Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của t.inh t.rùng.
Tôi thường hút dưới 5 điếu thuốc/ngày. Vợ yêu cầu tôi bỏ thuốc vì có kế hoạch sinh con trong năm nay. Tôi nghĩ việc hút thuốc không liên quan đến chuyện sinh sản. Mong bác sĩ giải thích giúp tôi. (Lê Hoàn, Bình Dương).
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Đình Hiếu – Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), trả lời:
Ước tính 1/3 số nam giới t.uổi trưởng thành hút t.huốc l.á. Hút t.huốc l.á làm tăng nguy cơ mắc bệnh và t.ử v.ong liên quan đến bệnh tim mạch và ung thư. Đồng thời, tác động tiêu cực trên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của t.inh t.rùng.
Cụ thể, hút thuốc làm giảm quá trình sinh tinh, ảnh hưởng xấu đến các chỉ số t.inh d.ịch đồ, bao gồm giảm thể tích t.inh d.ịch, giảm mật độ và tổng số t.inh t.rùng, giảm độ di động tiến tới của t.inh t.rùng và tăng các bất thường hình thái t.inh t.rùng (đầu, cổ và đuôi). Nguyên nhân do rối loạn trục nội tiết sinh sản và tổn thương mô học các cơ quan sinh sản gây ra do t.huốc l.á.
Hút thuốc cũng được chứng minh làm tăng độ phân mảnh ADN, tăng đột biến gene và các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể của t.inh t.rùng trong các nghiên cứu ở động vật. Trên phương diện ADN t.inh t.rùng, hút t.huốc l.á không chỉ có hại với người sử dụng mà còn có thể để lại hậu quả cho con cái sau này.
Tác động có hại của hút t.huốc l.á trên khả năng sinh sản của nam giới được cho là xảy ra ở tất cả các hình thức hút t.huốc l.á: t.huốc l.á đốt cháy, t.huốc l.á làm nóng, t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á không khói (nhai, ngậm hay miếng dán).
Khói t.huốc l.á chứa trên 7.000 hợp chất, trong đó khoảng 70 hợp chất được xem là chất sinh ung thư và gây đột biến. Nicotine, 1 chất hướng thần, cùng với chuyển hóa chất là cotinine, có thể đi qua hàng rào m.áu – t.inh h.oàn và gây hại ở nhiều mức độ khác nhau cho các tế bào sinh tinh.
Những hậu quả tiêu cực của hút t.huốc l.á trên sức khỏe sinh sản nam giới có thể được giảm thiểu hay đảo ngược bằng cách ngưng hút t.huốc l.á. Điều này cần sự quyết tâm của người hút t.huốc l.á và sự hỗ trợ y tế tích cực, kết hợp nhiều biện pháp.
Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới ghi nhận 150 ca
Thai phụbị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp, bác sĩ Bệnh Viện Chợ Rẫy cho biết, theo y văn, hơn 100 năm qua chỉ gặp 150 ca.
Ngày 14.3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) thông tin về việc điều trị thành công cho thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca có tình trạng tương tự.
Trước đó, thai phụ N.T.M.T (21 t.uổi, ngụ Đồng Tháp) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy khi đang mang thai 33 tuần, suy hô hấp, tụt huyết áp, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và thai nhi. Trước tình trạng nguy cấp của thai phụ, Bệnh viện Chợ Rẫy đã kích hoạt quy trình báo động đỏ, hội chẩn liên chuyên khoa ngay tại khoa Cấp cứu.
Đồng thời, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiến hành hội chẩn liên viện với chuyên khoa sản của Bệnh viện Hùng Vương nhằm tìm ra phương án tốt nhất để có thể kịp thời cứu sống cả mẹ và bé.
Mẹ con thai phụ được cứu sống và đã xuất viện. Ảnh N.H
Kết quả hội chẩn xác định thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt bẩm sinh bên trái, gây thoát vị hoàn toàn dạ dày, toàn bộ ruột non và đại tràng ngang lách, tụy lên phổi tráitrênbệnh nhân đang mang thai 33 tuần.
Theo các bác sĩ, thoát vị hoành nghẹt là một bệnh lý rất khó điều trị và phần lớn sẽ áp dụng phương pháp mổ mở để xử lý. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, bệnh nhân là thai phụ đã mang thai được 33 tuần, nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật thông thường có thể sẽ không cứu được em bé. Do đó, bệnh viện đã quyết định sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để tăng khả năng cứu sống cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, cách này cũng gây thách thức đối với đội ngũ bác sĩ do các tạng bị dính với phổi, trong quá trình phẫu thuật nếu không khéo sẽ gây rách tạng, rách ruột non, thủng ruột, thủng dạ dày… và khi dịch tiêu hóa chảy vào phổi thì thai phụ có thể bị suy hô hấp.
Phối hợp liên viện cứu sống thai phụ mắc bệnh hiếm gặp 160 ca trong 100 năm
Ngoài ra, t.uổi thai đã lớn chiếm gần hết ổ bụng lại càng khó cho các phẫu thuật viên sao cho vừa có thể kéo ruột xuống đúng vị trí, không gây thủng lại càng không được làm tổn thương thai và quá trình khâu lại vị trí thoát vị cũng là một thách thức cho bác sĩ khi áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi.
Cùng với sự tham gia hội chẩn của Bệnh viện Hùng Vương, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định sử dụng thuốc hỗ trợ não và hỗ trợ trưởng thành phổi để đảm bảo thai nhi có diễn biến tốt hơn về hô hấp cũng như giảm các di chứng về sau, đặt ống giải áp dạ dày để cải thiện tình trạng căng cứng thiếu m.áu của khối thoát vị. Đồng thời, dùng kháng sinh mạnh liều cao để phòng tránh n.hiễm t.rùng phổi cho thai phụ.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu khẩn. Sau 4 giờ các bác sĩ đã thành công giải áp cho khối thoát vị hoành, toàn bộ dạ dày, toàn bộ ruột non, đại tràng lách và đuôi tụy. Các tạng thoát vị chưa có dấu hiệu hoại tử, chỉ có một phần của mặt trước dạ dày bị bầm m.áu. Các bác sĩ khâu tăng cường, khâu phục hồi lại cơ hoành trái cũng như đặt lưới chống dính 2 mặt ngăn sự tái phát, đặt dẫn lưu màng phổi hỗ trợ phổi trái.
Sau phẫu thuật, thai phụ được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu trong trạng thái còn suy hô hấp nặng, thở máy và tiên lượng phải đặt ECMO. Thai nhi có dấu hiệu suy thai sau 36 giờ.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã khẩn trương hội chẩn với Bệnh viện Hùng Vương và quyết định tiến hành phẫu thuật lần 2 để bắt con. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong vòng 40 phút, thành công cứu sống một b.é g.ái nặng 2 kg. Em bé được tiếp tục theo dõi tại phòng dưỡng nhi của Bệnh viện Hùng Vương và người mẹ tiếp tục được hồi sức tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Sau 6 ngày điều trị, thai phụ đã được xuất viện. Riêng em bé cũng khỏe mạnh, phát triển tốt.