Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người dân luôn được khuyến khích chủ động thực hiện những biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo và giữ mình sạch khỏe để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Chủ động giữ mình sạch khỏe luôn là yếu tố được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh
Bên cạnh khuyến cáo 5K từ Bộ Y tế: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”, thói quen súc miệng, súc họng cũng được các chuyên gia khuyến cáo như một biện pháp bổ sung góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Ngoài những biện pháp được tin dùng rộng rãi như trên, từ cẩm nang phòng dịch Covid-19 cho hộ gia đình thuộc chương trình Vững Vàng Việt Nam hợp tác giữa Bộ Y tế và Unilever, chăm sóc răng miệng đúng cách cũng là một thói quen quan trọng không kém góp phần bảo vệ sức khỏe mà không ít người vẫn đang xem nhẹ.
Khoang miệng được coi là “cửa ngõ” quan trọng trong việc ngăn chặn virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Do đó, đ.ánh răng, súc miệng, họng 2 lần/ngày với nước súc miệng kháng khuẩn và vệ sinh bàn chải đúng cách được đề nghị như các phương pháp bổ sung để ngăn ngừa dịch bệnh.
Mặt khác, virus SARS-CoV-2 được xác định cũng có cơ chế xâm nhập và tấn công vào cơ thể người bệnh giống với các chủng virus gây viêm đường hô hấp thường gặp: xâm nhập vào hầu họng, xâm nhập các tế bào niêm mạc và tiếp tục nhân lên.
Sau khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, virus sẽ phá vỡ tế bào để tràn ra bên ngoài và tấn công vào một tế bào mới. Đây cũng là giai đoạn ủ bệnh và rất dễ lây lan cho cộng đồng do người bệnh chưa có triệu chứng bệnh.
Chính vì thế, Bộ Y tế đã khuyến cáo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày bao gồm súc miệng, súc họng là phương pháp bổ sung cần thiết để vừa bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn giao mùa, mà còn góp phần ngăn ngừa dịch bệnh. Thói quen này tuy đã được phổ biến từ lâu, nhưng không ít người vẫn đang xem nhẹ và thực hiện chưa đúng cách.
Công thức kháng khuẩn CPC trong nước súc miệng giúp kháng khuẩn 99,9% sau 30 giây
Năm nay, phòng thí nghiệm độc lập được quốc tế công nhận Microbac Laboratories, phát hiện dùng nước súc miệng chứa công nghệ CPC trong 30 giây có hiệu quả kháng khuẩn đến 99,9%. Từ lâu hoạt chất công thức kháng khuẩn Cetylpyridinium Chloride (CPC) đã được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa và được chứng minh hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn giúp ngăn ngừa các loại bệnh và vấn đề về răng miệng.
Virus gây ra Covid-19 lây lan chủ yếu qua giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi, phát hiện trước, trong và sau giai đoạn cấp tính của bệnh, cũng như trường hợp không triệu chứng. Vì thế, giảm tải lượng virus trong miệng có thể giảm sự lây truyền. Những phát hiện này chỉ ra, nước súc miệng có thể là bổ sung quan trọng, cùng các biện pháp phòng ngừa hàng ngày như rửa tay, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.
Nước súc miệng kháng khuẩn P/S Active Defense mới với công thức CPC đột phá, có khả năng t.iêu d.iệt đến 99.9% vi khuẩn chỉ sau 30 giây (*), giúp bạn tự tin hơn với hàm răng chắc khỏe, khoang miệng sạch khuẩn và hơi thở thơm tho suốt ngày dài, cho cả gia đình an tâm và khỏe mạnh trong thời tiết giao mùa khi nhiều loại bệnh qua khoang miệng thường xuyên rình rập tấn công.
Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đ.ánh răng 2 lần mỗi ngày, chính là thói quen giúp củng cố “chốt chặn cuối cùng” ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
*Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, trên vi khuẩn hiếu khí và yếm khí thường gặp trong miệng trong điều kiện thí nghiệm.
Mùa mưa, chủ động phòng sốt xuất huyết từ thói quen sinh hoạt
Mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.
Đây là bệnh có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang còn nhiều biến động, càng không thể để tình hình “dịch chồng dịch” gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Phòng ngừa bệnh dễ dàng từ thói quen sinh hoạt
Vấn đề được xem là cốt lõi làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh chóng hiện nay có lẽ là việc người dân vẫn chưa có thói quen diệt muỗi, diệt lăng quăng một cách triệt để trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày ngay tại nhà, chính những thói quen này, cộng với tình hình thời tiết hiện nay và tâm lý chủ quan cũng là cơ hội khiến muỗi sinh sản nhanh chóng và gây bệnh.
Ngành Y tế kiểm tra công tác phòng bệnh sốt xuất huyết tại hộ dân.
Bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tự phòng, chống tại nhà, cần lưu ý, mỗi ngày chỉ cần vài phút phút là có thể ngăn ngừa bệnh.
Hiện nay, theo khuyến cáo của Bộ Y tế biện pháp chủ yếu và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy:
– Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước.
– Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.
– Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ thường xuyên để đảm bảo đồ chứa nước luôn sạch sẽ, không tạo môi trường sinh sôi cho loăng quăng/bọ gậy.
– Thu gom và hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,… dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
– Thả muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước các bình cắm hoa thường xuyên.
Phòng chống muỗi đốt:
– Mặc quần áo dài, kể cả ở nhà.
– Ngủ trong màn bất kể là ngày hay đêm.
– Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem bôi đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi… để tránh bị đốt.
– Nếu nhà có trường hợp mắc bệnh thì nên cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, ngoài những thói quen phòng, chống bệnh từ bên ngoài kể trên, một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước cho cơ thể và ăn các loại quả chứa nhiều Vitamin C, cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút m.áu người, gây lây nhiễm virus Dengue.
Trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở t.rẻ e.m, nhưng hiện nay rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ t.ử v.ong do căn bệnh này khá cao. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở các khớp. Các triệu chứng của bệnh từ thể nhẹ đến thể nặng sẽ lần lượt xuất hiện, thậm chí một số trường hợp có thể khiến người bệnh t.ử v.ong nhanh chóng.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết là bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Virus gây bệnh sốt xuất huyết chỉ lây bệnh bằng con đường muỗi vằn đ.ốt n.gười bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết đốt.
Không có sự lây truyền trực tiếp bệnh sốt xuất huyết từ người sang người.
Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào m.áu của bệnh nhân bằng cách chích (đốt) người bệnh. Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh.
Ai có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết?
Những người sống hoặc đi du lịch đến những quốc gia ở vùng nhiệt đới hoặc các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao đều có khả năng bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao hơn bao gồm:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai (virus có thể truyền từ mẹ sang thai nhi)
Người cao t.uổi
Người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương