Ngày 26/11, BV Bạch Mai cho biết, trong 2 tuần qua tiếp nhận 8 bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol.
Các ca bệnh đều rất nặng, hôn mê, có tổn thương não, đã có trường hợp t.ử v.ong.
Não hoại tử, t.ử v.ong vì ngộ độc rượu
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca ngộ độc rượu có cồn công nghiệp methanol có xu hướng gia tăng.
Bài Viết Liên Quan
- TP.HCM: Cơ sở y tế tư nhân không được thu thêm chi phí điều trị bệnh Covid-19
- TPHCM: Lượng m.áu, tiểu cầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cạn kiệt vì dịch Covid-19
- Da nóng là biểu hiện của bệnh gì? Cách chữa trị nóng trong người hiệu quả
Một trường hợp tổn thương não do ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol đang điều trị tại Trung tâm chống độc.
Chỉ trong 2 tuần, đã có 8 bệnh nhân nhập viện, đã có trường hợp t.ử v.ong vì tình trạng quá nặng.
Hiện Trung tâm Chống độc đang điều trị cho 3 bệnh nhân nam có độ t.uổi từ (46 đến 72) được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol được chuyển từ tuyến trước.
“Cả 3 bệnh nhân đều rất nặng, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Các bệnh nhân có tổn thương não hoại tử, c.hảy m.áu và phù nề nặng lan tỏa trên não”, TS Nguyên thông tin.
Kết quả xét nghiệm cho thấy các bệnh nhân có nồng độ cồn methanol trong m.áu rất cao, lên tới vài trăm ml/dL.
TS Nguyên chia sẻ thực trạng đau lòng, các trường hợp diễn biến quá nặng, một bệnh nhân đã t.ử v.ong. Một trường hợp khác đã điều trị, hồi sức tối đa nhưng tiên lượng xấu t.ử v.ong, gia đình xin bệnh nhân về t.ử v.ong tại nhà. Các bệnh nhân còn lại gặp các di chứng với não và mù.
Người nhà bệnh nhân cho biết, các bệnh nhân đều xuất hiện triệu chứng lả đi, vật vã sau uống rượu không rõ nguồn gốc. Có người nhà có đám, bệnh nhân uống rượu cùng các cháu. Sau một đêm ngủ dậy thì đau đầu, định bước xuống giường đã ngã vật ra, ngất đi.
Một trường hợp khác thì sau khi uống nhầm cồn vật vã đau bụng, hoa mắt không nhìn thấy gì. Vào đến viện đã ngất lịm.
Khó nhận diện rượu methanol
TS Nguyên cho biết, không dễ nhận diện rượu có methanol và rượu thông thường. Cả hai loại rượu đều màu trắng trong, uống vị cay nồng.
Đáng nói, kể cả khi uống phải rượu methanol, triệu chứng sau uống giống với say rượu thông thường nên dễ bị nhầm lẫn.
Hình ảnh não tổn thương, hoại tử não ở bệnh nhân ngộ độc rượu có pha cồn công nghiệp.
“Có một đặc điểm mọi người cần lưu ý, không như rượu thường sau nửa ngày, một ngày hết cơn say bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường. Còn nếu uống rượu có methanol, khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều a xít formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết các trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch”, BS Nguyên cảnh báo.
Vì thế, để dự phòng quan trọng nhất là khi uống rượu phải mua loại có nguồn gốc rõ ràng. Rượu có methanol thường do những người kinh doanh rượu phi pháp đã mua cồn công nghiệp methanol về đóng chai hoặc pha thành các loại rượu rởm, trà trộn với các loại rượu truyền thống để thu lợi bất chính và gây ngộ độc.
Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm sát trùng chứa nồng độ methanol rất cao. Trung tâm chống độc đã phát hiện những sản phẩm cồn sát trùng chiếm 70-90% nồng độ cồn công nghiệp methanol và đều đã báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.
Uống rượu nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, vì thế người dân cũng nên hạn chế tối đa việc uống rượu, đặc biệt khi vào thời điểm trước và sau tết âm lịch sắp đến gần.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng vừa đưa ra cảnh báo về ngộ độc rượu có methanol.
Theo ThS Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Trong dân gian có hai cách phân biệt rượu thật và giả là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.
Đối với cảm quan bên ngoài thì chai rượu phải có đầy đủ nhãn mác, thông tin như tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu… Ngoài ra có thể ngửi nếu mùi cồn thơm, cay nồng là tốt. Còn một cách khác có thể áp dụng khá chính xác là có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt.
Rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần sử dụng rượu có nguồn gốc, rượu của những cơ sở có thương hiệu uy tín và không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường.
Người đàn ông ngộ độc rượu, ngủ li bì hai ngày
Người đàn ông 56 t.uổi nghiện rượu, ngủ li bì hai ngày, sau đó nhìn mờ, nặng ngực, bác sĩ nghi nhồi m.áu cơ tim.
Ông được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng rối loạn nhịp tim, mạch nhanh, huyết áp khó đo, phải đặt nội khí quản, hôn mê, suy đa cơ quan, suy hô hấp. Bác sĩ cấp cứu tìm hiểu t.iền sử, biết bệnh nhân nghiện rượu, chẩn đoán bị ngộ độc methanol.
Kết quả xét nghiệm nồng độ methanol trong m.áu bệnh nhân cho thấy hơn 199 mg/dL. Bình thường chỉ số này là 0, từ mức 20 mg/dL đã có thể gây ngộ độc. Nồng độ methanol trong m.áu trên 50 mg/dL thường phải lọc m.áu cấp cứu và trên 80 mg/dL có khả năng t.ử v.ong cao.
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Văn Ân, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, cho biết người bệnh được truyền ethanol vào dạ dày để ngăn chặn chuyển hóa hấp thu ngộ độc, lọc m.áu cấp cứu hai lần. Ngày 10/11, sau 4 ngày nhập viện, sinh hiệu bệnh nhân ổn định hơn, rút nội khí quản, tăng men gan nhẹ. Hôm sau, bệnh nhân tỉnh táo, giao tiếp tốt, vừa được xuất viện.
Theo bác sĩ Ân, bệnh nhân ngộ độc methanol nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tình trạng toan m.áu nặng suy đa cơ quan, ngưng tim dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong, nếu cứu được tính mạng thì để lại các biến chứng mờ mắt.
“Bệnh nhân này được chuyển đến bệnh viện do chẩn đoán bệnh lý nhồi m.áu cơ tim nhưng ngay từ cấp cứu các bác sĩ đã phán đoán đúng và kịp thời nguyên nhân, giúp xử trí bệnh hiệu quả”, bác sĩ Ân nói.
Nam bệnh nhân trong thời gian nằm viện điều trị. Ảnh: Bích Hạnh
Methanol còn gọi là cồn công nghiệp, công dụng làm sơn, dung môi… Chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol, tuy nhiên nhiều người vẫn pha methanol vào rượu để bán do giá rẻ. Ngộ độc rượu ethanol thường nhẹ, chỉ có các triệu chứng như say rượu; còn ngộ độc rượu do methanol thường nặng hơn.
Ngộ độc rượu methanol thường gây mờ mắt hoặc mù vĩnh viễn do teo dây thần kinh thị hoặc gai thị, tổn thương não, suy thận cấp, diễn tiến tim mạch, suy đa cơ quan.
Bác sĩ khuyến cáo không nên uống rượu bia, các chất kích thích; nên sử dụng các loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được cấp phép lưu hành.