Nhiều ngày nay, các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ hàng trăm bài viết về việc nấu nước chanh, sả, gừng để uống có thể ngừa được COVID-19, nhiều người chia sẻ công thức với nhiều cách nấu khác nhau mà chưa được kiểm chứng.
Nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội chia sẻ về cách uống chanh, gừng, sả có thể ngừa được COVID-19 – Ảnh: Chụp màn hình
Bác sĩ Phạm Ánh Ngân – Bệnh viện Đại học Y dược, cơ sở 3 (TP.HCM) – cho biết qua thông tin việc sử dụng chanh, sả, gừng để uống và xông mũi họng có tác dụng ngăn ngừa virus đã khiến người dân tập trung mua những loại thực phẩm này, tạo sự thiếu hụt hàng hóa, giá các loại này tăng cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường, và việc sử dụng sai cách cũng đem lại nhiều phản ứng có hại.
Hiện nay, ngoại trừ các vắc xin được cấp phép sử dụng, chưa có khuyến cáo về thuốc, thức ăn nào có khả năng dự phòng COVID-19.
Trong danh sách thuốc điều trị nhiễm COVID-19, cũng không có khuyến cáo dành cho các loại vitamin, hoặc thực phẩm như chanh, gừng, sả. Việc sử dụng chanh, gừng, sả hay bổ sung các loại vitamin nhiều lần trong ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Chanh (Citrus aurantifolia) chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin khác như B1… Tuy nhiên, vị chua từ chanh gây ảnh hưởng đến người có bệnh lý dạ dày do tăng lượng acid. Việc uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến người mệt mỏi.
Sả (Cymbopogon nardus Rendl) và sả chanh (Cymbopogon flexuosus. Stapf) có thành phần chủ yếu là tinh dầu. Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tinh dầu sả giúp hỗ trợ tiêu hóa, khai vị.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt. Việc nấu nước sả với đường phèn nếu sử dụng lượng nhiều sẽ tăng cảm giác khát nước, nguy cơ tăng đường huyết ở những người có bệnh lý về rối loạn đường huyết.
Gừng tươi (Zingiber offcinale Rosc) dùng chữa ngoại cảm, bụng đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm sinh ho. Khi sử dụng nhiều gừng, ảnh hưởng từ tính cay nóng của gừng cũng sẽ tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến người dùng bị táo bón, đi cầu cảm giác nóng rát h.ậu m.ôn.
Bác sĩ Ngân cho biết việc sử dụng các loại thực phẩm như chanh, gừng, sả nên được đưa về mức hài hòa như thói quen ăn uống hằng ngày, có thể sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm. Không nên nấu riêng các loại gừng sả để uống liên tục trong ngày.
Nếu trà gừng, trà cam sả hoặc nước sả là một thức uống quen thuộc của gia đình, chỉ nên uống xen kẽ trong tuần, không thay thế nước lọc. Trong tuần có thể bổ sung 2-3 ly nước cam/chanh, kèm theo việc ăn các loại rau trái, là đủ để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
Nếu sử dụng vitamin C dạng viên sủi, không dùng quá 2.000mg/ngày và không dùng liên tục trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Ngân cho biết trong giai đoạn chống dịch hiện nay, chúng ta cố gắng giữ mình bình tĩnh trước những thông tin tư vấn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, kể cả các thực phẩm chức năng, cũng như lắng nghe đáp ứng của cơ thể với các loại thực phẩm, để duy trì sức khỏe và tinh thần ổn định.
HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19
Từ ngày 8-7, báo T.uổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19 . Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.
Các câu hỏi sẽ được báo T.uổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định… đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.
3 cách sử dụng gừng trị đầy bụng, khó tiêu
Ngoài việc được sử dụng làm các gia vị cho món ăn, gừng còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau đặc biệt là dùng để chữa các bệnh về tiêu hoá.
Theo BS CKI. Nguyễn Trần Như Thuỷ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khi thây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu đơn thuần (không kèm triệu chứng toàn thân như sốt, tiêu chảy cấp…), có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để xử trí.
Ngươi bênh co thê thưc hiên cac meo như ăn chậm nhai kỹ, ăn thêm rau xanh, chườm túi nước ấm hoặc khăn ấm vào vùng bụng hoặc massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, dùng các thực phẩm giúp dễ tiêu như ăn đu đủ chín hoặc dứa, uống dấm táo hoặc chanh pha nước ấm…Bên canh đo, co thê dùng gừng trị đầy bụng.
