Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn hiện đang điều trị, chăm sóc tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc do ăn quả của cây hồng châu rừng.
Cháu Ly Thị Ch. đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn. Ảnh: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang.
Thông tin về vụ việc cho thấy, khoảng 14 giờ ngày 2/8, 2 cháu Ly Thị Ch., 11 t.uổi và Ly Thị M., 6 t.uổi cùng trú tại thôn Khúa Lủng, xã Tả Phìn rủ nhau ra nương ngô gần nhà hái quả hồng châu để ăn.
Đến khoảng 6 giờ ngày 3/8, cháu M. xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, còn cháu Ch. có triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy nhiều lần. Đến 14 giờ cùng ngày, cháu M. có dấu hiệu sưng hai mắt, nấc và không nói được.
Thấy vậy gia đình đã đưa 2 cháu đến Trạm y tế xã để chữa trị. Trên đường đi cấp cứu, cháu M. đã t.ử v.ong, còn cháu Ch. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn để tiếp tục theo dõi và điều trị. Nguyên nhân ban đầu được xác định là 2 cháu bị ngộ độc do ăn quả hồng châu.
Hiện tại sức khỏe cháu Ch. đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Trước đó, vào ngày 24/7, 5 cháu nhỏ cùng trú tại thôn Cán Chu Phìn, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cũng phải nhập viện vì ăn quả hồng châu. Hiện tại, sức khỏe cả 5 cháu đã ổn định, không còn các triệu chứng của ngộ độc.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, cây hồng châu này thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng 2 ngón tay người lớn, dài 11-12 cm, màu xanh đậm. Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt.
Để chủ động phòng, chống ngộ độc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người dân, học sinh tuyệt đối không ăn các loại quả rừng không rõ nguồn gốc. Khi có dấu hiệu bị ngộ độc quả rừng, cần chuyển nạn nhân đến trạm xá hoặc các trung tâm y tế trong thời gian nhanh nhất để được điều trị kịp thời.
Các địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân về nguy cơ ngộ độc các loại cây, quả trong tự nhiên.
Số lượng m.áu cung cấp cho các tỉnh, thành trong một ngày đạt kỷ lục
Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương vừa vận chuyển gần 3.000 đơn vị m.áu đến 10 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước.
Ngày 3/8, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương(Hà Nội) đã có 40 chuyến xe vận chuyển số lượng m.áu này. Đơn vị này cho hay đây là con số kỷ lục về số lượng m.áu cung cấp trong một ngày.
Trong số này, 1.000 đơn vị m.áu được chuyển tới Bệnh viện Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ trong tối 3/8.
Sắp xếp, chuẩn bị các đơn vị m.áu để cung cấp cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: BVCC.
Số m.áu còn lại được khoa Lưu trữ và Phân phối m.áu cùng lái xe của viện chuyển đến các bệnh viện tại Hà Nội và những địa phương: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Phòng.
Trong một tuần nay, sau khi kêu gọi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, người dân Hà Nội và tại các tỉnh có thể tổ chức hiến m.áu đã hưởng ứng nhiệt tình. 10 ngày qua, 11.000 đơn vị m.áu được tiếp nhận tại Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Yên Bái…
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, cho biết: “Lượng m.áu dự trữ của viện đã có sự cải thiện rõ rệt. Chúng tôi có thể cung cấp trở lại cho các tỉnh miền núi phía Bắc và đáp ứng 100% dự trù từ các bệnh viện”.
Trong khi đó, các địa phương phía Nam đều đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến công tác tiếp nhận m.áu rất khó khăn, hầu như không thể tổ chức được.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học – Truyền m.áu Cần Thơ, cho biết: “Kho m.áu của bệnh viện chỉ còn 830 đơn vị m.áu. Nhóm O chỉ có 72 đơn vị. Trong khi lượng m.áu cần để cung cấp cho 80 bệnh viện tại Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Chúng tôi chỉ cung cấp được cho các bệnh viện như Cà Mau, T.iền Giang, Châu Đốc…, mỗi lần 5-10 đơn vị m.áu, không đủ cho ngay cả nhu cầu cấp cứu”.
Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương chia sẻ: “Sau khi trao đổi với Bệnh viện Chợ Rẫy và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Viện đã chuyển 1.000 đơn vị m.áu tới Bệnh viện Chợ Rẫy vào rạng sáng 30/7 vừa qua. Và hôm nay, thêm 1.000 đơn vị m.áu được chuyển tới Cần Thơ, để từ đây tiếp tục cung cấp cho khu vực Tây Nam Bộ”.
TS Khánh cũng cho biết vài tuần tới, Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương phía Nam thêm 3.000 đơn vị m.áu nữa. Ảnh: BVCC.
Toàn bộ việc vận chuyển m.áu qua đường hàng không được đảm bảo chất lượng, an toàn. Chi phí vận chuyển do Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương hỗ trợ các bệnh viện phía Nam.
Mặc dù lượng m.áu dự trữ tại TP.HCM cũng rất thấp nhưng trong tháng 7, Bệnh viện Truyền m.áu – Huyết học TP.HCM đã hỗ trợ chi viện cho Cần Thơ 500 đơn vị m.áu.
Tiến sĩ Khánh chia sẻ khi dịch bệnh, thiên tai xảy đến bất ngờ hoặc diễn biến trong thời gian dài, việc đảm bảo nguồn m.áu an toàn, kịp thời luôn là thách thức với dịch vụ truyền m.áu, không chỉ tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, trong lịch sử, chưa bao giờ sự chi viện, hỗ trợ, điều phối m.áu trên phạm vi toàn quốc lại được thực hiện hiệu quả như thời điểm này.