Thực hư việc ăn thịt nướng, thịt hun khói dễ bị ung thư?

Thức ăn nướng, hun khói rất dễ bị cháy khét, từ đó chứa rất nhiều độc tố dễ gây tổn thương bề mặt niêm mạc ruột.

Nhiều người rất thích các món nướng vì chúng không chỉ ngon mà còn hợp khẩu vị. Món nướng đang trở thành đặc sản của nhiều quán ăn, nhất là các món thịt nướng, thịt hun khói. Tuy nhiên, không ít người lo ngại việc ăn các món nướng, hun khói rất dễ phát sinh bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư đường tiêu hóa.

thuc hu viec an thit nuong thit hun khoi de bi ung thu 76b 7105653

Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người – Ảnh: PV

Theo phân tích của TS-BS Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, người ăn đồ nướng, đồ hun khói có nguy cơ cao bị ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa.

“Cấu trúc chất đạm trong thịt qua chế biến như nướng, hun khói sẽ bị biến đổi, dễ gây tổn thương viêm bề mặt niêm mạc thành ống tiêu hóa. Khi viêm tái lập nhiều lần sẽ làm tế bào bị tổn thương, từ đó có thể phát sinh ra các đột biến có hại. Cấu trúc chất đạm trong thịt sẽ ít bị biến đổi theo chiều hướng có hại khi chế biến bằng cách hấp, chưng hoặc luộc”, bác sĩ Đức cho biết.

Theo bác sĩ Đức, thức ăn nướng trực tiếp qua lửa sẽ dễ làm cháy khét thịt hoặc vùng gia vị bám trên thịt. Chính những vùng khét này chứa rất nhiều độc tố do cấu trúc đạm biến tính, dẫn đến gây tổn thương bề mặt niêm mạc ruột khi tiếp xúc với chúng. Riêng đồ hun khói là do lượng nhiệt và khói nung làm bề mặt thịt bị biến đổi, tích tụ các chất độc từ chất khói hun. Từ đó dễ phát sinh ra các tổn thương viêm mạn, t.iền ung thư và nếu kéo dài sẽ dẫn đến ung thư đường tiêu hóa.

Dân gian thường có câu “bệnh tật từ miệng mà ra”. Việc ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học hay ăn uống những món ăn không an toàn chính là những tác nhân gây nên bệnh tật. Bác sĩ Đức khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng, dung nạp thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt heo); hạn chế chế biến thịt bằng cách nướng, hun khói, phơi khô.

Ngoài ra, người dân nên chế biến bằng cách hấp, chưng, luộc; dung nạp thêm thịt trắng, sử dụng nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây có vị chua như cam, ổi… trong bữa ăn; dùng trà xanh là một loại nước uống kèm theo trong các bữa ăn có thịt, cá. Những người trên 40 t.uổi nên nội soi đại trực tràng nếu trong gia đình có người trực hệ mắc ung thư đại trực tràng; còn trên 45 t.uổi nên đi nội soi đại trực tràng lần đầu.

Đưa robot vào phẫu thuật nội soi cắt trọn khối ung thư gan tại Bệnh viện K

Bà N.T.M, 67 t.uổi vào Bệnh viện K thăm khám phát hiện có u gan kích thước 4x5cm… Bệnh nhân đã được chuyên gia của Bệnh viện K và Nhật Bản phẫu thuật nội soi bằng robot, lấy triệt để khối u.

Thành công này ghi dấu bước tiến làm chủ kỹ thuật cao trong điều trị ung thư của các thầy thuốc Bệnh viện K.

Đây là 1 trong 4 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa được bác sĩ bệnh viện cùng chuyên gia Bệnh viện Đại học Nagoya Nhật Bản, mổ thành công bằng cánh tay robot trong các ngày từ 19-23/2. Hai bệnh viện cũng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư trong hôm nay 23/2.

dua robot vao phau thuat noi soi cat tron khoi ung thu gan tai benh vien k 232 7101789

Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Nagoya Nhật Bản ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư.

“Việc ký kết diễn ra thành công cho thấy 2 bệnh viện luôn đề cao tính chuyên môn, đây là cơ hội để các chuyên gia cùng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư đường tiêu hóa giúp cho người bệnh an tâm, tin tưởng điều trị với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Việt Nam”- GS.TS Lê Văn Quảng – Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Phạm Văn Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện K, phẫu thuật nội soi bằng robot là phương pháp mổ tiên tiến, xâm nhập tối thiểu ở trình độ cao nhất, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa tổn thương, hồi phục nhanh sau mổ.

