Với những đặc điểm về môi trường sống cũng như thói quen sinh sản đặc biệt, cá niên xứng đáng là một đặc sản của Bình Định cũng như các tỉnh miền Trung lân cận.
Mỗi khi đặt chân đến đất Bình Định, du khách ắt hẳn sẽ được nghe kể về cá niên, loài cá đặc sản của vùng với thói quen sinh sản độc đáo. Theo đó, cá niên chỉ ở nơi nào suối đầu nguồn chảy xiết, bọt tung trắng xóa là nơi chúng quần tụ. Mùa sinh sản của chúng thường cuối mùa đông – đầu mùa xuân, cá mẹ vượt thác đẻ trứng.
Thậm chí, nhiều người dân địa phương cũng kể về tập tính “vượt thác đẻ trứng” của loài cá này tương tự như cá hồi. Tất nhiên về thực tế thì những đàn cá này không vượt thác thật sự mà sống ở vùng nước chảy xiết dưới chân thác, đồng thời đẻ trứng vào những hòn đá nhám.
Do phải thường xuyên gồng mình lên trước sức nước nơi chân thác mới có thể trụ lại được. Loài cá này chỉ ăn rêu và con hà bám trên gờ đá. Chúng thường sống theo bầy, nhưng do chúng ở trong các gộp đá dưới chân thác và dòng nước chảy nên rất khó bắt. Với môi trường sống trong lành như thế, cá niên được đánh giá là có độ tươi ngon rất cao, vì thế người dân thường rất ít khi chế biến phức tạp để giữ nguyên hương vị của cá.
Cá niên là nguyên liệu để làm thành món ngon và đặc sản của địa phương. Phổ biến nhất là cá niên kho, cá niên nấu rau răm, bên cạnh là các món nướng, chiên giòn và món cá niên nướng chấm với muối ớt và rau dớn đi kèm.
Cá niên có thể chế biến nhiều cách như chiên giòn, làm gỏi, hấp, nấu nghệ, kho… nhưng ngon nhất, đặc trưng nhất phải kể đến là món cá niên nướng với vị béo, bùi, dai của thịt, giòn và ngọt của xương và vị đắng nhân nhẫn của mật và bộ ruột của cá món cá niêng rau dớn là đặc sản của vùng Bình Định. Cá chỉ cần rửa thật sạch, không cần chế biến, không ướp bất kỳ gia vị gì, chỉ cần đem nướng bằng than là được. Khi nướng phải thường xuyên trở đều tay để từng con cá được chín vàng, tươm mỡ không bị cháy đắng và giữ được mùi vị thơm ngon.
TN (SHTT)