Hai trường hợp này đều phải trải qua nhiều lần lọc m.áu và thời gian dài điều trị tại khoa Hồi sức tích cực với tình trạng nguy kịch.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chiều tối 2/8, trường hợp đầu tiên là N.T.B., nữ, 65 t.uổi, trú tại Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.
Người này có t.iền sử bướu giáp đa nhân đã phẫu thuật, được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 ngày 23/5. Đến ngày 29/5, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Phổi Bắc Giang. Sau một ngày thở oxy không đáp ứng, bà B. được chuyển sang thở oxy dòng cao (HFNC) và đặt ống nội khí quản, thở máy.
Tuy nhiên, ngày 2/6, bệnh nhân diễn biến nặng, được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhân trong tình trạng thở máy qua nội khí quản, duy trì ECMO, phổi thông khí 2 bên giảm, chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng. giảm 2 dòng hồng cầu và tiểu cầu, đông m.áu cơ bản rối loạn tăng đông nặng.
Bệnh nhân từng diễn biến nguy kịch trong thời gian điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC .
Các bác sĩ cho bệnh nhân thở máy kết hợp ECMO, điều trị chống đông m.áu, bội nhiễm phổi, bổ sung m.áu và chế phẩm m.áu, chăm sóc toàn diện tích cực.
Từ ngày 5 đến 10/6, bệnh nhân liên tiếp trải qua 4 lần lọc m.áu do chưa có dấu hiệu khá lên, chức năng phổi giảm nghiêm trọng.
Tới ngày 15/6, sau 11 ngày thở máy, ECMO và chăm sóc tích cực, chức năng phổi của bệnh nhân vẫn chậm hồi phục, tiên lượng thở máy kéo dài và được chỉ định mở khí quản tại giường, chăm sóc hô hấp.
Hai ngày sau, bệnh nhân tiến triển tốt hơn, chức năng phổi cải thiện. Bệnh nhân được cai ECMO thành công, tiếp tục duy trì thở máy. Các chức năng sống của bệnh nhân tạm thời ổn định nhưng thể trạng suy kiệt.
Ngày 6/7, bệnh nhân có chuyển biến rõ rệt, cơ lực khá hơn, bệnh nhân được chuyển về chế độ tự thở một phần, ngừng toàn bộ kháng sinh và chăm sóc hô hấp tích cực.
Hôm nay (2/8), sau 78 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã ổn định về dấu hiệu sống, duy trì thở máy với chế độ hỗ trợ một phần, âm tính 3 lần liên tiếp với SARS-CoV-2 và được chuyển tuyến cơ sở để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Trường hợp thứ hai là H.T.H., nữ, 37 t.uổi, có địa chỉ ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Ngày 18/5, người này có triệu chứng của Covid-19 và phải tới điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang để được chăm sóc tích cực.
Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với thở oxy và phải can thiệp ống nội khí quản, thở máy, lọc m.áu và ECMO. Do tiên lượng nặng, bệnh nhân được chuyển tới khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 30/6.
Tại đây, bệnh nhân trong tình trạng duy trì t.huốc a.n t.hần, n.hiễm t.rùng rõ, thể trạng suy dinh dưỡng mức độ vừa, phù toàn thân, da niêm mạc nhợt, huyết sắc tố giảm.
Các bác sĩ đã thiết lập máy thở, duy trì ECMO, lọc m.áu lần một cho bệnh nhân. Sau 4 ngày, tình trạng bệnh nhân chưa có tiến triển, hình ảnh chụp X-quang phổi có tổn thương lan tỏa toàn bộ 2 bên, thông khí giảm. Bệnh nhân được chỉ định lọc m.áu 2 lần liên tiếp kết hợp chăm sóc toàn diện.
Tới ngày 13/7, sau 14 ngày ECMO, tổn thương phổi dần hồi phục, chức năng phổi tốt lên, bệnh nhân cai ECMO thành công. Bệnh nhân được đ.ánh giá cơ lực, tập phục hồi chức năng kết hợp dinh dưỡng đường tĩnh mạch nâng cao thể trạng.
Ngày 1/8, bệnh nhân được cai máy thở và rút ống nội khí quản thành công, chuyển qua thở oxy kính mũi. Tới hôm nay, bà H. có 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính với nCoV, toàn trạng ổn định, qua giai đoạn nguy kịch và được chuyển tuyến cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị.
Bác sĩ Đặng Văn Dương, khoa Hồi sức tích cực, nhận định: “Đây là 2 ca bệnh rất nặng, từng nguy kịch, nguy cơ t.ử v.ong nhưng may mắn đều đã ổn định dấu hiệu sống. Trong quá trình điều trị, cả hai bệnh nhân đều tổn thương phổi nặng nề dẫn đến quá trình hồi phục khá chậm”.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khoa Hồi sức tích cực hiện có 26 bệnh nhân diễn biến nặng và nguy kịch. Trong đó, 22 ca thở máy và 5 trường hợp đang được can thiệp ECMO.
Nhói lòng tâm sự của bác sĩ tuyến đầu chống dịch trước ngày con trai thi Tốt nghiệp THPT
Gần 2 tháng không thể ở cạnh con trong những ngày chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời, chị Nguyễn Thị Luyện chỉ có thể dành những lời chúc đến con qua chiếc điện thoại.
Suốt gần 2 tháng qua, hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Luyện cùng hơn 200 cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện Phổi Bắc Giang ở luôn tại viện chống dịch, không thể về nhà. Con trai lớn đang bước vào Kỳ thi Tốt nghiệp THPT quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh, tuy nhiên bố mẹ lại không thể ở bên.
Những dòng tâm sự của người mẹ khiến ai nấy đều cảm thấy xúc động. Chị tâm sự con trai là người thiệt thòi nhất từ lúc sinh ra tới nay:
‘Viết cho cái thằng trong ảnh, nói cho cùng nó là cái thằng phải chịu nhiều thiệt thòi nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nó chào đời trong lúc bố mẹ nó đang phải trải qua giai đoạn khó khăn về kinh tế. Bố đi học mẹ chạy chợ khắp nơi, con người ta có sữa uống nó chỉ ngày 3 bữa cháo, vậy mà nó cứ lớn như Thánh Gióng’.
Tuy nhiên, người mẹ cũng không quên ‘mắng yêu’ con trai của mình bằng những lời lẽ vừa dí dỏm hài hước lại chân thành:
‘Khi lớn lên nó học không giỏi và bị liệt kê vào thành phần ngu nhưng hơi ngoan. Mỗi khi nói chuyện với nó chỉ được 3 câu là cả bố và mẹ đều nhảy ngược lên vì sự thông minh của nó, và nín thở chờ đợi mãi rồi cũng đến ngày nó thi tốt nghiệp.
Ngày mai nó thi tốt nghiệp mà cả bố và mẹ nó đã không có ở nhà để c.hửi nó 2 tháng rồi. Chắc nó sung sướng với khoảng thời gian vừa rồi lắm, nhưng xét cho cùng nó luôn là thằng phải chịu nhiều thiệt thòi nhất nhà’.
Tâm sự của nữ Điều dưỡng trưởng – BV Phổi Bắc Giang trước ngày con trai bước vào kỳ thi quan trọng trong đời.
Chị Nguyễn Thị Luyện, Điều dưỡng trưởng khu Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Phổi Bắc Giang).
Chị Luyện cũng cho biết nếu như không bị ảnh hưởng bởi dịch có lẽ chị sẽ là người trực tiếp đưa con đi thi để em không bị tủi thân. Nhưng tất cả đành gác lại vì nhiệm vụ và sức khỏe cộng đồng.
‘Lẽ ra mai nếu không vì con covid thì mẹ nó sẽ đưa nó đi thi cho nó cảm thấy được an ủi. Nhưng có lẽ ngày về nhà của bố mẹ nó còn xa vời lắm vì thế chỉ biết chúc nó ngày mai thi cho tốt để không bị ăn c.hửi nữa thôi. Cố gắng lên nhé thằng con trai của mẹ’.
Sau khi đăng tải, bài viết của chị Nguyễn Thị Luyện nhanh chóng nhận được sự đồng cảm của nhiều phụ huynh. Dưới phần bình luận rất nhiều người đã để lại lời chúc cho chị cũng như các bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Đồng thời mong muốn con trai của chị sẽ làm bài thật tốt để không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ.
Chị Luyện cùng các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đã 2 tháng chưa về nhà.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7 trên cả nước với hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Năm nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 33 điểm thi với hơn 18.400 thí sinh tham dự kỳ thi đợt 1. Gần 2.500 thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và sống ở vùng phong tỏa, cách ly y tế sẽ tham dự đợt 2.
(Ảnh: FBNV)