Ngày 9-8, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có văn bản gửi các cơ sở tiêm chủng về việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người thuộc nhóm trì hoãn tiêm hoặc cần thận trọng tiêm chủng.
Các đơn vị cần tạo điều kiện để người dân được tiêm ngay tại chỗ.
Tiêm vắc xin Pfizer cho người trên 65 t.uổi tại Viện Y dược học dân tộc, quận Phú Nhuận, TP.HCM ngày 8-8 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong quá trình tổ chức tiêm chủng đã ghi nhận nhiều trường hợp đến các điểm tiêm chủng, qua khám sàng lọc phát hiện có lý do phải trì hoãn tiêm hoặc cần chuyển vào bệnh viện nhưng không được hướng dẫn, theo dõi và hẹn lịch tiêm tiếp theo.
Sở Y tế đề nghị lãnh đạo bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở tiêm chủng chỉ đạo các đội tiêm, nhân viên y tế phụ trách khám sàng lọc phải xác định đúng nhóm phải trì hoãn tiêm, giải thích rõ cho người đi tiêm về nguyên nhân trì hoãn tiêm.
Đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính…), đội tiêm hướng dẫn cho người đến tiêm có thể trở lại điểm tiêm để đ.ánh giá, nếu tình trạng sức khỏe ổn định hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vắc xin.
Đối với những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng, đã có quy định có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.
Do đó, các đơn vị tăng cường đ.ánh giá kỹ tình trạng sức khỏe của người đến tiêm, xử trí chuyên môn để tạo điều kiện cho người dân được tiêm ngay tại chỗ.
Đối với người có bất thường về mạch, huyết áp, tùy theo năng lực và phạm vi chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc, điều kiện thực tế của điểm tiêm, có thể xử trí theo phác đồ điều trị, nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì thực hiện tiêm vắc xin.
Đối với những trường hợp tiêm tại điểm tiêm ngoài bệnh viện, nếu đội tiêm đ.ánh giá bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện thì thực hiện chuyển tuyến cho người cần tiêm đến bệnh viện phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại của người dân.
Đồng thời phải giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển; cung cấp cho người dân một bản phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, lưu ý ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến và lý do chuyển tiêm chủng để làm căn cứ cho người dân đến tiêm tại bệnh viện.
Sở Y tế lưu ý các bệnh viện tích cực tiếp nhận người được chuyển tuyến và thực hiện tiêm vắc xin. Nếu ghi nhận việc chuyển tuyến không hợp lý, bệnh viện vẫn thực hiện tiêm vắc xin cho người dân, đồng thời chủ động phản hồi với trung tâm y tế nơi có người được chuyển để rút kinh nghiệm với đội tiêm.
UBND TP Thủ Đức và các quận huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, những trường hợp phải trì hoãn tiêm hoặc thận trọng tiêm chủng để người dân có thêm thông tin.
HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19
Từ ngày 8-7, báo T.uổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.
Các câu hỏi sẽ được báo T.uổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định… đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để dập dịch.
Người đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 vẫn phải tuân thủ quy định phòng dịch
Những người đã tiêm chủng mặc dù có thêm lớp bảo vệ, vẫn phải cẩn thận với đại dịch Covid-19.
Và họ cần làm gì để giữ an toàn?
Theo CDC Mỹ, những người tiêm đủ 2 mũi ít có nguy cơ phải nhập viện hoặc t.ử v.ong hơn những người chưa tiêm chủng. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), bác sĩ Lyssette Cardona, trả lời những câu hỏi này và nêu lý do tại sao tiêm chủng vẫn là vũ khí tốt nhất trong cuộc chiến chống lại Covid-19, theo Cleveland Clinic.
Tiến sĩ Cardona khuyên người đã tiêm vắc xin không được mất cảnh giác. Mặc dù vắc xin có hiệu lực nhưng vẫn có khả năng bạn bị nhiễm bệnh.
Tiêm đủ 2 liều vắc xin được khuyến cáo là cách tốt nhất để chống lại các biến chứng nghiêm trọng như nhập viện hoặc t.ử v.ong do nhiễm Covid-19.
Không có vắc xin nào bảo vệ 100% khỏi bệnh, nhưng nó mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn để chống lại các hậu quả nếu bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với Covid-19.
Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, có thể lây lan bệnh cho người khác không?
