Mỗi khi ăn cơm, em thường xắt nửa trái ớt vào nước mắm, hoặc dằm vào canh để ăn cho tăng hương vị, tuy nhiên nhiều người thân trong gia đình phản đối vì cho rằng ớt gây loét dạ dày, xin hỏi bác sĩ có đúng không? (M.T, 22 t.uổi, ngụ Bình Dương).
Bác sĩ Huỳnh Hoài Phương, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa – BVĐK Tâm Anh – trả lời:
Ớt không phải tác nhân gây viêm loét dạ dày. Chất capsaicin có trong ớt đã được chứng minh là có khả năng ức chế vi khuẩn helicobacter pylori – nguyên nhân phổ biến gây ra vết loét dạ dày. Capsaicin trong ớt còn có lợi cho người bệnh ung thư dạ dày và ung thư tuyến t.iền liệt, có khả năng tấn công trung tâm năng lượng của các tế bào ung thư, qua đó, hỗ trợ t.iêu d.iệt tế bào ác tính.
Tuy nhiên, capsaicin gây nóng khi tiếp xúc. Nếu bạn ăn ớt ở một lượng vừa phải, dạ dày vẫn có khả năng tự bảo vệ. Dùng ớt trong thực đơn hằng ngày với số lượng hợp lý không ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn người trưởng thành chỉ nên ăn không quá một quả ớt cỡ vừa hoặc 1-2 ngày một lần ăn (khoảng 10 gram).
Bài Viết Liên Quan
- 4 loại cá biển ngon nhất, giàu dinh dưỡng bạn nên ăn mỗi tuần
- Món ăn chơi quen thuộc của mùa đông như hạt dẻ nóng còn mang lại 5 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
- Tại sao bạn nên kẹp gối ở giữa hai chân khi ngủ?
Không nên ăn quá một quả ớt cỡ vừa mỗi ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi dùng quá nhiều ớt sẽ bị phản tác dụng. Triệu chứng nhận biết khi dạ dày phản ứng bất lợi với ớt là viêm dạ dày, buồn nôn, nôn, ợ chua, cảm giác nóng rát ở dạ dày, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bỏng rát sau xương ức.
Ngoài ra, khi ăn nhiều ớt, chất capsaicin trong ớt có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm nhẹ trước khi ăn ớt để không gây hại cho dạ dày. Có thể làm chín ớt để giảm các kích thích tại niêm mạc miệng, hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy bụng và đau dạ dày.
Bác sĩ: Đây là những dấu hiệu bạn bị loét dạ dày
Đau và tái phát, loét dạ dày không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nhưng trái với quan niệm dân gian, vết loét không phải do quá căng thẳng gây ra và một ly sữa không phải là cách tốt nhất để điều trị chúng.
Trong nhiều trường hợp, vết loét có thể được giải quyết bằng cách bỏ một số thói quen hoặc dùng thuốc.
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn bị loét dạ dày và những gì bạn có thể làm, theo các bác sĩ, theo Eat This, Not That!
1. Dấu hiệu bạn bị loét dạ dày
Cần cẩn trọng với những nguyên nhân gây loét dạ dày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Andrew Boxer, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Thành phố Jersey ở New Jersey (Mỹ), cho biết: “Các triệu chứng của loét dạ dày thường tương tự như đau bụng thông thường”.
Nhưng thông thường, các triệu chứng của vết loét sẽ không biến mất. Các triệu chứng có thể rất khác nhau.
Bác sĩ Boxer cho biết: “Một số bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, trong khi một số bệnh nhân trải qua cơn đau tồi tệ nhất trong đời”.
“Một số bệnh nhân có thể thấy m.áu trong phân hoặc thậm chí nôn ra m.áu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vết loét có thể gây tắc nghẽn và bệnh nhân sẽ bị buồn nôn và nôn mửa. Bởi vì vết loét có thể dẫn đến c.hảy m.áu, một số bệnh nhân có thể có biểu hiện thiếu m.áu hoặc thiếu hemoglobin khi xét nghiệm máu”, bác sĩ Boxer cho biết thêm.
Bác sĩ Alex Spinoso, thuộc Genesis Lifestyle Medicine ở Las Vegas, Nevada (Mỹ), cho biết triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng trên.
“Đôi khi cảm giác khó chịu khu trú ở góc phần tư phía trên bên phải hoặc bên trái của vùng hạ vị, những vùng ngay dưới ngực ở hai bên sườn nơi vẫn còn xương sườn.”
Thông thường, cơn đau liên quan đến loét dạ dày xảy ra từ 2 đến 5 giờ sau bữa ăn, khi dạ dày tiết ra axit và hầu như không có gì, và vào ban đêm khi tiết axit bình thường tăng lên, bác sĩ Spinoso nói.
Nếu không điều trị, cơn đau do loét có thể kéo dài vài tuần, sau đó là khoảng thời gian không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng, theo Eat This, Not That!
2. Nguyên nhân gây loét dạ dày?
Nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là do hút thuốc, sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và sự hiện diện của vi khuẩn dạ dày có tên là helicobacter pylori. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bác sĩ Boxer cho biết: “Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là do hút thuốc, sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và sự hiện diện của vi khuẩn dạ dày có tên là helicobacter pylori”.
“Trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng cũng có thể do ung thư”, bác sĩ Boxer nói.
3. Điều trị như thế nào?
Bác sĩ Boxer cho biết: “Các vết loét thường được điều trị bằng cách loại bỏ nguyên nhân – ví dụ: bỏ t.huốc l.á hoặc không sử dụng các loại thuốc có thể gây ra vết loét nữa”.
“Các vết loét cũng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc ức chế bơm proton, chẳng hạn như omeprazole và pantoprazole… Mặc dù rất hiếm, nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật để giải quyết các vết loét”, bác sĩ Boxer nói thêm.
4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang bị đau dạ dày tái phát hoặc các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của loét dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về t.iền sử bệnh và việc sử dụng thuốc của bạn. Bạn có thể được khuyên làm các xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như một trong các xét nghiệm (m.áu, hơi thở hoặc phân) để tìm vi khuẩn H. pylori, nội soi hoặc chụp X-quang, theo Eat This, Not That!