Những thói quen khi ăn sáng dưới đây khiến dạ dày của bạn phải hoạt động vô cùng mệt mỏi, nếu kéo dài dễ gây ra bệnh nguy hiểm.
Thường xuyên bỏ không ăn sáng
Theo các chuyên gia chia sẻ bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày với mỗi ngươi chúng ta. Nếu bạn bỏ bữa ăn sáng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể mệt mỏi và không được tỉnh táo. Từ đó gây ra tình trạng khó tập trung, phản ứng chậm chạp hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập.
Đặc biệt, nếu như việc bỏ ăn sáng diễn ra thường xuyên và kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như cholesterol trong m.áu cao, các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường type 2. Bỏ qua bữa sáng còn gây nguy cơ viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, béo phì, táo bón…
Bữa ăn sáng quan trọng vì sau khi trải qua một đêm dài, bụng đã trống và cơ thể cũng thiếu hụt năng lượng. Khi thức dậy, lượng đường trong m.áu thường ở mức thấp. Trong khi cơ thể lại cần đường cho cơ và não hoạt động.
Ảnh minh họa
Ăn sáng quá sớm hay muộn
Nhiều người có thói quen ngủ dậy muộn và ăn bữa sáng muộn. Thói quen này nếu kéo dài thường xuyên, liên tục gây tình trạng đầy bụng, đau dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chất lượng bữa trưa. Ngược lại, nếu ăn sáng quá sớm cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn sáng là từ 6 – 8 sáng vì lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, tiêu thụ thức phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Chỉ nên ăn sáng sau khi thức dậy khoảng 20-30 phút. Trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
Ăn sáng không đủ chất dinh dưỡng
Có rất nhiều người muốn giảm cân hoặc muốn tạo cảm giác thật đói mới ăn để ăn bữa trưa ngon miệng, vì vậy sẽ chỉ ăn sáng rất ít không đủ dinh dưỡng. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều vào các bữa còn lại hoặc ăn nhẹ đồ ăn vặt vào cuối ngày và dẫn đến khó kiểm soát được cân nặng. Một bữa ăn no vào buổi sáng có thể có tác dụng ngược lại. Nó kích thích sự trao đổi chất và đốt cháy calo trong suốt cả ngày.
Ăn sáng quá vội vàng hoặc vừa đi vừa ăn
Buổi sáng do chúng ta ngủ dậy muộn nên không kịp thời gian để có bữa sáng thư thái. Chính vì vậy, rất nhiều người có thói quen ăn sáng nhanh, thói quen này khiến thức ăn không được nghiền kỹ, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
Ăn sáng nhanh còn gây tình trạng trào ngược axit dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Hoặc ăn vội khi thức ăn còn nóng sẽ gây bỏng, tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.
Vì vậy, hãy thu xếp thời gian để dậy sớm và ăn sáng chậm rãi, đầy đủ. Khi bạn có thể chậm lại và thưởng thức bữa sáng, điều đó có thể giúp bạn nhận biết rõ hơn về việc mình có thực sự đói hay không và hạn chế việc ăn quá nhiều.
Loại ung thư hay gặp nhưng lại ‘vay mượn’ triệu chứng các bệnh phổ biến
Dù là bệnh ung thư hay gặp nhưngrất lại khó chẩn đoán và điều trị do triệu chứng ban đầu “vay mượn” của nhiều bệnh hô hấp, xoang mũi hay gặp.
Vòm họng là phần cao nhất của họng. Ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến nhất khu vực đầu – mặt – cổ. Đây là ung thư xảy ra ở vòm họng phía sau mũi. Bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á hoặc các nước châu Á do phong tục tập quán, ăn uống và nhiều nguyên nhân khác.
Tại Việt Nam, theo Globocan 2020, ung thư vòm họng đứng thứ 8/10 loại ung thư phổ biến nhất. Tổng số ca mắc mới là 6.040 người và số ca t.ử v.ong là 3.706 người. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới 8.1/100.000 dân cao hơn nữ giới 2.8/100.000 dân.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng
Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng được liệt kê. Cụ thể, theo BSCK2 Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Nhân dân 115), thực phẩm ăn có quá nhiều muối như cá muối, tương, cà, dưa muối và những chất mốc… chứa nitrosamine – chất gây ung thư, gây ra hiện tượng oxy hóa, là yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư vòm họng còn đến từ thói quen hút t.huốc l.á, hút thuốc lào, nhai trầu hoặc uống rượu bia nhiều gây kích thích, thay đổi môi trường miệng-họng, viêm niêm mạc, lâu ngày diễn tiến thành ung thư.
Những nguyên nhân khác như virus HPV trong vòm họng cũng có nguy cơ gây bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy những người nhiễm virus Epsstein – Barr (EBV) thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.
Dấu hiệu bệnh mơ hồ, diễn biến âm thầm
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư vòm họng xuất hiện ở mọi lứa t.uổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 40 – 60. Dù là căn bệnh ung thư hay gặp trong những năm gần đây nhưng ung thư vòm họng khó chẩn đoán và điều trị.
80% bệnh nhân được chẩn đoán muộn, khi bệnh đã ở giai đoạn III hoặc IV, vì khối u nằm ở sâu khó quan sát trực tiếp. Khi phát hiện được khối u đã lớn, xâm lấn rộng vì vậy tiên lượng rất xấu.
Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K. (Ảnh: BVCC)
Các dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng vừa âm thầm, mơ hồ, thoáng qua, lại “vay mượn” triệu chứng của nhiều bệnh lý hô hấp, mũi xoang, nên rất khó phát hiện chính xác.
Triệu chứng hay gặp nhất là nghẹt mũi. Dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra m.áu, c.hảy m.áu cam. Tuy nhiên, nghẹt mũi thể hiện ở rất nhiều bệnh lý từ cảm cúm, viêm họng đến viêm mũi theo mùa.
Bệnh nhân cũng có triệu chứng chảy mũi mủ, ù tai, đau họng, nổi các hạch ở vùng cổ…
Một triệu chứng cảnh báo khác là đau đầu. Theo các bác sĩ Bệnh viện 103, thường bệnh nhân đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ nhưng dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng. Triệu chứng này dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch m.áu não.
Ngoài ra, theo bác sĩ Ngọc Anh, khi bệnh nhân nhức đầu, có thể các triệu chứng đã “rầm rộ”, ung thư đã xâm lấn lên sàn sọ và có thể đã lên não, bộc lộ bằng triệu chứng nhức đầu.
Dù thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng các bệnh thông thường, nhưng theo khuyến cáo BS Bùi Quang Biểu, Khoa Xạ trị – Xạ phẫu Bệnh viện 108, một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.
Để chẩn đoán phân biệt viêm amidan, viêm họng, ung thư vòm họng, bác sĩ Ngọc Anh khuyên bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng.
Việc chẩn đoán bệnh được dựa vào các triệu chứng lâm sàng, soi vòm họng, khám hạch kết hợp với các xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch. Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.
Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng được cho là trên 70%. Thậm chí, theo bác sĩ Bệnh viện K, ở giai đoạn sớm, xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Càng phát hiện muộn, tiên lượng khả quan của bệnh càng giảm.