăng cường nghiên cứu ứng dụng thuốc này trong điều trị COVID-19 nhằm đóng góp vào kho dữ liệu khoa học của ngành, làm căn cứ để kiến nghị Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế bổ sung vào hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trong thời gian tới.
Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm?
Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử. Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không?
Trong cuộc họp báo trưa 21/6 cung cấp thông tin về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, ông Phạm Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: “Với tiêm chủng, sẽ có tỷ lệ nhất định gặp phản vệ. Người không may bị sốc phản vệ sẽ được chế độ bảo hiểm y tế chi trả”.
Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19
Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:
– Nổi mày đay, phù mạch nhanh.
– Khó thở, tức ngực, thở rít.
– Đau bụng hoặc nôn.
– Tụt huyết áp hoặc ngất.
– Rối loạn ý thức.
Phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại:
Một là phản ứng thông thường, chấp nhận được, biểu hiện qua các triệu chứng như bị sốt, đau tại chỗ chích, mệt mỏi như cảm cúm thông thường. Các phản ứng này sẽ tự mất đi sau 2-3 ngày tiêm.
Nhóm phản ứng thứ hai là phản ứng có hại và nguy hiểm, thậm chí có người tiêm vaccine sẽ sốc phản vệ nặng. Tuy nhiên tỉ lệ người bị phản ứng nguy hiểm không cao.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM)
Khuyến cáo để an toàn sau tiêm
Để tránh những nguy hiểm sau tiêm vaccine, TS.BS Hùng cho rằng đầu tiên người được tiêm phải hợp tác tốt với nhân viên y tế.
Nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các bệnh nền, t.iền sử dị ứng của người tiêm như: người được tiêm vaccine dị ứng hải sản, có bệnh cấp tính hay đang điều trị gì không…
Dù vậy, việc sàng lọc này không thể bảo đảm 100% được bởi nhiều trường hợp khỏe mạnh, chưa bao giờ có t.iền sử dị ứng nhưng vẫn có nguy cơ phản vệ nặng sau tiêm vaccine.
Do đó, nhân viên y tế phải yêu cầu người được chích ngừa ở lại 30-60 phút tại điểm chích đó để kịp thời can thiệp, xử trí khi có vấn đề biến chứng xảy ra.
Trên bình diện thế giới, chỉ có một số rất ít trường hợp bị sốc phản vệ nặng dẫn đến t.ử v.ong vì không xử lý được. Đại đa số các trường hợp phản vệ đều có thể xử trí.
TS.BS Hùng khuyến cáo sau 3 ngày tiêm vaccine, nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì người tiêm cần quay lại ngay cơ sở y tế thông báo chi tiết để được can thiệp phù hợp.