Vaccine dạng viên – vũ khí tiềm năng chống Covid-19

Cầm trên tay một vỉ thuốc, Sean Tucker, giám đốc khoa học hãng công nghệ sinh học Mỹ Vaxart, nói: “Đây là dạng vaccine Covid-19 của chúng tôi”.

Nhằm kiềm chế tình trạng nCoV lây lan chóng mặt với các biến chủng nguy hiểm, thế giới đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng Covid-19. Tuy nhiên, trở ngại đã xuất hiện tại nhiều nơi, không chỉ bởi nguồn cung vaccine hạn chế, mà còn do không có dây chuyền bảo quản lạnh hay đủ nhân lực để tiêm cho người dân.

Trong nỗ lực khắc phục thách thức đối với việc bảo quản và vận chuyển vaccine , công ty Vaxart, trụ sở tại San Francisco, hy vọng giải quyết được vấn đề bằng vaccine Covid-19 dạng viên, có thể được sử dụng trên toàn thế giới mà không vấp phải những hạn chế của vaccine dạng tiêm.

“Bạn có thể gửi vaccine qua đường bưu điện hoặc thiết bị bay không người lái. Đó là điểm tuyệt vời của vaccine dạng viên. Lợi thế nằm ở chỗ không cần những điều kiện y tế đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận, không cần dây chuyền bảo quản lạnh”, tiến sĩ Tucker tuần trước cho biết. Vaccine Covid-19 dạng viên tiềm năng của Vaxart đang được thử nghiệm Giai đoạn Hai.

Những loại vaccine Covid-19 dạng tiêm hiện nay đòi hỏi một số hình thức bảo quản lạnh để duy trì hiệu quả, như vaccine của AstraZeneca phải được giữ trong điều kiện 2-8 độ C, hay vaccine của Pfizer cần bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C.

Yêu cầu này đặt ra thách thức đối với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 59% cơ sở y tế ở những nước này thiếu nguồn điện ổn định để duy trì điều kiện bảo quản lạnh. Ngoài những khu vực tại châu Phi hay Ấn Độ, vấn đề bảo quản còn gây trở ngại đối với các vùng nông thôn của Mỹ hay những nơi hẻo lánh ở Australia.

vaccine dang vien vu khi tiem nang chong covid 19 f2c 5930213

Một vỉ đựng vaccine Covid-19 dạng viên tiềm năng của hãng công nghệ sinh học Mỹ Vaxart. Ảnh: Vaxart .

Những “vaccine ấm” đang được phát triển sẽ giúp việc bảo quản và phân phối dễ dàng hơn nhiều, tạo ra một cuộc cách mạng trong ứng phó đại dịch, đặc biệt tại những nơi khí hậu nóng và điều kiện hạn chế hơn, theo bình luận viên Debarshi Dasgupta của Straits Times.

Một loại vaccine do Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) và startup công nghệ sinh học Mynvax phát triển đã tạo ra bước tiến đáng chú ý trong hướng đi này. Các nhà nghiên cứu, bao gồm cơ quan khoa học quốc gia Australia, ghi nhận vaccine này vẫn ổn định ở 37 độ C trong tối đa một tháng và 100 độ C trong tối đa 90 phút. Kết quả thử nghiệm trên chuột hồi tháng trước cho thấy vaccine có thể tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với Covid-19, vô hiệu hóa được 4 biến chủng nCoV, bao gồm Delta.

Tiến sĩ Raghavan Varadarajan, giáo sư tại IISc và là người đồng sáng lập Mynvax, cho biết vaccine của họ rất có thể sẽ ở dạng bột đông khô, đi kèm một loại chất lỏng hỗ trợ đựng trong lọ riêng. Chất lỏng này là một thành phần được sử dụng trong vaccine để tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn.

Cả bột và chất lỏng đi kèm đều có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng và vận chuyển dễ dàng. Chúng sẽ phải được trộn với nhau, tạo thành dung dịch vaccine để tiêm. Các thử nghiệm lâm sàng dự kiến bắt đầu trong vòng 6 tháng tới và sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn những vaccine hiện nay, được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt tiêm chủng cho Ấn Độ, nơi chưa đến 10% dân số được tiêm đầy đủ.

Tuy nhiên, phương án sản xuất “vaccine ấm” không được nghiên cứu nhiều trên toàn cầu . Theo một bài bình luận đăng trên tạp chí y khoa Lancet hồi tháng 3, các nước phát triển “không thực sự quan tâm” đến việc phát triển những vaccine chịu nhiệt, bởi họ không phải lo lắng về khả năng bảo quản lạnh. Vì vậy, những “vaccine ấm” không được các nhà phát triển và tổ chức tài trợ ưu tiên, bất chấp nhu cầu từ các nước thu nhập thấp và trung bình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu bị bỏ qua này, tiến sĩ Tucker quyết định theo đuổi phương án sản xuất vaccine dạng viên, chiến lược mà Vaxart đang tập trung. Hồi tháng 5, ứng viên vaccine của họ đạt kết quả thử nghiệm Giai đoạn Một đầy hứa hẹn, cho thấy phản ứng của tế bào CD8 T mạnh hơn so với các vaccine của Pfizer và Moderna. Đây là một loại tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng miễn dịch.

