Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng sự tỉnh táo, cải thiện hiệu quả làm việc, học tập.
Với t.rẻ e.m, ngủ trưa có thực sự cần thiết hay không lại phụ thuộc vào độ t.uổi.
Ở người trưởng thành, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp hồi phục sức khỏe thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ trưa quá dài thì sẽ không tốt, theo Health Digest.
Ngủ trưa có thể giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung cho trẻ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngủ trưa quá dài sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi khi thức dậy. Vì ban ngày đã ngủ nhiều nên ban đêm sẽ khó ngủ, sáng dậy sẽ mệt mỏi và những ảnh hưởng này có thể kéo dài đến 1 – 2 ngày sau.
Hiệp hội Tim mạch châu Âu cảnh báo thường xuyên ngủ trưa quá dài có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với t.rẻ e.m.
T.rẻ e.m cần ngủ nhiều hơn người lớn vì cơ thể chúng vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ từ 15 đến 24 tháng cần ngủ khoảng 12 giờ/ngày, trong đó có giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ.
Với trẻ 24 đến 36 tháng t.uổi, hầu hết các bé vẫn cần ngủ trưa. Giấc ngủ trưa sẽ giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung cho trẻ, theo khuyến cáo của Bệnh viện Nhi St. Louis (Mỹ).
Trẻ nhỏ cần giấc ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ giúp trẻ có thể phát triển tối ưu. Mặt khác, bộ não non nót của trẻ không thể thức trong khoảng thời gian quá dài mà cần giấc ngủ trong ngày để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, giấc ngủ trưa dần không còn thực sự cần thiết nữa. Nhu cầu ngủ trưa của trẻ bắt đầu giảm và khi 5 đến 7 t.uổi thì hầu như không còn cần ngủ trưa.
Bệnh viện Nhi St. Louis lưu ý rằng việc trẻ tự động bỏ giấc ngủ trưa có mặt tốt là giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Những dấu hiệu cho thấy giấc ngủ trưa không còn thực sự cần thiết với trẻ nữa là chúng thường thức dậy sớm vào buổi sáng hoặc khó đi ngủ vào ban đêm, buổi trưa chúng cũng khó chìm vào giấc ngủ, theo Health Digest.
Cuộc chiến chống Covid-19: Thành công của chiến lược điều trị F0 đợt dịch 4
Trong chiến lược điều trị Covid-19 tại TPHCM, Việt Nam thí điểm điều trị F0 tại nhà; phân tầng điều trị trong BV.
Chiến lược này đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại Covid-19 tại TPHCM.
Với chiến lược này, điểm nóng TPHCM đã giảm được tình trạng quá tải tại các cơ sở điều trị Covid-19; nhân lực y tế được tập trung điều trị các ca bệnh nặng, giảm số t.ử v.ong.
Chiến lược điều trị F0 tại nhà được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh, thành. Tại thời điểm đó, chiến lược đã giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm t.ử v.ong.
Đây cũng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh dịch bệnh rất căng thẳng tại TPHCM và vùng lân cận.
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế quyết định triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.
Cán bộ y tế tiếp cận, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà (Ảnh: Hải Long).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, t.ử v.ong và giảm khả năng lây lan. Đây là một trong những ưu tiên lớn, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh điều trị F0 tại cộng đồng, việc điều trị các ca Covid-19 tại bệnh viện cũng được phân tầng điều trị, chia các tầng bệnh nhân nặng, nhẹ… nhằm mục đích kiểm soát, theo dõi tốt nhất các ca bệnh.
Đến nay, chiến lược điều trị F0 tại Việt Nam trong đợt dịch 4 tại TPHCM đã mang lại hiệu quả nhất định trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong quá trình thực hiện chiến lược này, các tổ y tế lưu động đã triển khai như thế nào? Có những khó khăn gì khi tiếp cận các ca F0 trải rộng trên nhiều địa bàn? Hiệu quả mô hình được đ.ánh giá cụ thể ra sao? Việc điều trị F0 trong đợt dịch thứ 4, đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam có những đặc thù, khác biệt như thế nào? Điều trị phân tầng mang lại những lợi ích gì?
Để giải đáp những câu hỏi này, báo điện tử Dân trí thực hiện cuộc tọa đàm trực tuyến “Thành công của chiến lược điều trị F0 đợt dịch 4″ vào 14h ngày 15/10, với sự tham gia của các khách mời:
– PGS.TS Nguyễn Hoàng Long , Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AISD người trực tiếp vào tâm dịch các tỉnh phía nam nghiên cứu, khảo sát và là đầu mối xây dựng và hướng dẫn tổ y tế lưu động.
– PGS.TS Trần Minh Điển , Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 tại Vĩnh Long.
– BSCKII Nguyễn Trung Cấp , Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương- chuyên gia trực tiếp vào các tỉnh phía Nam hỗ trợ công tác điều trị.
Mời bạn đọc tham gia đặt câu hỏi ngay từ bây giờ.