Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19 như thế nào?

Từ đợt dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh, y học cổ truyền đã được áp dụng khá thành công với F0 và nhân viên y tế ở các bệnh viện dã chiến, khu công nghiệp.

Việc sử dụng thuốc Đông y, y học cổ truyền đã được Bộ Y tế đặt vấn đề vào tháng 3/2020, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát và liên tục cập nhật cho phù hợp tình hình dịch, đặc điểm của bệnh nhân.

Trao đổi với Zing , tiến sĩ Trần Phi Hùng, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, cho hay trước khi Tây y xuất hiện, y học cổ truyền đã giúp người dân Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới vượt qua nhiều dịch bệnh. Nếu biết cách kết hợp, việc sử dụng Đông y trong điều trị Covid-19 có thể mang lại lợi ích lớn.

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị Covid-19

Theo tiến sĩ Hùng, về mặt phòng bệnh, y học cổ truyền dựa trên nguyên lý nâng cao chính khí, qua đó ngăn chặn tà khí xâm nhập vào cơ thể. Ở đây, chúng ta có thể hiểu tà khí là các loại virus, vi khuẩn có hại sẽ bị triệt tiêu nếu cơ thể tạo được hệ thống đề kháng, miễn dịch tốt.

“Trong y học cổ truyền, chúng ta có rất nhiều loại thuốc để nâng cao chính khí hay sức đề kháng của cơ thể. Các loại cây thuốc này chứa một số chất gây ức chế, hạn chế sự phát triển của virus cũng như tăng cường miễn dịch”, vị chuyên gia này giải thích.

SARS-CoV-2 dù đã xuất hiện nhiều biến chủng khác nhau trong thời gian qua, chúng vẫn bị ức chế bởi các tác nhân từ bên ngoài như nhiệt độ, một số tia, hoạt chất hay dung dịch sát khuẩn.

y hoc co truyen ho tro dieu tri covid 19 nhu the nao 5bd 5928077

Y học cổ truyền đã được ứng dụng trong điều trị Covid-19 tại Việt Nam ở các đợt dịch trước. Ảnh minh họa: The Conversation .

Do đó, y học cổ truyền được đ.ánh giá là phương pháp phòng, chống cũng như điều trị Covid-19 phù hợp khi mang đến lựa chọn về một số tinh dầu, hoạt chất làm sát khuẩn môi trường hay dung dịch tỏi, tinh dầu quế, bạc hà giúp sát khuẩn đường hô hấp. Đây cũng là con đường chính để SARS-CoV-2 lây lan từ người sang người.

Tiến sĩ Hùng cho biết: “Nhiều vị thuốc, tinh dầu đã được nghiên cứu và sử dụng từ xa xưa, có thành phần sát khuẩn như tràm, xả, gừng… Trong khi đó, quế cũng chứa axit shikimic – hoạt chất giúp điều chế thuốc tamiflu. Loại thuốc này từng được dùng trong việc hỗ trợ điều trị cúm H1N1, H5N7 trước kia. Y học cổ truyền cũng giúp điều chế một số sản phẩm chống viêm, viêm phổi, đồng thời tăng sức đề kháng của phế khí cho bệnh nhân”.

Ngoài ra, một số vị thuốc của Đông y cũng có tác dụng lớn trong việc tăng cường sức khỏe cho người bệnh như xuyên tâm liên, hoàng kỳ, địa liền hay thanh hao hoa vàng…

“Mỗi cây thuốc, vị thuốc đều có vai trò riêng. Việc ứng dụng Đông y một cách khoa học, kết hợp các vị thuốc này với hệ thống điều trị tổng thể sẽ mang đến hiệu quả rất tốt trong hỗ trợ và điều trị Covid-19″, tiến sĩ Hùng nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng cho biết y học cổ truyền đã được kết hợp rất hiệu quả trong điều trị Covid-19 ở một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Tại Việt Nam vừa qua, các vùng dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh cũng đã có sự phối hợp của y học cổ truyền trong các khu công nghiệp, bệnh viện.

“Các y bác sĩ y học cổ truyền đã cung cấp sản phẩm nhằm hỗ trợ công tác phòng bệnh và điều trị Covid-19 cho nhóm bác sĩ, bệnh nhân tại một số khu vực và thấy hiệu quả khá tốt”, Trưởng khoa Dược chia sẻ.