“Phẫu thuật bằng robot có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường. Các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ, phẫu thuật viên thao tác chính xác, sang chấn tối thiểu, không c.hảy m.áu, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện trong khi kết quả điều trị ung thư vẫn được đảm bảo. Sau phẫu thuật, kết hợp với các phương pháp điều trị khác như xạ trị, bệnh nhân kéo dài thời gian sống- PGS.TS Phạm Văn Bình nói.

dua robot vao phau thuat noi soi cat tron khoi ung thu gan tai benh vien k a4a 7101789

Chuyên gia của Bệnh viện K và chuyên gia Nhật Bản điều khiển robot phẫu thuật cắt u gan cho bệnh nhân ung thư.

Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư gan là bệnh ung thư nguy hiểm, tỷ lệ ca mắc và t.ử v.ong đứng hàng đầu. Thống kê của GLOBOCAN cho thấy năm 2020, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người t.ử v.ong vì ung thư gan. Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và t.ử v.ong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp.

Ung thư gan thường được chẩn đoán muộn vì không có triệu chứng ở giai đoạn sớm và sự giám sát không đầy đủ ở người có nguy cơ cao. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế. Dấu hiệu ở giai đoạn muộn là sụt cân, đau bụng, vàng da, sờ thấy u bụng…

Ung thư gan được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh gan đi kèm. Phẫu thuật ung thư gan là ca khó bởi phải tách được trọn tổn thương, triệt căn mà vẫn đảm bảo phần gan lành.

dua robot vao phau thuat noi soi cat tron khoi ung thu gan tai benh vien k e08 7101789

Bệnh viện K đã đưa robot vào phẫu thuật ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, đang hoàn thiện kỹ thuật ở bệnh nhân ung thư tiết niệu, phổi, phụ khoa.

Tuy nhiên GS.TS Phạm Văn Bình cho biết tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật còn thấp, bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc can thiệp điều trị bị hạn chế.

Thực tế, phẫu thuật ung thư là kỹ thuật rất khó, phức tạp để giúp triệt căn khối u nhưng vẫn bảo tồn gan lành, đảm bảo chức năng gan. Do đó, việc đưa robot vào phẫu thuật nội soi đã giúp bác sĩ phẫu tích tỉ mỉ, cầm m.áu và kiểm soát diện cắt an toàn.

Để phòng bệnh, PGS.TS Phạm Văn Bình khuyến cáo người dân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tiêm vắc xin phòng viêm gan. Hằng năm, người dân nên làm xét nghiệm đ.ánh giá chức năng gan giúp sàng lọc và phát hiện sớm bệnh.

GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh thêm việc thực hiện ứng dụng các kĩ thuật mới hiện đại vào điều trị ung thư, đặc biệt là trong phẫu thuật điều trị đã mang lại bước tiến đáng kể cho người bệnh trong quá trình phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống.

dua robot vao phau thuat noi soi cat tron khoi ung thu gan tai benh vien k 51d 7101789

Phẫu thuật bằng robot có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường.

Trong những năm qua, Bệnh viện K đã có nhiều hợp tác hiệu quả với các đối tác Nhật Bản. Có thể kể đến như sự đồng hành của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản (NCCJ) trong hoạt động ghi nhận ung thư, hội chẩn chẩn đoán, điều trị các ca bệnh online hay sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong Dự án nâng cấp Trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K và các chương trình đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia Nhật Bản cho các y bác sĩ của Bệnh viện K.

Việc ký kết giữa 2 bệnh viện hôm nay tập trung 6 nội dung chính bao gồm: Hai bên sẽ có các chuyến thăm và trao đổi của giảng viên, học giả và các nhà quản lý, sinh viên; Hợp tác trong nghiên cứu ung thư bao gồm ung thư cơ bản, dịch tễ học, phòng ngừa, chẩn đoán, sàng lọc, điều trị, kiểm soát ung thư và sống còn; Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội nghị chuyên đề và hội thảo khoa học; Tăng cường hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn, tập trung vào đào tạo Robot, phẫu thuật nội soi , vi phẫu , tạo hình trong ung thư; Trao đổi thông tin, tài liệu cho giới học thuật; Trao đổi, hội chẩn và giới thiệu bệnh nhân giữa 2 Bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *