Ung thư tuyến mồ hôi – hiếm nhưng nguy hiểm

Ung thư tuyến mồ hôi là bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ không cao trong ung thư, nhưng số ca mắc gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Tuy là một bệnh lý hiếm gặp, song ung thư tuyến mồ hôi lại là một thách thức trong việc chẩn đoán và khó khăn trong điều trị.

Chẩn đoán khó khăn

Ung thư tuyến mồ hôi (UTTMH) là một loại bệnh lý do sự phát triển quá mức và mất kiểm soát của tuyến mồ hôi, có khả năng xâm lấn ra mô xung quanh và di căn.

Đến nay, y học thế giới vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân trực tiếp gây UTTMH. Bệnh có liên quan đến tia cực tím (UV), khi tia này tiếp xúc với da gây ra hiện tượng suy giảm miễn dịch của phần da nơi tiếp xúc.

Ung thư tuyến mồ hôi xuất phát từ những cấu trúc phần phụ của da, ban đầu là những nốt nhỏ, diễn tiến rất chậm trong thời gian dài rồi đột ngột gia tăng kích thước. Không có hình ảnh đặc trưng nào giúp xác định chẩn đoán, chỉ đến khi các khối u trên cơ thể bệnh nhân có hiện tượng ra m.áu, tiết dịch thì triệu chứng mới rõ ràng.

Trên lâm sàng, vị trí các tổn thương của bệnh UTTMH nhiều nhất là ở mặt: 48,6%; các chi: 19%; vùng thân mình: 17,4%; da đầu và cổ chiếm 14%. Đa phần các trường hợp được phát hiện đều xuất hiện một cục cứng trong da, nằm ở vị trí cẳng chân, đùi phải hoặc đùi trái và vai, cánh tay.

Tổn thương trên lâm sàng là một khối bướu kích thước nhỏ dưới da, không đối xứng, giới hạn không rõ ràng, sượng cứng, xâm nhiễm ra da, bề mặt da sẫm màu hoặc có màu hồng. Ban đầu khối bướu có thể nhỏ, không đáng quan tâm, nhưng càng về sau bướu lớn dần, xâm chiếm vào mô, xương, gây đau nhức dữ dội cho bệnh nhân.

Một đặc trưng nữa, UTTMH là loại ung thư di căn rất nhanh đến hạch bạch huyết, do vậy ngoài tổn thương nguyên phát, các tổn thương hạch vùng nách, hạch cổ là những triệu chứng chính khiến người bệnh tìm đến khám và điều trị. Những khối hạch thường tròn, cứng, có thể rời rạc hoặc dính chùm với nhau.

Các hạch này thường không gây đau đớn. Gan, phổi hay xương là những vị trí thường bị di căn nhiều nhất.

Bài Viết Liên Quan

ung thu tuyen mo hoi hiem nhung nguy hiem e2b 5734410

Ung thư tuyến mồ hôi xuất phát từ những cấu trúc phần phụ của da.

Ai dễ mắc?

Nam giới thường mắc bệnh UTTMH nhiều hơn nữ (song cũng chưa rõ nguyên nhân). Bệnh thường gặp từ độ t.uổi trung niên, khoảng 50 – 60 t.uổi.

Ngoài ra, người ta thấy các loại thuốc điều trị khớp và kháng viêm sử dụng dài ngày cũng có vai trò trong việc gia tăng tỷ lệ loại ung thư này.

Điều trị cách gì?

ung thu tuyen mo hoi hiem nhung nguy hiem 568 5734410

Ảnh minh họa

Ung thư tuyến mồ hôi thường không nhạy với xạ trị, hóa trị cũng ít có vai trò trong điều trị. Vì vậy, phẫu thuật là phương pháp được xem hiệu quả hơn cả, nhất là khi bệnh còn khu trú tại chỗ, hoặc chưa có di căn. Diễn tiến của bệnh là phá hủy cấu trúc tại chỗ dữ dội và khả năng tái phát cao: tỷ lệ tái phát sau cắt rộng tại chỗ từ 47 – 59%.

Do vậy, sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và đều đặn nhằm phát hiện sự tái phát hoặc sự xuất hiện một ung thư da khác.

Khi bướu tái phát, dẫu chưa sờ thấy hạch, bệnh nhân vẫn được chỉ định nạo hạch phòng ngừa vì những trường hợp này thường có nguy cơ di căn rất cao. Để tiên lượng diễn tiến bệnh, thông thường bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố liên quan như kích thước bướu, loại mô học, tình trạng di căn hạch hoặc di căn xa, song thực tế điều này cũng rất khó.

Nếu chưa có hạch di căn, (chưa gây bệnh cho các cơ quan khác) khoảng 56% bệnh nhân sẽ sống được thêm 10 năm. Nếu bệnh đã di căn hạch hoặc di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể, tỷ lệ này chỉ còn 9%.

Khi nhận thấy trên da xuất hiện những u nhỏ, hoặc có thay đổi bất thường nào đó, người bệnh nên đến khám tại các trung tâm chuyên khoa ung bướu để được chẩn đoán kịp thời.

Thiếu niên 15 t.uổi bị sưng tấy ở cổ, đến bệnh viện được chẩn đoán ung thư vòm họng, đừng bỏ qua 6 dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu

Kết quả chẩn đoán cho thấy thiếu niên mắc bệnh ung thư vòm họng, thuộc loại ung thư biểu mô vòm họng không sừng hóa.

Một thiếu niên (15 t.uổi, đến từ Hàng Châu, Trung Quốc) bị ung thư vòm họng nhưng lại bỏ qua mất các triệu chứng cảnh báo ban đầu. Phát hiện cổ sưng tấy, dùng tay ấn không có cảm giác đau hay ngứa, lại do bận rộn bài tập ở trường nên thiếu niên muốn đợi vết sưng tấy tự lành, nào ngờ vết sưng tấy phát triển ngày càng lớn.

Mẹ của thiếu niên cho rằng con trai nóng trong người, nổi mụn nên đã đưa con đến thầy thuốc Trung y bốc thuốc. Sau một thời gian uống thuốc, tình trạng của thiếu niên không cải thiện, vết sưng tấy vốn có thể di chuyển ở cổ nhưng nay ngày càng lớn dần và bám chặt vào da. Ngay sau đó, người mẹ quyết định đưa con đến bệnh viện chuyên khoa khám.

thieu nien 15 tuoi bi sung tay o co den benh vien duoc chan doan ung thu vom hong dung bo qua 6 dau hieu benh o giai doan dau 0a7 5636990

Ảnh minh họa

Bác sĩ Chu Thủy Hồng, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện The First Affiliated Hospital of College of Medicine, Zhejiang University chia sẻ, kết quả chẩn đoán cho thấy thiếu niên mắc bệnh ung thư vòm họng , thuộc loại ung thư biểu mô không sừng hóa.

Ngoài ra, thời gian khám chữa bệnh khá muộn nên tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, tình trạng này khiến thiếu niên và gia đình cảm thấy sốc, bệnh nhân ngay sau đó đã được tiến hành điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Bác sĩ Chu chỉ ra ung thư vòm họng giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày nên hầu hết mọi người đều trì hoãn việc đi khám, thậm chí có trường hợp chẩn đoán sai nên khi phát hiện thì bệnh đã đến giai đoạn cuối. Bác sĩ cảnh báo mọi người cần chú ý nhiều hơn đến vùng đầu và cổ, nếu xuất hiện những khối u không đau thì cần nâng cao cảnh giác.

Bác sĩ Chu thông tin thêm, có khoảng 60% đến 80% bệnh nhân ung thư vòm họng có triệu chứng ban đầu là sưng hạch bạch huyết, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đờm có m.áu, ù tai, nhức đầu, teo cơ lưỡi dẫn đến khó nuốt.

Sự tăng trưởng và phát triển bất thường của các tế bào ở vòm họng có thể gây ung thư vòm họng, một dạng ung thư thường gặp ở Việt Nam. Bệnh có thể được chia thành 4 giai đoạn gồm:

Giai đoạn 1: còn gọi là ung thư vòm họng giai đoạn đầu.

Giai đoạn 2: ung thư vòm họng giai đoạn trung gian.

Các giai đoạn 3 và 4: ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Đột biến gene là nguyên nhân chủ yếu khiến các tế bào ở vòm họng tăng sinh bất thường. Tuy tác nhân gây đột biến vẫn đang được nghiên cứu nhưng một số chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến virus Epstein-Barr (EBV).

Các yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng

Bên cạnh virus EBV, nguy cơ mắc bệnh ở một người cũng có thể tăng bởi một số yếu tố như:

Giới tính: nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Chủng tộc: loại ung thư này thường gặp ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi.

T.uổi tác: bệnh thường xuất hiện ở người lớn trong độ t.uổi từ 30 – 50.

Những thực phẩm chứa muối: chế độ ăn nhiều cá và thịt muối khi còn trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Bệnh sử gia đình: nếu một thành viên trong gia đình bị ung thư vòm họng, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ tăng lên.

Rượu và t.huốc l.á: nếu bạn uống hoặc hút một lượng lớn các chất kích thích này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn ủ bệnh, khối u bắt đầu hình thành một cách âm thầm, sau đó xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm làm người bệnh chủ quan. Một số dấu hiệu các bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường gặp bao gồm:

– Đau rát họng, khản tiếng: Biểu hiện này chứng tỏ khối u đang phát triển gây tổn thương tế bào lành và chèn ép các cơ quan. Khối u bắt đầu chèn vào hạch bạch huyết gây đau rát họng khi nuốt nước bọt. Sau vài ngày, cổ họng bắt đầu đau rát nặng hơn dẫn tới hiện tượng khản tiếng. Các triệu chứng trên tuy dễ nhầm lẫn nhưng có thể phân biệt với các bệnh hô hấp khác bằng 1 đặc điểm chung đó là thường đau ở cùng 1 bên cổ họng, tăng dần và dùng thuốc điều trị không đỡ.

Do đó, người có các triệu chứng trên về đường hô hấp thì nên chú ý thêm các triệu chứng phân biệt. Nếu đã tự dùng thuốc điều trị các bệnh như cảm cúm, đau họng… mà không khỏi, thời gian kéo dài 3 tuần trở lên thì nên đến cơ sở chuyên khoa để tầm soát bệnh ung thư vòm họng ngay.

– Ngạt mũi: Triệu chứng điển hình ung thư vòm họng là ngạt mũi một bên, lúc đầu ngạt từng lúc, kèm theo c.hảy m.áu mũi. Có biểu hiện này là do họng bị đau làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên đường hô hấp, và làm hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh.

– Ho có đờm: Biểu hiện ho trong ung thư vòm họng là ho có đờm và dai dẳng. Các loại thuốc chữa ho, cảm cúm chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời.

– Đau đầu: Cơn đau đầu mang tính chất âm ỉ và xuất hiện từng cơn. Vì cơn đau chỉ mang tính chất thoáng qua, mức độ nhẹ nên ít làm người bệnh bận tâm đến.

– Ù tai: Biểu hiện là ù một bên tai, lúc tại bị ù cảm giác như nghe tiếng ve kêu bên tai.

– Nổi hạch: Hạch chỉ nổi lên khi có các tổn thương xung quanh vị trí của nó. Người bị ung thư vòm họng có nổi hạch ở vùng cổ, dùng tay sờ vào 2 vị trí hạch dưới cằm có thể phát hiện dễ dàng. Vì đau họng lâu dài nên hạch không mất đi mà phát triển to lên và gây cảm giác đau nhức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *