Sáng 28/4/2021, BS. CKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công trường hợp bệnh lý rất hiếm gặp “Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối”
Ông Đ.T.H, 72 t.uổi, quê Sóc Trăng được chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ lúc 17 giờ ngày 15/4/2021, từ bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng lơ mơ, không tiếp xúc, yếu tay chân với chẩn đoán: nhồi m.áu cơ tim cấp có nhồi m.áu não, giảm tiểu cầu nặng chưa rõ nguyên nhân.
Bài Viết Liên Quan
- Sai lầm của người lớn khiến trẻ dễ ốm nặng khi trời rét
- Không ăn rau cải chíp là sai lầm vì những lý do này
- Ăn sáng bằng những món này là trực tiếp nuôi tế bào ung thư phát triển
Ông H. đã thoát cửa tử
Khám lâm sàng bệnh nhân hôn mê, sốt cao, xuất huyết dạng chấm, nốt 2 cẳng chân. Tình trạng thiếu m.áu – giảm tiểu cầu mức độ nặng, tiến triển nhanh.
Bệnh nhân được nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm để hoàn thiện chẩn đoán và chẩn đoán xác định: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).
Bệnh nhân hội đủ “ngũ chứng” của ca bệnh chẩn đoán xác định ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối như vừa thiếu m.áu mức độ nặng vừa biểu hiện tan m.áu qua chỉ số bilirubin tăng, đông m.áu cơ bản trong giới hạn bình thường, chỉ trừ giảm tiểu cầu mức độ nặng, tiến triển nhanh.
Số lượng tiểu cầu bệnh nhân giảm còn 9×109/L là mức rất thấp, xuất huyết dạng chấm, nốt 2 cẳng chân, có thể gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Hôn mê, sốt cao và suy thận.
Bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện với các phương pháp:
– Thay huyết tương cấp cứu.
– Thuốc ức chế miễn dịch.
– Truyền khối hồng cầu.
– An thần, hỗ trợ hô hấp thở máy, dinh dưỡng nâng đỡ thể trạng, chăm sóc triệu chứng.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hôn mê sâu, co giật liên tục.
Với nỗ lực cao nhất, thầy thuốc của BVĐK Trung ương Cần Thơ, sau 13 ngày điều trị nội khoa và thay huyết tương nhiều đợt, bệnh nhân đã tỉnh táo, ngưng được máy thở, rút được nội khí quản, số lượng tế bào tiểu cầu cũng dần trở về giá trị bình thường (số lượng tiểu cầu bình thường là 150-300 x109/L).
Tổng số lượng huyết tương tươi đông lạnh được huy động điều trị cho bệnh nhân là 207 đơn vị.
Sáng 29/4/2021 bệnh nhân tỉnh, thực hiện y lệnh chính xác và đang tiếp tục điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa huyết học lâm sàng.
Theo BS. CKII Dương Thiện Phước – Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh viện, đây là trường hợp đầu tiên Khoa Hồi sức tích cực chống độc điều trị thành công bệnh lý “Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối” bằng kỹ thuật thay huyết tương.
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thy – Trưởng khoa Huyết học truyền m.áu bệnh viện cho biết: TTP (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura: ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối) là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 3,7 ca trong 1 triệu dân.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura – TTP) là một rối loạn hiếm gặp dẫn đến thiếu m.áu huyết tán vi mạch và giảm tiểu cầu.
Trong bệnh này, các cục m.áu nhỏ hình thành trên khắp cơ thể của người bệnh nhưng những cục m.áu nhỏ này có thể gây hậu quả rất nặng nề.
Các cục m.áu nhỏ có thể chặn các mạch m.áu đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến làm tổn hại chức năng của các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như tim, não và thận.
Về cơ chế bệnh sinh được cho rằng do sự thiếu hụt enzyme phân giải yếu tố Von Willebrand còn được gọi là ADAMTS13
Khi thực hiện kỹ thuật thay huyết tương sẽ giúp giảm tỉ lệ t.ử v.ong xuống dưới 15%. Thành công của việc thay huyết tương mở ra triển vọng mới trong điều trị hội chứng này trong hoàn cảnh lâm sàng hiện nay.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối cần phải chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, hơn 90% bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.
Cứu sống cụ ông 100 t.uổi mắc cùng lúc nhiều thứ bệnh
Cụ ông 100 t.uổi mắc cùng lúc nhiều thứ bệnh vừa được ê-kíp bác sĩ cứu sống.
Ê kíp bác sĩ phối hợp cứu sống cụ ông 100 t.uổi
Ngày 27/4, thông tin từ Bs.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn – Giám đốc trung tâm Tim mạch bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Nội Tim mạch – Khớp đã đặt máy tạo nhịp thành công cho cụ ông 100 t.uổi, mắc nhiều thứ bệnh cùng một lúc.
Đây là bệnh nhân cao t.uổi nhất được thực hiện đặt máy tạo nhịp tại bệnh viện.
Hình ảnh các bác sĩ đang đặt máy tạo nhịp.
Theo Bs.CK2 Phạm Thanh Phong, cụ ông T.V.G, 100 t.uổi, ngụ quận Cái Răng, TP.Cần Thơ được chuyển đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu vào lúc 8h56 ngày 22/4.
Cụ G. nhập viện trong tình trạng hoa mắt, choáng váng, muốn ngất. T.iền sử đã bị ngất, bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp nhồi m.áu não nhiều năm đang điều trị. Bệnh nhân có chỉ định đặt máy tạo nhịp nhưng bệnh nhân không đồng ý.
Sau khi nhập viện, kiểm tra điện tâm đồ phát hiện nhịp tim chậm 36-38 lần/phút.
Bệnh nhân chẩn đoán: Hội chứng suy nút xoang, nhịp chậm có triệu chứng, tăng huyết áp, di chứng nhồi m.áu não.
Nhận thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch do nhịp rất chậm, các bác sĩ đã thực hiện tư vấn cho người nhà và đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cấp cứu qua đường tĩnh mạch cho bệnh nhân do Ths.Bs Thân Hoàng Minh, Bs.CK1 Nguyễn Tâm Thoại – Khoa Nội tim mạch thực hiện thành công trong 30 phút.
Sau đặt máy, nhịp tim bệnh nhân 60 lần/ phút, cải thiện triệu chứng. Sau đó, bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn vào ngày 25/4/2021. Thủ thuật diễn ra thành công trong 60 phút.
Hình ảnh máy tạo nhịp trên DSA.
Tình trạng hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, bệnh nhân ổn định về huyết động, hết triệu chứng chóng mặt, lâm sàng cải thiện rõ, không còn triệu chứng khi hoạt động bình thường và ra viện ngày 27/4.
Lời khuyên bác sĩ
Theo Ths.Bs Thân Hoàng Minh, rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao t.uổi, thậm chí họ không có t.iền sử bệnh tim hoặc các bệnh khác, như một kết quả của các thay đổi thoái hóa ngay cả với tim cũng theo quy luật t.uổi tác.
Tuy nhiên, hầu hết các rối loạn nhịp tim là hậu quả của tăng huyết áp hoặc bệnh mạch vành.Vấn đề hệ thống tim mạch có liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như độ cứng mạch m.áu. Ở người già, loạn nhịp tim là một nguyên nhân quan trọng của t.ử v.ong, suy giảm khả năng vận động và thường xuyên phải nhập viện.
Khi nhịp tim quá chậm: 30-40 nhịp/phút, thậm chí dưới 30 nhịp/phút sẽ dẫn đến lưu lượng m.áu lên não giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp oxy và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Não bị thiếu m.áu, bệnh nhân sẽ hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, giác quan sút kém, trí óc chậm chạp, khả năng gắng sức kém. Nặng hơn, có thể dẫn tới thỉu hoặc ngất. Đây là hiện tượng bệnh nhân ngất vì thiếu m.áu não do ngừng tuần hoàn đột ngột.
Nếu chỉ ngừng tim 3-5 giây thường choáng váng, mất thăng bằng, thỉu. Tim ngừng 5-10 giây thì ngất hẳn.
Nếu ngừng tim trên 15 giây sẽ dẫn đến ngã, mê, tay chân co giật, sùi bọt mép, liệt có thể để lại di chứng vĩnh viễn. Nếu cơn ngất quá 3 phút sẽ dẫn đến c.hết não không hồi phục, đột tử.
Bệnh nhân ổn định sau đặt máy.
Tạo nhịp vĩnh viễn là lựa chọn điều trị khi nhịp tim chậm có kèm theo các triệu chứng, quan trọng hơn là phòng ngừa được nguy cơ c.hết đột ngột
Đặt máy tạo nhịp tim ở người cao t.uổi có nhiều thách thức và nguy cơ vì bệnh nhân thường có nhiều bệnh nội khoa kèm theo như: Suy tim, viêm phổi, suy thận, tăng huyết áp…
Đường đi của mạch m.áu thường giãn, dị dạng và khi đặt máy rất khó, đôi khi xảy ra các biến chứng như thủng tim, xuất huyết và tụ m.áu vết mổ, tràn khí màng phổi… đòi hỏi trình độ chuyên môn bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật phải thực hiện từng bước, cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn cho người bệnh.