BS Thuỷ cho biết trong Y học cổ truyền, gừng tươi còn được gọi là Sinh khương – là vị thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, thông mạch, ôn phế, hóa ẩm vừa công hiệu vừa dễ tìm vừa chữa hiệu quả các chứng: ăn không tiêu, nôn mửa, đau lạnh vùng bụng.
3 cách sử dụng gừng trị đầy bụng, khó tiêu. Ảnh minh họa
Cac sử dụng gừng tươi chữa đầy bụng:
Cách 1, ăn gừng tươi chấm muối. Lấy một củ gừng tươi còn vỏ, rửa sạch, bào lát, nhai với vài hat muối. Sau khoảng 10 phút lại nhấm nháp một chút nữa, ăn dần dần từ từ, dùng khoang 4-5 lát là bụng sẽ khỏe.
Một số lưu ý khi ăn gừng tươi: để cho dễ ăn, bớt hăng nồng có thể dùng gừng non, sau khi rửa sạch ngâm sơ qua với ít nước ấm. Cách này không nên dùng cho trẻ nhỏ.
Cách 2, có thể làm trà gừng để sử dụng. Lấy gừng tươi 1 củ khoảng bằng ngón tay cái rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn, bỏ vào ly nước sôi tầm 200ml đậy nắp trong khoảng 2 phút, uống trực tiếp lúc ấm hoặc có thể pha 1 ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống từng ngụm một từ từ cho đến hết. Để uống dài lâu, chúng ta có thể nấu nhiều và để tủ lạnh, hâm nóng lại mỗi khi dùng.
Để chữa chưng đầy hơi khó tiêu: có thể uống 2 ly/ngày cho đến khi hết bệnh, nên uống trong bữa ăn nhằm giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn hoặc có thể uống sau ăn.
Để dự phòng cảm cúm và tăng cường hệ miễn dịch, trà gừng mật ong có thể uống mỗi ngày 1 lần. Lưu ý không nên pha quá ngọt hoặc bỏ quá nhiều gừng, vì gừng nhiều sẽ khó uống và đường nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bác sĩ Thuỷ cũng khuyến cáo trà gừng nên được sử dụng thích hợp nhất vào mùa đông, thời tiết lạnh vì chúng có khả năng cung cấp nhiệt cho cơ thể rất tốt.
Đặc biệt, không nên uống trà gừng quá nhiều lần trong một ngày. Mỗi ngày, chỉ nên uống một hoặc hai cốc nhỏ trà gừng, nếu nhiều hơn, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ợ nóng, hạ huyết áp, xuất huyết trong cơ thể.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng trà gừng.
Nên uống trà gừng cách các cư thuốc tầm 30 phút vì trà gừng có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hoặc thậm chí là gây ra những phản ứng ngược lại, dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm.
Cách 3 làm túi chườm gừng, dùng gừng tươi khoảng 400gram rửa sạch, nghiền nhỏ, vắt lấy nước. Bã gừng cho vào nồi đun nóng sau đó đổ ra một chiếc khăn mịn sạch bọc lại. Đợi cho nguội bớt, rồi đắp lên bụng, xoay vòng theo chiều kim đồng hồ toàn bụng. Sau khi bã gừng nguội, tiếp tục cho vào nồi, thêm chút nước gừng, đun nóng lên rồi đắp tiếp. Mỗi tối thực hiện 1 lần, mỗi lần khoảng 30 phút (để đạt hiệu quả nhanh nhất).
Để giữ độ nóng lâu của túi chườm, có thể dùng 500gram muốt hột trộn chung với gừng tươi giã nhuyễn đem rang nóng hoặc làm nóng bằng lò vi sóng, bọc bằng khăn mịn và chườm lên bụng như cách ở trên, khi túi chườm nguội, có thể đổ hỗn hợp muối gừng rang lên lại hoặc quay trong lò vi sóng.
Một số lưu ý khi sử dụng túi chườm gừng nóng: Nếu lần đầu làm chườm túi gừng nóng, nên để nhiệt độ vừa ấm, không được để quá nóng tránh bị phỏng rợp da, nên lót bằng 1 tấm vải mỏng.