Ứng dụng Đông y trong từng giai đoạn bệnh

Theo tiến sĩ Trần Phi Hùng, từ góc độ Đông y, các bác sĩ điều trị theo nguyên nhân gây bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Các bài thuốc của y học cổ truyền sẽ bồi bổ, nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó chống lại bệnh tật cũng như các biến chứng.

“Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong tại Việt Nam vẫn khá thấp. Đa số trường hợp không qua khỏi là người già, có bệnh nền khiến sức đề kháng giảm, đáp ứng điều trị kém. Đông y cũng bám vào đó để hỗ trợ công tác điều trị cũng như phòng bệnh”, ông giải thích.

Với phòng dịch, tiến sĩ Hùng cho biết Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương thường xuyên vệ sinh môi trường làm việc, phòng, hành lang bằng tinh dầu xả cùng nồng độ cồn 60-70%. Ngoài ra, các nhân viên y tế cũng kết hợp dung dịch tỏi, bạc hà để nhỏ mũi, súc họng nhằm sát khuẩn đường hô hấp.

Với điều trị, bên cạnh sử dụng các phương pháp Tây y, các bác sĩ Đông y sẽ cho bệnh nhân sử dụng cao tiêu viêm, chống viêm đường hầu họng, phế quản, phổi… Ngoài ra, thuốc ho hạnh tô cũng được sử dụng kết hợp nhằm điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.

Ở giai đoạn hồi phục, các bác sĩ y học cổ truyền thường kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như thập toàn đại bổ, bát tiên trường thọ, bạch địa căn…, nhằm nâng cao vệ khí cũng như sức khỏe tổng thể.

y hoc co truyen ho tro dieu tri covid 19 nhu the nao 42f 5928077

Viên nang xuyên tâm liên được sử dụng trong điều trị Covid-19 tại Thái Lan. Ảnh: Bangkokpost .

“Loại thuốc được nhắc đến nhiều gần đây là xuyên tâm liên cũng từng được dùng để điều trị viêm họng, viêm phổi, viêm miệng, viêm lợi, viêm tiết niệu, viêm xương khớp, tức kháng viêm, phổ điều trị rất rộng. Loại cây này còn có các hoạt chất ức chế sự phát triển của virus, tăng cường miễn dịch. Chính vì vậy, với Covid-19, xuyên tâm liên được dùng với mục đích tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều trị”, tiến sĩ Hùng chia sẻ thêm.

Theo vị chuyên gia này, còn rất nhiều loại thuốc khác hỗ trợ các bệnh nhân Covid-19 nhanh chóng hồi phục như hoàng kỳ, nhân sâm, đông trùng hạ thảo… Các loại thuốc này đều từng được sử dụng trong đợt dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh và mang lại hiệu quả tốt.

Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị COVID-19

Y học cổ truyền có thể kết hợp với y học hiện đại trong việc điều trị COVID-19, giúp làm giảm triệu chứng và tỷ lệ biến chứng nặng…

Y học cổ truyền có lịch sử lâu dài trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm

Không giống như y học hiện đại dựa trên bằng chứng, y học cổ truyền là y học thực nghiệm được phát triển dựa trên các quan sát lâm sàng tích lũy được qua nhiều thế kỷ.

Nó không chỉ giải quyết yếu tố căn nguyên để t.iêu d.iệt vi sinh vật gây bệnh mà còn hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể giúp chống lại bệnh tật và khắc phục di chứng.

Thời xưa, khi đối mặt với bệnh truyền nhiễm, không xác định được tác nhân gây bệnh cụ thể, các thầy thuốc có thể quan sát triệu chứng của bệnh nhân, đ.ánh giá tình trạng bệnh và phát triển các pháp phương điều trị cho các giai đoạn khác nhau của bệnh.

ket hop y hoc co truyen va y hoc hien dai trong dieu tri covid 19 48a 5763619

Hầu hết các lý thuyết cơ bản của y học cổ truyền được xây dựng dựa trên Hoàng đế nội kinh. Tài liệu này đề cập đến vấn đề phòng ngừa trước khi dịch bệnh xảy ra, các phương pháp phòng ngừa lây truyền bệnh và ngăn ngừa tái phát sau khi phục hồi.

Các biện pháp phòng ngừa trước khi dịch bệnh xảy ra bao gồm: Tránh xa nguồn lây nhiễm, cắt đứt đường lây truyền, giảm thiểu tác động của môi trường đối với nhóm đối tượng nhạy cảm (người cao t.uổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính…) và tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Sau khi bệnh xảy ra, cần có các biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng và nguy kịch. Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn tái phát khi phục hồi.

Theo y học cổ truyền, các nguyên tắc thiết yếu để phòng và điều trị bệnh là nâng cao chính khí, loại bỏ tà khí và điều trị bệnh theo nguyên nhân gây bệnh. Để nâng cao chính khí cần phải điều chỉnh các chức năng cơ thể, đạt được cân bằng nội môi và tối đa hóa khả năng tự bảo vệ của cơ thể.

Ngoài thuốc sắc hoặc thuốc chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên ra, có thể sử dụng các phương pháp không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công, thiền định và dinh dưỡng.

Trong Thương hàn luận có ghi chép lại các thảo dược, bài thuốc và cách sử dụng cho các bệnh truyền nhiễm. Các phương thuốc này được gia giảm tùy theo điều kiện riêng vì hầu hết các chúng đều nhằm mục đích điều chỉnh các chức năng của cơ thể, đã được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Chúng đã tồn tại qua thời gian và vẫn được coi là có sự liên quan lớn trong môi trường ngày nay. Các bài thuốc được đề xuất trong phác đồ điều trị COVID-19 như: Ma hoàng thạch cam thang, Ngân kiều tán… đều đã được chứng minh là có hiệu quả.

Ứng dụng y học cổ truyền trong phòng chống COVID-19

Y học cổ truyền dùng thuốc sắc theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và thuốc chế phẩm được thử nghiệm lâm sàng, đ.ánh giá an toàn, hiệu quả và được cấp bằng sáng chế như: Thanh phế bài độc thang, Hóa thấp bài độc phương, Hoắc hương chính khí hoàn, chế phẩm Liên hoa thanh ôn, chế phẩm Sơ phong giải độc nang, chế phẩm Phòng phong thông thánh, Kim hoa thanh cảm… Bên cạnh thuốc uống, còn có một số loại thuốc tiêm như: Xiyanping, Xuebijing, Shenfu Injection và Shengmai.

Các vị thuốc, bài thuốc được nghiên cứu đ.ánh giá tác dụng dược lý, các kết quả cho thấy các tác dụng như kháng virus phổ rộng trong đó có coronavirus, điều hòa miễn dịch, chống viêm, cải thiện chức năng tim, phổi, thần kinh.

Nghiên cứu đ.ánh giá tác dụng chống COVID-19 của Bài tập khí công truyền thống, thở 6 thì chữa bệnh, khí công quy tức (có lợi cho phổi), khí công tăng sức khỏe, daoyin (đạo dẫn), bài tập 8 bước có lợi cho phổi, baduanjin (bát đoạn cẩm), thiền định.

Về các phương pháp tác động huyệt vị, có các nghiên cứu đ.ánh giá tác dụng chống COVID-19 của bấm huyệt, châm kim, đính hạt loa tai, xoa bóp trị liệu vùng phổi để điều hòa khí và làm dịu lồng ngực.

Tại Việt Nam, trong công văn số 1306/BYT – YDCT về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng các phương pháp y học cổ truyền do Bộ Y Tế đã ban hành ngày 17/3/2020 có đưa ra các bài thuốc cổ phương có thể áp dụng trong điều trị COVID-19 từng giai đoạn, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc lựa chọn pháp phương và gia giảm cho thích hợp.

– Giai đoạn khởi phát với pháp điều trị sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Có thể sử dụng các bài thuốc: Ngân kiều tán, Sâm tô tán, Nhân sâm bại độc tán, Hạnh tô tán…

– Giai đoạn toàn phát với pháp điều trị tuyên phế, thanh nhiệt, định suyễn; có thể sử dụng các bài thuốc: Ma hạnh thạch cam thang. Hoặc dùng pháp điều trị thanh dinh thấu nhiệt với bài thuốc Thanh dinh thang.

– Giai đoạn hồi phục với những bài thuốc bổ âm dương, khí huyết, tạng phủ như: Bảo nguyên thang, Thập toàn đại bổ, Sinh mạch tán, Nhân sâm dưỡng vinh thang, Lục vị địa hoàng hoàn hợp sinh mạch ẩm, Dưỡng âm thanh phế thang…

Cho đến nay đã có hàng trăm nghiên cứu lâm sàng về các phương pháp y học cổ truyền trong điều trị COVID-19. Các kết quả cho thấy y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại có thể giảm tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng hoặc nguy kịch, cải thiện khả năng phục hồi lâm sàng và giúp giảm bớt các triệu chứng như ho, sốt, khó thở. Tác dụng chống COVID-19 của y học cổ truyền được minh chứng qua các nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *