Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết và cách tầm soát

Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.

Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới lứa t.uổi 40 – 60. Nếu được phát hiện sớm bệnh có thể được điều trị khỏi bằng xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị.

Các dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng

Theo bác sĩ Bùi Quang Biểu, khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh do nhiều triệu chứng liên quan với các bệnh lý tai mũi họng thông thường nên người bệnh và thầy thuốc dễ chủ quan và bỏ qua.

ung thu vom hong dau hieu nhan biet va cach tam soat 6e0 5901993

Các dấu hiệu của ung thư vòm giai đoạn sớm gồm:

– Đau đầu: Thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch m.áu não.

– Ù tai: Khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai.

– Ngạt mũi: Dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra m.áu, c.hảy m.áu cam.

– Nổi hạch cổ: Hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện.

Các triệu chứng được liệt kê ở trên tuy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.

Khi có các dấu hiệu trên ở người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để nội soi vòm họng kiểm tra phát hiện sớm đồng thời khám bác sĩ chuyên khoa ung thư để được tư vấn về chẩn đoán và điều trị.

Các phương pháp tầm soát ung thư vòm họng

Tại bệnh viện, một số xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để kiểm tra ung thư vòm họng và loại trừ các bệnh lý khác.

Một số xét nghiệm bạn có thể thực hiện bao gồm:

– Nội soi mũi: Một ống nội soi được đưa lên mũi của bạn và đi qua cổ họng của bạn để tìm kiếm bất kỳ bất thường nào. Nó được thực hiện khi bạn còn tỉnh, nhưng thuốc gây tê cục bộ có thể được sử dụng để làm tê mũi và cổ họng của bạn.

– Có chụp MRI hoặc chụp CT để tìm các khối u và kiểm tra xem ung thư đã lan rộng chưa.

– Nội soi: Bác sĩ có thể tiến hành nội soi kỹ hơn ở vùng mũi và họng, được thực hiện dưới gây mê toàn thân (khi bạn bất tỉnh).

– Sinh thiết: Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Sau khi hoàn tất các xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ có thể xác nhận xem bạn có bị ung thư vòm họng hay không.

Làm gì để p hòng ung thư vòm họng ?

Để dự phòng ung thư vòm họng cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Điều đầu tiên, bạn cần lưu ý là không hút t.huốc l.á. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây nên ung thư vòm họng. Nếu như bạn có hút t.huốc l.á, lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày; không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối… Đặc biệt, không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng.

Đồng thời cần chú ý luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe.

Nhận biết ung thư nước bọt có khó?

Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu trong bất kỳ của tuyến nước bọt ở cổ, miệng hoặc cổ họng.

Tuyến nước bọt tạo nước bọt, trong đó viện trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có ba cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm – mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới (submandibular). Nhiều tuyến nước bọt nhỏ ở trong môi, bên trong má và cả miệng và cổ họng.

nhan biet ung thu nuoc bot co kho 241 5564659

Dấu hiệu thường gặp

Theo nghiên cứu thì khoảng 70 đến 80% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở khu vực mang tai. Khi mới bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn khối u sẽ không có biểu hiện gì nguy hại đến sức khỏe con người.

Thời gian đầu các tế bào ung thư xuất hiện ở khu vực mang tai và dần dần xâm lấn khu vực đầu khiến bạn cảm thấy tê liệt và nhức mỏi. Đồng thời sẽ xuất hiện những cục hạch to ở vùng mang tai, vùng đầu cũng như một số khu vực khác như họng, mũi…

Đối với triệu chứng khối u xuất hiện ở dưới hàm chiếm khoảng 10 đến 15 % trên tổng số người bị bệnh ung thư tuyến nước bọt. Đối với khối u xuất hiện ở vị trí này rất khó nhận biết và đến khi bệnh nhân đến giai đoạn nặng nề mới phát hiện một số triệu chứng như: miệng cảm thấy khó chịu, đau nhức thường xuyên; cảm thấy đau khi ăn uống; một số trường hợp lưỡi bị tê cứng;

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt nhỏ xuất hiện ở vùng mũi, thanh quản… Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi với các biểu hiện: ngạt mũi, khó thở;vùng khoang miệng bị đau nhức.

Các giai đoạn phát triển của u thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt trải qua với bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn I: Đây là giai đoạn mới bắt đầu các tế bào ung thư xuất hiện và chưa có bất cứ một biểu hiện nào để người bệnh cảm nhận được.

Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận

Giai đoạn III: Các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và bệnh nhân cảm nhận được dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu

Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối của ung thư tuyến nước bọt và bệnh nhân không có khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.

Vì vậy khi có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *