Khi thức dậy vào buổi sáng, có một dấu hiệu cảnh báo mà bạn không nên bỏ qua: Đó là mắt cá chân bị sưng phù.
Bệnh tim thường phát triển theo thời gian và có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu của bệnh tim là sưng phù mắt cá chân.
Bài Viết Liên Quan
- Mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh, người đàn ông không dám “yêu” vợ
- 5 nguyên nhân thiếu ngủ làm tăng lượng đường trong m.áu
- Đến viện sinh con, sản phụ ở Hà Nội sốc nặng khi bác sĩ nói tim thai không còn
Bệnh tim là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong trên thế giới . Shutterstock
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), khi tim bị suy, nó không thể bơm m.áu đi khắp cơ thể một cách bình thường, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở những nơi khác trong cơ thể, đặc biệt là ở chân và mắt cá chân, gây sưng phù.
NHS cho biết sưng phù chân có thể xuất hiện vào buổi sáng, nhưng thường dần sẽ trở nên trầm trọng hơn vào cuối ngày.
Một số bệnh về tim dần dần khiến tim trở nên yếu hoặc cứng để có thể bơm m.áu và bơm m.áu đúng cách. Những tình trạng này bao gồm các động mạch bị thu hẹp ở tim và huyết áp cao.
Các triệu chứng khác của suy tim
Các triệu chứng suy tim khác cần chú ý, bao gồm:
Khó thở khi hoạt động hoặc khi nằmCảm thấy rất mệt và yếu ngườiNhịp tim nhanh hoặc không đềuGiảm khả năng tập thể dụcThở khò khèHo không dứt hoặc ho có đờm màu trắng hoặc hồng kèm theo đốm máuSưng trướng bụngTăng cân rất nhanh do tích tụ dịchBuồn nôn và chán ănKhó tập trung hoặc lú lẫnĐau ngực nếu suy tim do đau tim.
Một trong những dấu hiệu của suy tim là sưng phù mắt cá chân . Shutterstock
Khi nào cần cấp cứu?
Suy tim có thể đe dọa tính mạng. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng nghiêm trọng.
Gọi cấp cứu nếu gặp bất kỳ điều nào sau đây:
Đau ngực.
Ngất xỉu hoặc mệt lả.
Nhịp tim nhanh hoặc không đều, kèm theo khó thở, đau ngực.
Khó thở đột ngột, dữ dội và ho ra chất nhầy màu trắng hoặc hồng hoặc đờm có bọt, theo Mayo Clinic.
Tuy nhiên, một số bệnh lý khác như n.hiễm t.rùng, suy giãn tĩnh mạch, cục m.áu đông và vấn đề về gan hoặc thận cũng gây ra triệu chứng trên.
Phù chân cũng có thể do đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu, ăn quá nhiều đồ mặn, thừa cân hoặc mang thai. Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc chống trầm cảm, cũng có thể khiến mắt cá chân sưng lên.
Đã tìm ra cách có thể ‘chữa khỏi’ bệnh tiểu đường?
Nghiên cứu mới đã tìm ra cách có thể đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2, và những người mắc bệnh có thể không cần dùng thuốc nữa.
Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Endocrine Society’s Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism – tạp chí của Hiệp hội Nội tiết quốc tế, sau khi áp dụng chế độ ăn “nhịn ăn gián đoạn” (NAGĐ), bệnh nhân tiểu đường đã thuyên giảm hoàn toàn bệnh, với mức chỉ số đường huyết trung bình HbA1c dưới 6,5% kéo dài trong ít nhất 1 năm sau khi ngừng dùng thuốc, theo chuyên trang khoa học Science Daily.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn NAGĐ đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây như một phương pháp giảm cân hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy NAGĐ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Từ một nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Dongbo Liu, từ Đại học Nông nghiệp Hồ Nam (Trung Quốc), cho biết bệnh tiểu đường loại 2 không nhất thiết là bệnh vĩnh viễn, suốt đời, mà bệnh có thể thuyên giảm nếu bệnh nhân giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy áp dụng việc NAGĐ có thể làm thuyên giảm bệnh tiểu đường ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 và những phát hiện này có thể giúp ích cho hơn 537 triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới, tiến sĩ Dongbo Liu nói.
Nghiên cứu, do Đại học Nông nghiệp Hồ Nam (Trung Quốc) thực hiện, bao gồm 72 người ở độ t.uổi từ 38 đến 72, mắc bệnh tiểu đường trong 1 đến 11 năm.
Một nửa được áp dụng chế độ NAGĐ trong 3 tháng, trong khi những người khác ăn uống bình thường.
Những người NAGĐ đã giảm trung bình gần 6 kg, trong khi những người còn lại chỉ giảm trung bình 0,27kg.
Kết quả cho thấy gần 90% người áp dụng đã giảm lượng thuốc điều trị tiểu đường sau khi NAGĐ (bao gồm thuốc thuốc hạ đường huyết và insulin).
Đặc biệt, 55% số người áp dụng đã thuyên giảm bệnh tiểu đường, ngừng dùng thuốc trị tiểu đường và duy trì trong ít nhất 1 năm, theo Science Daily.
Và điều đặc biệt hơn nữa là cả những bệnh nhân tiểu đường “lâu năm” từ 6 – 11 năm vẫn thuyên giảm bệnh, với tỷ lệ là 65% trong số này đã thuyên giảm bệnh.
Điều này trái với quan điểm thông thường cho rằng “chỉ người mới mắc bệnh tiểu đường trong thời gian ngắn dưới 6 năm mới có thể chữa khỏi bệnh”.
Tiến sĩ Liu cho biết: Chi phí thuốc điều trị tiểu đường đã giảm đến 77% ở những người mắc bệnh tiểu đường sau khi áp dụng NAGĐ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này rất nhỏ và cần phải theo dõi những người tham gia trong nhiều năm nữa, vì lượng đường trong m.áu cao thường có thể quay trở lại.
Nhưng kết quả này bổ sung bằng chứng từ một thử nghiệm do Đại học Newcastle ở Anh dẫn đầu, cho thấy gần một nửa số người theo chế độ ăn kiêng cực kỳ ít calo gồm súp và sinh tố có thể làm giảm lượng đường trong m.áu xuống mức không còn là bệnh tiểu đường.
Cách tiếp cận này, đã được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thí điểm, dự kiến sẽ được triển khai trên toàn quốc, theo Science Daily.
Nhịn ăn gián đoạn là gì?
Chế độ ăn NAGĐ thường được chia thành 2 loại:
Chế độ ăn 16:8: Chỉ ăn trong khung thời gian 6 – 8 giờ mỗi ngày. Những người theo chế độ ăn này sẽ nhịn ăn suốt 16 giờ qua đêm và ăn bất cứ thứ gì họ muốn trong 8 giờ còn lại – có thể là từ 9 – 10 giờ sáng đến 5 – 6 giờ chiều.
Sau khi áp dụng chế độ ăn “nhịn ăn gián đoạn”, bệnh nhân tiểu đường đã thuyên giảm hoàn toàn bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn 5:2. Chỉ phải ăn hạn chế lượng calo ở mức 500 – 600 một ngày, trong 2 ngày một tuần và 5 ngày còn lại ăn bình thường.
Ngoài việc giảm cân, NAGĐ 16:8 có tác dụng cải thiện việc kiểm soát mức đường huyết, tăng cường chức năng não và giúp sống thọ hơn.
Nhiều người thích ăn từ 11 giờ đến 7 giờ tối, nghĩa là chỉ cần bỏ bữa sáng.
Thức ăn nên ưu tiên trái cây, rau và ngũ cốc.
Uống nước và đồ uống không đường, theo Daily Mail.