Sau một thời gian hết huyết thanh kháng dại, đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) đã có huyết thanh để tiêm cho người dân được bác sĩ chỉ định tiêm.
Qua đó giúp người dân không phải di chuyển lên tuyến trên, đỡ tốn kém thời gian, công sức, t.iền bạc.
Nhân viên y tế CDC Đồng Nai chuẩn bị tiêm huyết thanh kháng dại cho một trường hợp bị chó nghi dại cắn
Trước đó, khi CDC Đồng Nai hết huyết thanh kháng dại, người dân bị chó, mèo cắn mức độ nặng phải đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ở TP.Hồ Chí Minh để tiêm.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân nếu bị chó, mèo nghi bị dại cắn, cào rách da ở vùng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ) hoặc vùng nhiều đầu dây thần kinh như các đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận s.inh d.ục hoặc bị nước bọt của chó, mèo nghi dại dính vào niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương, bị cắn nhiều vết thương sâu trên cơ thể thì cần được tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại ngay lập tức.
Kháng thể có trong huyết thanh có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế, nhờ đó bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vaccine.
Tùy thuộc vào mức độ của vết thương và trọng lượng cơ thể người bị chó, mèo cắn, cào, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định liều lượng huyết thanh phù hợp. Người dân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tiêm đủ liều huyết thanh và vaccine để phòng ngừa bệnh dại.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Đồng Nai ghi nhận 3 ổ dịch chó dại tại Nhơn Trạch, Định Quán và Trảng Bom. Ngoài ra, có nhiều người khác cũng bị chó, mèo cắn, cần phải tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại.
Nhập viện khẩn chiều mùng 1 Tết vì tai nạn xảy ra khi đ.ánh răng
Khi đang đ.ánh răng sau nhà bếp, cậu bé ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Vết thương rắn cắn c.hảy m.áu nhiều và sưng tấy nghiêm trọng, nạn nhân phải truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM), nạn nhân là một b.é t.rai tên T.Q.D (8 t.uổi, Long An), nhập viện vào chiều mùng 1 Tết Nguyên đán.
Tai nạn xảy ra khi em D. ra sau nhà bếp đ.ánh răng và bị rắn cắn ở bàn tay trái. Người nhà bắt được con rắn lục đuôi đỏ. Vết thương của cậu bé đau và c.hảy m.áu, được gia đình cầm m.áu ban đầu rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, trẻ được sơ cứu, cầm m.áu, truyền dịch rồi chuyển lên TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng TP, bác sĩ trực ghi nhận cậu bé bị sưng bầm bàn tay trái, lan lên cẳng tay trái, c.hảy m.áu thấm gạc, vẻ mặt trẻ lừ đừ. Kết quả xét nghiệm cho thấy có rối loạn đông m.áu nặng. Do người nhà mang theo con rắn, bác sĩ xác định được loại nọc độc và xử trí bằng cách truyền 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ.
Cậu bé được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu. Ảnh: BSCC.
Tuy nhiên, sau 6 giờ truyền huyết thanh, vết rắn cắn vẫn sưng to và lan tiếp lên cánh tay trái. Trẻ lại được truyền thêm 5 lọ. Kết quả, sau 24 giờ, tình trạng trẻ có cải thiện, vết thương hết c.hảy m.áu và bớt sưng bầm.
Bác sĩ Tiến cảnh báo phụ huynh cần lưu ý phát quang xung quanh nhà tránh rắn hoặc ong và côn trùng tấn công trẻ. Đồng thời, hướng dẫn trẻ không nên khi đi lại dưới ruộng cỏ lùm cây vì dễ bị rắn độc tấn công; người lớn nên mang giày ủng khi làm việc vùng đồng cỏ, ruộng vườn; tránh đi chân đất hoặc trèo cây để đề phòng tai nạn rắn cắn hoặc té ngã.