Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alzheimers & Dementia khẳng định, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã tìm thấy mối liên hệ giữa suy giảm thính lực và sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ.
Các nhà khoa học Anh đã phát hiện mối liên hệ giữa suy giảm thính lực và chứng sa sút trí tuệ. (Nguồn: Depositphotos)
Khám phá trên sẽ giúp c ảnh báo bệnh nhân về những nguy cơ tiềm ẩn.
Theo kết quả nghiên cứu, những người có vấn đề về thính giác trong môi trường ồn ào dễ bị sa sút trí tuệ hơn khi về già.
Theo nhà dịch tễ học và tác giả nghiên cứu Thomas Littlejohns, phát hiện này sẽ cảnh báo các bác sĩ, bản thân bệnh nhân và người thân của họ về sự xuất hiện của bệnh trước khi nó bắt đầu tiến triển.
Nghiên cứu sử dụng thông tin từ British Biobank, một cơ sở dữ liệu nghiên cứu được tạo ra để thiết lập mối liên hệ giữa di truyền, các yếu tố môi trường xung quanh và tình trạng sức khỏe của người dân Anh.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ của một nhóm bao gồm hơn 82.000 phụ nữ và nam giới từ 60 t.uổi trở lên. Họ đã được kiểm tra khả năng phân biệt các đoạn giọng nói trong môi trường ồn ào.
Kết quả cho thấy, 1.285 người phát triển chứng sa sút trí tuệ khoảng 11 năm sau cuộc nghiên cứu.
Nhà dịch tễ học Thomas Littlejohns cho biết: “Những người tham gia bị khiếm thính gần như có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp đôi so với những người có thính giác tốt”.
Mất răng là dấu hiệu suy giảm trí não
Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết mất răng là một yếu tố nguy cơ của cả chứng sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức.
Khẳng định trên được nhóm nghiên cứu tại ại học New York đưa ra sau khi phân tích 14 nghiên cứu về tình trạng rụng răng và suy giảm nhận thức, có sự tham gia của hơn 34.000 người và 4.689 trường hợp bị suy giảm chức năng nhận thức. Kết quả cho thấy những người mất nhiều răng hơn có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức cao hơn 1,48 lần và nguy cơ bị chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 1,28 lần. Hơn nữa, những người bị mất răng còn có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức nếu họ không mang răng giả (23,8%) so với những người mang răng giả (16,9%). Cứ 1 chiếc răng bị mất đi, nguy cơ suy giảm nhận thức và nguy cơ sa sút trí tuệ tương ứng tăng thêm 1,4% và 1,1%.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa nguy cơ suy giảm nhận thức và bệnh về nướu răng – nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Theo các tác giả, kết quả nghiên cứu mới cho thấy việc giữ gìn tốt sức khỏe răng miệng có thể chống lại nguy cơ suy giảm nhận thức, cho dù mang răng giả vẫn có lợi ích nhất định. Họ cho rằng mất răng dẫn đến các vấn đề về nhai, góp phần gây thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thúc đẩy những thay đổi trong não, dẫn tới tổn thương năng lực nhận thức.