Stress khiến nhiều người mất tập trung. Stress kéo dài có thể gây ảnh hưởng về mặt cảm xúc và tinh thần.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến những tâm trạng tiêu cực như buồn bã, tức giận, thất vọng và khó chịu. (Ảnh: ITN)
Cuộc sống hiện đại bận rộn, hầu hết chúng ta đều gặp phải stress căng thẳng là những áp lực trong công việc, cuộc sống hay những điều lo lắng về sức khỏe, tình cảm, kinh tế, chính trị… khiến bản thân luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và phải “chật vật” tìm cách đối phó.
Nếu tình trạng kéo dài mà không tìm cách xả stress sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.
“Thuốc bổ” tâm trí
Việc dọn dẹp tâm trí giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và tăng cường khả năng sáng tạo. Điều này có thể xảy ra theo cả cách nhỏ và lớn khi đi nghỉ.
Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần đi dạo (ngay cả khi đi bộ trên máy chạy bộ) sẽ làm tăng đáng kể khả năng sáng tạo. Ở quy mô lớn hơn, việc nghỉ ngơi mang lại cơ hội cho những ý tưởng lớn hoặc sáng tạo xuất hiện.
Đi du lịch, thậm chí chỉ cần lên kế hoạch cho nó, cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Đặc biệt, nhiều người mắc chứng “nợ ngủ” đáng kể thường đi kèm với căng thẳng, lo lắng liên quan đến công việc.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu ngủ này có thể dẫn đến những tâm trạng tiêu cực như buồn bã, tức giận, thất vọng và khó chịu, từ đó khiến bạn khó ngủ hơn. Về lâu dài, thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Kỳ nghỉ sẽ mang đến cơ hội giảm bớt hoặc loại bỏ tình trạng thiếu ngủ. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, ngủ thêm 60 đến 90 phút mỗi đêm có thể cải thiện cả trí nhớ và sự tập trung.
Đi du lịch cũng giúp bạn thiết lập lại kiểu ngủ, cải thiện tâm trạng và nhận thức của bạn sau kỳ nghỉ.
Trung tâm Cơ thể Tâm trí của Đại học Pittsburgh phát hiện ra rằng việc đi nghỉ làm tăng cảm xúc tích cực và giảm trầm cảm.
Và việc dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên đã được chứng minh là làm giảm những suy ngẫm tiêu cực, cải thiện sức khỏe tâm lý tổng thể.
Cải thiện thời gian nghỉ ngơi và ngủ trong kỳ nghỉ cũng giúp bạn quay trở lại làm việc với khả năng suy nghĩ rõ ràng hơn cũng như tập trung và hiệu quả hơn.
Đi du lịch cũng giúp bạn thiết lập lại kiểu ngủ, cải thiện tâm trạng. (Ảnh: ITN)
Nâng cao sức khỏe thể chất
Áp lực công việc hàng ngày có thể dẫn đến nồng độ hormone căng thẳng cortisol và epinephrine tăng cao, tương tự như khi bạn cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm về thể chất.
Thư giãn trong kỳ nghỉ sẽ làm giảm mức độ của các hormone căng thẳng này và cho phép hệ thống miễn dịch của bạn phục hồi, khiến bạn ít bị bệnh hơn.
Ngược lại, nếu hormone căng thẳng tăng cao mãn tính do thiếu thời gian nghỉ ngơi và phục hồi khi bạn liên tục trì hoãn hoặc bỏ qua kỳ nghỉ, bạn sẽ không chỉ dễ bị cảm lạnh hoặc cúm mà còn dễ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn về lâu dài, chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư.
Tùy thuộc vào cách bạn sử dụng thời gian trong kỳ nghỉ, sẽ có những lợi ích thể chất tiềm năng bổ sung.
Hòa mình vào thiên nhiên có tác dụng làm giảm nhịp tim và huyết áp. Tham gia vào các hoạt động thể chất như đi bộ đường dài, đi xe đạp, bơi lội hoặc các bài tập thể dục dưới nước khác có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp, đồng thời xây dựng xương và cơ bắp khỏe mạnh hơn cũng như cải thiện khả năng giữ thăng bằng, điều này càng trở nên quan trọng khi bạn già đi.
Không gian yên tĩnh giúp chúng ta có cơ hội khai thác con người thật mình. (Ảnh: ITN)
Nâng cao sức khỏe tinh thần
Thoạt nghe có vẻ nực cười, nhưng câu trả lời cho những câu hỏi trong cuộc sống, như “Mình thực sự muốn gì?” hoặc “Điều gì quan trọng nhất với mình?” – có nhiều khả năng xuất hiện trong tâm trí chúng ta nhiều hơn khi có không gian và sự tĩnh lặng.
Chúng ta trở nên giỏi hơn trong việc lắng nghe tiếng nói bên trong mình và có thể trau dồi trực giác của mình.
Lưu ý rằng không gian yên tĩnh có thể mang lại cảm giác cực kỳ khó chịu đối với những người lo lắng quá mức, những người thường gặp khó khăn khi đứng yên và không làm gì.
Nhưng, chính không gian này mà chúng ta có cơ hội khai thác con người thật mình.
Suy cho cùng, đảm bảo bản thân được nghỉ ngơi thường xuyên là chìa khóa để tạo ra mức năng lượng làm việc bền vững hơn, khỏe mạnh hơn và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Các lưu ý khi tập luyện ở người bệnh basedow
Khi bệnh basedow trong giai đoạn tiến triển nặng, người bệnh không nên tập luyện. Tuy nhiên, khi bệnh ổn định về trạng thái thể chất và tinh thần, có thể thực hiện hoạt động thể chất vừa phải để tăng cường khối cơ, nâng cao sức khỏe.
1. Đặc điểm bệnh basedow
Trong các nguyên nhân gây cường giáp, basedow (hay bệnh Graves) là bệnh lý phổ biến được ghi nhận từ thế kỷ thứ XIX, chiếm hơn 90% tỉ lệ các nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng phổ biến ở độ t.uổi từ 30 – 50 t.uổi.
Các nguyên nhân khác bao gồm viêm tuyến giáp, bướu đa nhân, nhân độc giáp… Các triệu chứng thường gặp như hồi hộp, đ.ánh trống ngực, tăng động, tăng tiết mồ hôi, mẫn cảm với nhiệt, mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn, sụt cân, mất ngủ, suy nhược và đi tiêu thường xuyên (thỉnh thoảng tiêu chảy).
Bệnh lý nội tiết này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng, đầu tiên là hệ nội tiết, hệ tim mạch, mắt, hệ miễn dịch, hệ cơ xương… Trong đó, nghiên cứu cho thấy suy yếu khối cơ ở người bệnh basedow có ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để kiểm soát hormone tuyến giáp, điều trị các rối loạn ảnh hưởng lên hệ cơ quan, bổ sung vitamin D, thì việc tập luyện với cường độ phù hợp sẽ giúp người bệnh rèn luyện phục hồi sức cơ.
1 .Bài tập nào phù hợp với người bệnh basedow?
1.1 Đi bộ
Bài tập đầu tiên hỗ trợ cải thiện sức bền và tăng khí lưu thông là đi bộ. Nghiên cứu cho thấy việc đi bộ trên đường bằng với tốc độ khoảng 1.5 bước/ giây (không quá 3.5km/h), khoảng 45 – 60 phút cải thiện sức bền và tăng cường sức khỏe cho người bệnh basedow.
Tuy nhiên, trong quá trình đi bộ, người bệnh basedow cần theo dõi nhịp tim trong mỗi 1 – 2 phút để giữ nhịp tim dưới 70% mức tối đa (130 lần/ phút) giúp tránh các kích thích ảnh hưởng lên hệ tim mạch.
Nguyên nhân do sự tăng hormone T3, T4 trong cường giáp gây kích hoạt hệ adrenaline, khiến tăng nhịp tim, từ đó dẫn đến các vấn đề như rối loạn nhịp tim, hội chứng suy tim, hội chứng suy mạch vành… Bên cạnh giữ tốc độ phù hợp, việc kết hợp nhịp nhàng hơi thở vào – ra, thư giãn trong lúc đi bộ cũng là một cách để điều hòa nhịp tim.
Đi bộ phù hợp cho người bệnh basedow tăng cường sức khỏe.
1.2 Bài tập kéo giãn
Các bài tập kéo giãn và tăng độ dẻo dai cho nhóm cơ nên có sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Người tập sẽ được hướng dẫn kéo căng một nhóm cơ vượt quá điểm chống lại lực cản ban đầu mà không gây đau cơ đột ngột, hãy giữ một vị trí trong 5 giây, sau đó thư giãn. Chẳng hạn động tác bắt chéo tay ra sau, mở lồng ngực, hít thở điều hòa, vừa hỗ trợ người bệnh mở các khối cơ vùng vai và liên sườn, vừa giúp tăng dung tích hít vào khi lồng ngực được mở.
Để tập luyện khối cơ vùng đùi và tay vai, có thể áp dụng bài tập đứng tấn dựa lưng vào tường, đưa hai tay ra trước và khuỵu gối xuống tấn, thời gian xuống tấn tăng dần để rèn luyện độ bền cho cơ. Việc tập luyện nên có liệu trình tập trung vào các nhóm cơ chi trên, chi dưới, cơ trục chính của cơ thể như vùng lưng, cơ bụng.
Để tập khối cơ vùng bụng, người tập cần được hướng dẫn phương pháp hít thở căng ép bụng, khi đã quen với phương pháp thở bụng, có thể áp dụng tập siết cơ vùng bụng kèm theo khi tập các động tác ở tay chân. Việc tập thở bụng đơn giản nên bắt đầu với tư thế nằm thư giãn hoặc tư thế ngồi thẳng lưng, xếp bằng hay buông thõng hai chân.
Việc tập với tạ cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và huấn luyện viên để tránh quá sức ảnh hưởng đến nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện tăng cường sức bền khối cơ, có thêm hiệu quả thứ cấp trong cải thiện trạng thái tâm lý ở người bệnh. Ở nhóm người bệnh tập luyện lâu dài có trạng thái tâm lý tốt hơn so với nhóm chứng.
1.3 Thái cực quyền, yoga
Các phương pháp tập dưỡng sinh như thái cực quyền, yoga, tập luyện thành đội nhóm cũng là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh basedow. Việc tập luyện sẽ giúp người bệnh ngủ tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn. Trong quá trình tập và điều trị bệnh Basedow, cần tránh sử dụng các chất kích thích như caffein, t.huốc l.á, rượu và đồ uống có cồn…
Đối với các vận động viên, như vận động viên điền kinh, đang điều trị cường giáp, việc quay lại luyện tập cần nhiều sự kiên nhẫn, chậm rãi, không thúc ép bản thân, cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Việc duy trì sức bền với các bài tập nhẹ vừa sức nên được lưu ý. Khi quay lại với cường độ tập luyện của vận động viên, cần theo dõi các hormone nội tiết, chỉ số mạch, huyết áp.
Thái cực quyền giúp người bệnh basedow ngủ tốt hơn và có tinh thần thư thái.
2. Những lưu ý khi tập luyện cho người đang điều trị bệnh basedow
Người bệnh basedow cần được nghỉ ngơi (nhất là khi bệnh đang tiến triển nặng), tránh hoạt động thể lực gắng sức, tinh thần căng thẳng. Người bệnh chỉ nên tập luyện khi cơ thể khỏe mạnh và trong khi tập luyện cần đặc biệt chú ý theo dõi nhịp tim. Nguyên nhân do bản thân bệnh có thể gây nhịp tim nhanh, nếu tập luyện quá sức hay cường độ cao tiếp tục gây tăng nhịp tim sẽ tạo gánh nặng lớn cho tim.
Cường giáp khiến quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, làm tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản và mất khối lượng cơ. Do đó, người bệnh basedow cần tập luyện sức mạnh cơ bắp 2-3 lần/tuần để tăng cường khối cơ. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập phù hợp và không nên tập tạ nặng.
Ngoài ra, cơ thể người bệnh basedow thường dễ bị gầy sút, suy kiệt nên cần thực hiện chế độ ăn uống giàu đạm, nhiều calo để cung cấp thêm năng lượng. Khi tập luyện, nên chú ý bù điện giải, uống đủ nước để tránh bị chuột rút.