Tôi được biết thủy đậu và sởi có triệu chứng tương tự nhau, hai bệnh này đều nguy hiểm và dễ bùng phát dịp tết.
Nhờ bác sĩ cho biết vì sao và vào thời điểm này tiêm vắc xin có kịp phòng bệnh hay không? Cảm ơn bác sĩ! (Lê Hoài, Hà Nội)
Tại Việt Nam, sởi và thủy đậu là hai trong những bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, thường bùng phát vào mùa đông hằng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Nguyên nhân do khí hậu lạnh ẩm mùa đông xuân tạo điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh phát triển mạnh. Mặt khác, thời tiết lạnh làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, gây tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster (VZV) với triệu chứng điển hình là sốt, đau đầu, phát ban dạng phỏng nước, ngứa toàn thân. Bệnh khởi phát từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc mầm bệnh với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, các chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi Morbillivirus gây ra, có triệu chứng khởi phát là sốt nhẹ, tăng thân nhiệt, ho, chảy nước mũi, đau mắt đỏ, tiêu chảy. Vào ngày thứ 2, bệnh xuất hiện các hạt trắng có kích thước nhỏ như hạt vừng trên niêm mạc miệng (hạt Koplik) và tồn tại 12-14 giờ. Vào ngày thứ 4-6, người bệnh sẽ xuất hiện phát ban, ban có dạng nốt sẩn, kích thước nhỏ, mọc tuần tự từ sau tai rồi lan dần hai bên má, cổ, xuống ngực, bụng, tay, sau lưng, hông và chân. Sau khi lan khắp toàn thân, ban sẽ tồn tại đến ngày thứ 6 và dần dần biến mất.
Bài Viết Liên Quan
- Sự thật đáng ngạc nhiên về cholesterol
- Cảnh báo: Nếu xuất hiện dấu hiệu này ở lòng bàn tay, rất có thể đã bị ung thư phổi!
- Tổng hợp những biến chứng viêm xoang ở trẻ nhỏ
Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa tối đa bệnh sởi, thủy đậu.ẢNH: MỘC THẢO
Bệnh sởi, thủy đậu rất dễ lây lan, nhất vào dịp Tết khi mọi người thường tiếp xúc, gặp gỡ nhau nhiều hơn ngày thường. Thủy đậu và sởi đe dọa nghiêm trọng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ bầu, người có hệ miễn dịch yếu, có thể gây những di chứng rất nặng đến hệ thần kinh. Nếu đồng mắc thủy đậu, sởi với các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là bệnh hô hấp, người bệnh sẽ dễ diễn biến nặng (viêm phổi, viêm não, suy hô hấp,…), nhập viện và t.ử v.ong.
Tiêm vắc xin là phương pháp tối ưu nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus thủy đậu và virus sởi, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. T.rẻ e.m từ 9 tháng t.uổi và người lớn cần tiêm vắc xin thủy đậu và sởi để chủ động phòng bệnh trong mùa đông xuân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2023.
Hiện nay, Việt Nam đang triển khai tiêm vắc xin phối hợp sởi-rubella-quai bị là Priorix (Bỉ) hoặc MMR II (Mỹ), đặc biệt Priorix có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng t.uổi. Đối với vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam), được dùng cho trẻ từ 9 tháng t.uổi trở lên với lịch tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại 1-2 liều vắc xin phối hợp có thành phần sởi.
Với vắc xin thủy đậu, hiện có 3 loại vắc xin gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) với lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1-3 tháng, tùy độ t.uổi bắt đầu tiêm. Riêng vắc xin Varilrix (Bỉ) có thể dùng cho trẻ từ 9 tháng t.uổi.
Vắc xin sởi và thủy đậu là vắc xin sống, giảm độc lực nên phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng để đạt miễn dịch tốt nhất cho mẹ và bé trong những tháng đầu đời khi chưa đủ t.uổi tiêm vắc xin.
Phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm vắc xin sởi, thủy đậu tốt nhất 3 tháng trước khi mang thai. ẢNH: MỘC THẢO
Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 100 trung tâm trên cả nước đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin, trong đó có vắc xin sởi và thủy đậu với nhiều chương trình ưu đãi giá. Tất cả vắc xin được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng dược hàng đầu trên thế giới và trong nước. Vắc xin được bảo quản bằng hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP đảm bảo chất lượng, hiệu quả tối ưu và an toàn cho người sử dụng.
BS.CKI Bạch Thị Chính,
Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC
Bé sơ sinh đầu tiên trên thế giới mắc đậu mùa khỉ ngay sau khi ra đời, cha mẹ cũng mắc bệnh
Ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận ở trẻ sơ sinh và được đăng tải trên tạp chí y khoa danh tiếng The New England Journal of Medicine, số tháng 10-2022.
Trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ mắc phải chu sinh và đồng nhiễm Adenovirus ở trẻ sơ sinh 10 ngày t.uổi. Sau ca sinh không bình thường của đ.ứa t.rẻ vào cuối tháng 4-2022, phát ban đã phát triển trên cơ thể bé vào ngày thứ chín sau sinh.
Lúc đầu, phát ban là những mụn nước, bắt đầu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, sau đó lan rộng ra mặt và thân, rồi dần dần trở thành mụn mủ. Chín ngày trước khi sinh, cha của đ.ứa t.rẻ sơ sinh bị sốt, sau đó là phát ban lan rộng; phát ban ở người bố đã hết trước khi trẻ sơ sinh chào đời.
Bốn ngày sau khi sinh con, cơ thể người mẹ cũng xuất hiện một nốt ban tương tự. Gia đình này sống ở Vương quốc Anh, và không có t.iền sử du lịch đến châu Phi hoặc tiếp xúc với bất kỳ du khách nào.
Bé sơ sinh đã được chuyển đến đơn vị chăm sóc đặc biệt nhi khoa vào ngày thứ 15 sau sinh do suy hô hấp giảm oxy m.áu tiến triển. Một số chẩn đoán phân biệt (bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, nhiễm vi rút herpes simplex, nhiễm coxsackie virus hoặc enterovirus, n.hiễm t.rùng da do tụ cầu, ghẻ ngứa, giang mai và bệnh lậu) đã được xem xét.
Sự hiện diện của hạch nách, bản chất của các tổn thương da cũng như tiến trình không điển hình của n.hiễm t.rùng trong gia đình, đã làm dấy lên mối lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đối với các mẫu m.áu, nước tiểu, mụn nước và dịch ngoáy họng thu được từ trẻ sơ sinh và mẹ dẫn đến chẩn đoán nhiễm vi rút đậu mùa khỉ (Clade IIb). Adenovirus cũng được xác định trong dịch tiết đường hô hấp và m.áu của trẻ sơ sinh.
Tình trạng của bệnh nhi trở nên xấu hơn và được bắt đầu thông khí can thiệp.
Bé được áp dụng một liệu trình 2 tuần Tecovirimat đường uống (với liều 50mg x 2 lần / ngày) kết hợp với Cidofovir tiêm tĩnh mạch. Sau bốn tuần được chăm sóc đặc biệt, bao gồm 14 ngày thở máy xâm nhập, cháu bé đã hồi phục và được xuất viện.
Các báo cáo về nhiễm vi rút đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh là rất hiếm.
Đây là một trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh sau khi lây truyền chu sinh trong một nhóm gia đình.
Tuy nhiên cũng không thể loại trừ sự lây truyền qua nhau thai bởi vì đây là một trường hợp đơn lẻ, không thể quy kết triệu chứng lâm sàng trực tiếp cho tác nhân gây bệnh (vi rút đậu mùa khỉ hoặc adenovirus), cũng như không thể quy kết sự cải thiện tình trạng lâm sàng của trẻ sơ sinh là do việc sử dụng Tecovirimat hoặc Cidofovir.
Nhiễm vi rút đậu mùa khỉ nên được xem xét chẩn đoán phân biệt với các bệnh phát ban mụn nước ở trẻ sơ sinh.