Nếu mọi thứ suôn sẻ, Vaxart hy vọng có thể nộp đơn xin phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine dạng viên của mình trong vòng một năm tới, đồng thời hướng đến sản xuất hàng triệu, thậm chí hàng tỷ liều vaccine mỗi năm với giá cả hợp lý.

Vaccine dạng viên còn có thể giúp giải quyết vấn đề ngần ngại tiêm chủng . Theo kết quả khảo sát hồi đầu năm của Vaxart, gần 19 triệu người Mỹ trưởng thành cho biết họ sẽ sử dụng vaccine nếu nó ở dạng viên, thay vì dung dịch tiêm.

Mặc dù vậy, việc phát triển công thức vaccine dạng viên là một thách thức lớn, bởi không phải lúc nào cũng hiệu quả với người như thử nghiệm trên động vật. Do đó, nhóm nghiên cứu tại Vaxart phải tập trung vào việc đảm bảo hiệu quả tốt nhất ở người.

Ngoài Vaxart, công ty dược phẩm Oramed của Israel cũng đang theo đuổi việc sản xuất vaccine Covid-19 dạng viên nang, dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người vào tháng tới, ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt cuối cùng từ Bộ Y tế Israel.

Oramed, công ty chuyên bào chế phiên bản dùng qua đường uống đối với các loại thuốc tiêm, hồi tháng 3 cho biết ứng viên vaccine Covid-19 dạng viên nang, được công ty hợp tác phát triển cùng hãng Premas Biotech của Ấn Độ, đã sản sinh kháng thể khi được thử nghiệm trên lợn.

Nadav Kidron, giám đốc điều hành Oramed, cho biết loại viên nang của họ còn có thể được sử dụng như một liều vaccine tăng cường, trong bối cảnh một số quốc gia đang xem xét phương án tăng liều tiêm trước thách thức từ biến chủng Delta. Israel đã bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho những người bị suy giảm miễn dịch và nhóm từ 60 t.uổi trở lên.

“Vaccine dạng uống của chúng tôi không cần giữ lạnh sâu như những vaccine Covid-19 khác. Đặc biệt tại những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 nhưng chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ, vaccine dạng uống có thể thay đổi cuộc chơi”, Kidron nhận định.

Đức mở rộng chương trình trình tiêm chủng vaccine

Đức dự kiến sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19 cho tất cả người người trưởng thành chậm nhất vào tháng 6 tới.

duc mo rong chuong trinh trinh tiem chung vaccine 32b 5721460
Người cao t.uổi chờ tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại điểm tiêm chủng ở Cologne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại Hội đồng Liên bang ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn bày tỏ hy vọng nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) này có thể “mở rộng các đối tượng ưu tiên tiêm chủng vào tháng 6 tới”, thậm chí có thể sớm hơn. Ông khẳng định: “Sau sự khởi đầu chậm chạp, chiến dịch tiêm chủng vaccine bắt đầu từ tháng 12/2020 sẽ được đẩy nhanh từ tháng này”.

Tính đến ngày 22/4, đã có khoảng 21,6% dân số Đức được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Tuy nhiên, cho đến nay Đức vẫn bị “ràng buộc” trong một hệ thống nghiêm ngặt liên quan đến các nhóm ưu tiên do Ủy ban Vaccine STIKO đưa ra, chủ yếu được xác định theo độ t.uổi. Từ tuần này, một số bang của Đức đã công bố kế hoạch mở rộng chương trình chủng ngừa vaccine AstraZeneca, vốn đã được sử dụng tại nhiều nước châu Âu, cho mọi công dân có nguyện vọng.

Trước đó, Đức đã chính thức khuyến nghị chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca cho những người từ 60 t.uổi trở lên sau những lo ngại liên quan đến hiện tượng đông m.áu (huyết khối) hiếm gặp ở những người trẻ tiêm vaccine. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel tuần trước đã tiêm mũi đầu tiên vaccine AstraZeneca.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức vẫn ở mức cao trong 6 tháng qua bất chấp nước này áp đặt các biện pháp phong tỏa chống dịch. Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức cho biết nước này đã ghi nhận 29.518 ca mắc mới trong 24 giờ qua – mức cao nhất tính theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.208.672 ca.

Trong khi đó, liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ, quốc gia có tốc độ lây nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới hiện nay, ngày 22/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ quốc gia Nam Á đối phó với đợt bùng phát mới.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, Bắc Kinh chia sẻ với chính quyền New Delhi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng gần đây cũng như sự khan hiếm tạm thời các vật tư cần thiết cho công tác chống dịch. Ông khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết.

Ngày 22/4, Ấn Độ thông báo ghi nhận thêm gần 315.000 ca COVID-19 trong 24 giờ qua và các trung tâm y tế của nước này được cho là đang phải vật lộn đối phó với tình trạng hết giường bệnh và bình oxy.

Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, Singapore công bố lệnh cấm nhập cảnh đối với những người có thị thực dài hạn cũng như khách ngắn hạn có lịch sử đi lại gần đây tới Ấn Độ. Chính phủ Singapore cho biết lệnh hạn chế đi lại liên quan đến Ấn Độ sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 tại các khu nhà ở tập trung nhiều người lao động nhập cư đến từ quốc gia Nam Á.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *