Trong thành phần dinh dưỡng của dứa chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, sắt … phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nếu bạn thường xuyên uống nước dứa có thể tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian hồi phục khi bị bệnh.
Theo các chuyên gia nghiên cứu chia sẻ nếu trẻ thường xuyên được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không thường xuyên uống nước ép dứa.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong dứa có chứa chất bromelain là một enzym và nước ép trái cây này được chứng minh là giúp p.hân h.ủy và tiêu hóa protein. Bên cạnh đó, chất bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên uống ép dứa chứa nhiều sẽ bôi trơn thành ruột tốt cho hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Hỗ trợ điều trị ung thư
Theo các chuyên gia một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trong đó nước dứa tươi được sử dụng có tác động ức chế các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư kết tràng hiệu quả. Ngoài ra, trong dứa còn có chất beta-carotene giúp bảo vệ chống lại ung thư tuyến t.iền liệt rất hiệu quả
Tác dụng tốt cho da
Trong thành phần của nước dứa có chứa vitamin C và beta-carotene. Ngoài ra, trong dứa còn chứa những chất chống oxy hoá này có thể giúp chống lại các tổn thương da gây ra bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, làm giảm nếp nhăn, và cải thiện kết cấu da tổng thể.
Ngoài ra, trong dứa chứa nhiều vitamin C cũng giúp tạo thành collagen, một chất tạo cho da sức mạnh và nâng đỡ cấu trúc của nó.
Biến nước lá tía tô thành “thuốc quý” bổ phổi, thận, tiêu mỡ
Tía tô được mệnh danh là “thánh dược” vì những công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tía tô có tính ấm vị cay, có thể tán hàn, thúc đẩy khí lưu thông, giảm đau bụng, tức ngực, buồn nôn do lạnh bụng khí trệ.
Nhiều người thường lấy lá tía tô đun nước uống hoặc ngâm với nước sôi để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Nước lá tía tô uống không đã tốt, nếu biết kết hợp với những nguyên liệu dưới đây sẽ càng tăng hiệu quả ngừa bệnh, chống khô da, tốt cho phổi.
Tác dụng của việc uống nước ngâm lá tía tô
Lá tía tô ngâm nước có thể dùng như trà trong cuộc sống hàng ngày, giá trị dinh dưỡng rất cao. Y học Trung Quốc cho rằng lá tía tô có tác dụng bồi bổ khí và dạ dày, giải trừ ngoại cảm, vì vậy nếu cơ thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc cảm mạo thì có thể uống lá tía tô.
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn, hoặc bị dị ứng và say nắng sau khi ăn cá và cua, uống nước lá tía tô cũng có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. Ngoài ra, lá tía tô còn có khả năng ra mồ hôi rất tốt nên nếu bị cảm, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sợ lạnh, uống lá tía tô có thể phục hồi sức khỏe cho cơ thể. Nếu cơ thể tỳ vị hư hàn, tức ngực khó thở cũng có thể trị bệnh.
Nhiều người thường chỉ đun mỗi nước lá tía tô mà không biết kết hợp nó với một số nguyên liệu khác có thể tăng thêm hiệu quả.
1. Nước tía tô với hạnh nhân giải cảm, chống khô da
Hạnh nhân vị đắng tính ấm, có tác dụng trừ ho hạ khí, nhuận tràng. Khi kết hợp với tía tô rất tốt để phòng ngừa và hỗ trợ giải cảm, thích hợp cho những người hay bị cảm mạo, khô da trong mùa thu. Lưu ý, người đi ngoài phân lỏng, phân không có hình dáng không nên dùng bài thuốc này.
Cách làm: Lấy 6 gam hạnh nhân bóc vỏ hoặc tán thành bột, cho vào nước đun trong 5-10 phút, cho 10 gam lá tía tô vào ngâm khoảng 10 phút, cuối cùng cho đường nâu (không quá 5 gam).
2. Nước tía tô và lá sen nhuận ruột, tiêu mỡ
Loại trà này thích hợp với người già bị táo bón, mỡ trong m.áu cao, có thể phát huy tác dụng nhất định trong việc điều hòa dạ dày, kiểm soát chất béo, làm ẩm ruột và nhuận tràng. Lưu ý, những người có lá lách và dạ dày đặc biệt yếu không nên uống loại trà này.
Cách làm: Lấy lá tía tô và lá sen mỗi thứ 3 gam, thêm nước sắc, hãm uống.
3. Nước tía tô, lá trắc bá diệp điều hòa phổi thận
Lá trắc bá diệp có tính lạnh, có thể trung hòa với tính ấm của lá tía tô, đi vào kinh phế và thận, có tác dụng mát huyết cầm m.áu, giảm ho suyễn, đen râu tóc. Kết hợp nó với lá tía tô rất thích hợp để điều chỉnh sự thiếu hụt của phổi và thận.
Nếu chân tay lạnh, thận hư có thể thêm kỷ tử; nếu chân tay yếu, phế hư có thể thêm một ít hoàng kỳ. Triệu chứng khi bị phế hư là họng đỏ sưng, lưỡi đỏ, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay nóng; triệu chứng của thận hư là sắc mặt tái nhợt, lòng bàn tay nóng, có hiện tượng phù.
Cách làm: Lấy 5 gam lá tía tô và 5 gam lá trắc bá diệp, rửa sạch bằng nước sạch, cho nước sôi vào hãm, 5 phút sau là uống được. Hoặc có thể lấy lá tía tô và lá trắc bá diệp mỗi thứ 15g, ngâm nước 30 phút, bỏ bã thuốc, thêm 1000ml nước, đun to lửa, sau đó hạ lửa nhỏ nấu 30 phút, lọc lấy nước bỏ bã rồi uống.
Cấm kỵ khi uống nước ngâm lá tía tô
Mặc dù uống nước lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp. Một số người sau khi uống nước lá tía tô có cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên khi gặp các triệu chứng này nên tạm ngừng uống.
Vì lá tía tô có tính ấm, người có biểu hiện nóng trong nhiều thì tốt nhất không nên uống, vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Nếu mắc bệnh, thuộc chứng âm hư, biểu hiện chủ yếu là ớn lạnh, phát sốt hoặc đau đầu, thì tốt nhất không nên uống lá tía tô mà nên ăn nhiều các vị thuốc bắc có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng.
Thành phần chủ yếu của lá tía tô là perillone, một loại hợp chất xeton, những chất này khi vào cơ thể động vật sẽ có tác dụng gây độc rất mạnh, đặc biệt gây hại nhiều nhất cho phổi. Nếu uống một lượng lớn các chất như vậy, phổi dễ bị khí thũng và tràn dịch màng phổi, trường hợp nặng có thể t.ử v.ong. Do đó, nên uống vừa phải.
Ngoài ra, trong lá tía tô còn chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Một lượng lớn lắng đọng trong cơ thể dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, trường hợp nặng có thể gây tổn hại khả năng tạo m.áu của các cơ quan nội tạng.