Những người đã được tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể truyền virus cho người khác, kể cả những người đã được tiêm phòng. Tiến sĩ Cardona nói rằng khả năng truyền nhiễm Covid-19 với những người đã tiêm phòng xảy ra với tỷ lệ thấp hơn.
Người được tiêm chủng vẫn bị nhiễm Covid-19?
Vẫn có những trường hợp người đã tiêm 1 mũi vắc xin hoặc đã tiêm đủ 2 liều vẫn bị nhiễm Covid-19.
Người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và tuân thủ các khuyến cáo phòng dịch của cơ quan y tế địa phương. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tại sao?
Tiến sĩ Cardona cho biết vắc xin Covid-19 phát huy khả năng bảo vệ tốt nhất bắt đầu từ 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 mũi. Hai tuần là thời gian cần thiết để hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại Covid-19, theo Cleveland Clinic.
Nếu một người bị dương tính với Covid-19 hoặc nhiễm bệnh vài ngày sau đó, rất có thể họ đã bị nhiễm Covid-19 trước khi tiêm đủ 2 mũi.
Có những trường hợp người tiêm vắc xin vẫn bị bệnh hoặc nhiễm Covid-19, nhưng những biến chứng nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vắc xin.
Vắc xin Covid-19 có hiệu lực được bao lâu?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ và các chuyên gia vẫn đang làm việc để xác định câu trả lời. Nhưng một điều chắc chắn là tiêm chủng vẫn là lựa chọn an toàn nhất cho bạn và người thân và lợi ích của cộng đồng.
Tác dụng của vắc xin Covid-19
Vào ngày 7.6, CDC Mỹ đã ban hành một thông cáo báo chí về nghiên cứu của họ về hiệu quả của vắc xin ở những người đã tiêm đủ 2 liều.
Nghiên cứu cho thấy vắc xin Pfizer và Moderna được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, có khả năng làm giảm đến 91% nguy cơ nhiễm Covid-19 đối với người đã tiêm đủ 2 mũi.
Hai loại vắc xin này đều bắt đầu có tác dụng bảo vệ từ 14 ngày sau khi tiêm.
Kết quả cũng cho thấy, những người đã tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Covid-19, có thể ít lây lan cho người khác hơn.
Kết quả còn phát hiện, đối với những người đã tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Covid-19, số lượng virus có trong mũi của họ ít hơn 40% so với người chưa tiêm vắc xin bị nhiễm Covid-19. Ngoài ra, đối với người đã tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Covid-19, khoảng thời gian có thể phát hiện virus trong mũi của họ ít hơn 6 ngày so với người không tiêm vắc xin mà bị nhiễm Covid-19, theo Cleveland Clinic.
Ngoài ra, đối với những người đã tiêm 1 hoặc 2 mũi, nguy cơ nhiễm Covid-19 kéo dài hơn 1 tuần thấp hơn 66% so với những người chưa tiêm, nghĩa là người đã tiêm vắc xin ít bị nhiễm bệnh lâu hơn 1 tuần.
Người đã tạo ra kháng thể, vẫn có thể nhiễm Covid-19 thì sao?
CDC Mỹ nói rằng những trường hợp người đã tiêm đủ liều vắc xin, chờ đủ 2 tuần sau để cơ thể tạo kháng thể, vẫn có thể bị nhiễm Covid-19 nhưng không phải là dấu hiệu cho thấy vắc xin không hoạt động. Cho đến nay, các ca nhiễm như thế này chỉ xảy ra với số lượng nhỏ ở những người được tiêm chủng đầy đủ, ngay cả với các biến thể Delta.
Điều quan trọng là những trường hợp mắc bệnh này vẫn nhẹ hơn so với những người chưa tiêm chủng.
Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, CDC Mỹ báo cáo rằng, những người tiêm đủ 2 mũi ít có nguy cơ phải nhập viện hoặc t.ử v.ong hơn những người chưa tiêm chủng, theo Cleveland Clinic.
Vẫn nên thận trọng
Tiến sĩ Cardona nhấn mạnh rằng những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn cần phải thận trọng.
Người đã tiêm vắc xin, vẫn có thể bị lây nhiễm Covid-19, nếu không tuân thủ tốt các biện pháp phòng dịch.
CDC Mỹ cũng khuyến cáo người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo phòng dịch của cơ quan y tế địa phương, theo Cleveland Clinic.