Ngày 26/9, GS.TS Dương Minh Đức được chuyển đến Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng trong tình trạng nguy kịch.
Sáng 24/11, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, vừa điều trị thành công cho GS.TS Dương Minh Đức, sinh năm 1951, Nguyên Chủ tịch Hội Toán học TP.HCM.
Khi được chuyển đến Bệnh viện dã chiến Covid-19 đa tầng quận Tân Bình, GS Đức đã khó thở, suy hô hấp, viêm phổi lan tỏa 2 phổi, nồng độ oxy trong m.áu thấp. Đáng ngại, bệnh nhân đã vào cơn bão cytokine rất nặng, y bác sĩ phải tiến hành đặt nội khí quản thở máy và chuyển sang hồi sức sau đó 2 ngày.
Bài Viết Liên Quan
- Bơm keo vá ruột non cho nam thanh niên 20 t.uổi
- Ngộ độc thủy ngân do bôi kem trắng da
- Hôn mê nghi do ngộ độc thuốc nam
Một bệnh nhân Covid-19 nặng được điều trị tại Bệnh viện tầng 3.
Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến Covid-19 đa tầng và các chuyên gia của Bệnh viện Thống Nhất nhanh chóng hội chẩn, triển khai nhiều kỹ thuật cứu bệnh nhân. Đồng thời, các bác sĩ sẵn sàng phương án chạy ECMO (tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể) khi cần thiết.
Tuy nhiên, bệnh nhân đã đã đáp ứng với phác đồ điều trị đề ra, xét nghiệm chẩn đoán cơn bão cytokine đã cải thiện.
Mặc dù vậy, GS Đức lại đối mặt với viêm phổi nặng do thở máy kéo dài, có nhiều bệnh nền, phục hồi chậm vì ảnh hưởng của virus nCoV.
Sau hàng loạt chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, các chuyên gia, các khoa phòng cùng tham gia tổng lực, đưa ra các phương án, nâng đỡ cơ thể. 10 ngày sau, sức khỏe của GS Dương Minh Đức có sự chuyển biến rõ rệt. Ông có thể tự thở, không cần máy móc hỗ trợ.
Sau khi điều trị ổn định và có kết quả âm tính, GS Dương Minh Đức tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất để chăm sóc, điều trị hậu Covid-19.
Bác sĩ Phan Châu Quyền, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, khi một bệnh nhân đã vào cơn bão cytokine thì khả năng phục hồi rất thấp, kể cả đối với người trẻ.
“GS Dương Minh Đức đã lớn t.uổi, nhiều bệnh lý nền kèm theo. Thế nhưng, thầy đã chiến đấu vượt qua cơn bão cytokine, vượt qua Covid-19 trở về với gia đình là một kỳ tích”, BS Quyền cho biết.
Hơn 10 ngày, bệnh nhân đặc biệt này được chăm sóc, hỗ trợ dinh dưỡng, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. Ngày 12/11, GS Dương Minh Đức đã xuất viện.
Thư cảm ơn của gia đình Giáo sư Dương Minh Đức với các y bác sĩ.
Theo các bác sĩ, tinh thần và ý chí của bệnh nhân rất mạnh mẽ, sức chiến đấu tốt. Trong những ngày GS Đức nằm viện, vợ ông giữ liên lạc mỗi ngày với bác sĩ, cập nhật thông tin liên tục vì không được ở bên chăm sóc.
Đây là sức mạnh tinh thần giúp bệnh nhân vượt qua trở ngại bệnh tật. Sau khi GS Đức hồi phục, gia đình đã viết thư cảm ơn bệnh viện với sự trân trọng sâu sắc.
Các chuyên gia cho biết, “Cơn bão cytokine” là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt. Người khỏe mạnh khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ t.uổi, đặc biệt là người trẻ, tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng đến phủ tạng. Tỷ lệ t.ử v.ong ở các trường hợp này rất cao. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chạy ECMO khi bị cytokine tấn công.
Tự chữa Covid, bệnh trở nặng
Tự test nhanh phát hiện dương tính, người phụ nữ ngụ phường 11, quận 3, mua thuốc điều trị tại nhà, đến khi khó thở, SpO2 tụt thấp mới gọi y tế địa phương.
Bác sĩ Lê Thị Bảo Yến (phụ trách Trạm y tế lưu động số 1) kể, khi chị và đồng nghiệp mang bình oxy tới nhà, yêu cầu test lại, người phụ nữ kiên quyết không đồng ý. Bà nói đã tự test âm tính, chỉ muốn mượn bình oxy để hỗ trợ hô hấp. Trước đó, trạm y tế lưu động thường xuyên cho bệnh nhân bị hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trên địa bàn mượn bình oxy dùng tại nhà, nên đồng ý. Bác sĩ Yến dặn bà nếu có dấu hiệu khó thở nặng hơn, phải gọi điện ngay để được xử trí.
Hôm sau, khi tháo mặt nạ oxy để đi vệ sinh, bà bị ngất. Kết quả test nhanh người phụ nữ và con gái đều dương tính. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 6. 40 phút sau nhập viện, người bệnh phải chuyển tuyến cấp cứu đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại TP Thủ Đức. Hiện, liên hệ với người nhà, bác sĩ Yến được cho biết bệnh nhân đã thoát nguy kịch, cai máy thở, tình trạng sức khỏe ổn định hơn.
Tương tự, tại phường 11 có hai vợ chồng ông cụ đều trên 80 t.uổi, biết mắc Covid-19 khi các con tự test tại nhà. Ban đầu, người nhà mua thuốc cho ông bà uống, sau vài ngày, ông cụ khó thở, ho nhiều, mới báo nhân viên y tế tới thăm khám.
Bác sĩ Yến nhận định cụ ông nguy cơ trở nặng, phải nhập viện để chăm sóc y tế toàn diện. Tuy nhiên người nhà bày tỏ, cụ ông mắc bệnh nền tai biến mạch m.áu não, cần có gia đình bên cạnh, sợ vào bệnh viện sẽ mất liên lạc, họ quá lo lắng nên năn nỉ xin được chăm sóc ông tại nhà. Nhấn mạnh trong bệnh viện có đội ngũ tình nguyện viên chuyên nghiệp, tận tâm chăm sóc cụ, vẫn không thuyết phục được gia đình, bác sĩ Yến đành hướng dẫn gia đình theo dõi bệnh nhân kỹ lưỡng, cả cách sử dụng bình oxy… Chưa đầy 24 giờ sau, hai ông bà đều khó thở hơn, nhân viên y tế phải quay lại nhà đưa ngay bệnh nhân đến Bệnh viện dã chiến số 6 điều trị. Hàng ngày, tình hình sức khỏe hai ông bà được bệnh viện thông báo cho gia đình qua điện thoại.
Đây là ba trường hợp mắc Covid-19 tự điều trị tại nhà ở phường 11, quận 3, trong vài tuần gần đây, đến khi trở nặng mới cầu cứu y tế. Theo bác sĩ Yến, nhiều người dân mang tâm lý chủ quan rằng đã tiêm hai mũi vaccine, có bệnh nền và nhiễm virus cũng không đáng lo ngại; hoặc họ sợ phải đi cách ly tập trung, không báo cho y tế địa phương.
Nhân viên y tế phường 3, quận 8 đến thăm khám, phát túi thuốc cho người mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà. Ảnh: Quỳnh Trần
Số liệu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho thấy trong hai tuần qua, số ca mắc mới và số ca nhập viện tại tầng hai có xu hướng tăng, trung bình khoảng 1.000 ca mắc mới mỗi ngày. Ngày 3/10, hơn 27.000 F0 đang cách ly tại nhà; hơn 4.700 F0 cách ly tập trung; hơn 1.000 bệnh nhân nặng phải nhập viện tầng hai và ba, nâng tổng số ca đang điều trị tại đây lên hơn 11.000 ca.
Khảo sát của VnExpress tại phường 11 (quận 3), phường 3 (Gò Vấp), phường Linh Chiểu (TP Thủ Đức), xã Phong Phú (Bình Chánh), huyện Củ Chi… số ca mắc mới mỗi địa phương tăng không đáng kể. Hàng ngày các xã, phường phát hiện 1-3 ca, có ngày không ghi nhận ca mới, chủ yếu là các chùm ca quy mô gia đình, hoặc F0 được phát hiện khi test định kỳ tại các công ty, khu công nghiệp. Phần lớn F0 đã tiêm vaccine nên được cách ly, theo dõi tại nhà bởi các trạm y tế cố định, lưu động, tổ Covid-19 cộng đồng.
“Khó xác định được nguồn lây của các ca này, do thành phố đã mở cửa từ hơn một tháng nay, các nhà máy, xí nghiệp, siêu thị, quán ăn, khu vui chơi… đã hoạt động, người dân đi lại nhiều”, ông Ngô Xuân Bình, chủ tịch UBND phường 3 cho hay.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Phúc (Trưởng trạm y tế phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức), người dân từ các tỉnh trở về TP HCM làm việc nhưng chưa tiêm đủ vaccine cũng là một nguyên nhân khiến F0 cộng đồng tăng nhẹ. Bác sĩ Phúc và nhiều nhân viên y tế chia sẻ, qua quan sát thực tế, đa số người dân có ý thức chấp hành các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, ở trạng thái “bình thường mới”, họ phải đi làm lại, khó tránh khỏi tiếp xúc, lây nhiễm.
Do đó, để chủ động kiểm soát dịch, các địa phương triển khai đồng loạt nhiều biện pháp. Như điều tra dịch tễ, khoanh vùng xét nghiệm tầm soát ngay khu vực có ca nhiễm mới. Bệnh nhân được cấp phát sớm các túi thuốc A, B, C, giảm nguy cơ trở nặng và nhập viện. Đồng thời, địa phương tích cực phát loa tuyên truyền thực hiện 5K và 5T của Bộ Y tế, rà soát kỹ để tiêm vaccine cho 100% dân cư…
“Sau thời gian dài căng mình chống dịch, y tế cơ sở đã đuối sức, mong bà con hợp tác tránh bùng dịch”, bác sĩ Phúc nói.
Bác sĩ Yến cũng khuyến cáo người dân nếu có triệu chứng bệnh, hoặc tự test nhanh dương tính, cần liên hệ ngay với y tế địa phương để được thăm khám, đ.ánh giá, phân loại nguy cơ trở nặng nhằm xử trí phù hợp. Người lớn t.uổi, có bệnh nền, sống một mình dù đã tiêm vaccine vẫn cần nhập viện. Đặc biệt, không nên mua thuốc theo hướng dẫn trên mạng mà không phải nhân viên y tế, hoặc chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để tự điều trị Covid-19.
Tại cuộc họp báo chiều 4/11, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, 86% F0 nhập viện gần đây dù đã tiêm một hoặc hai mũi vaccine. Một khảo sát khác hồi tháng 10 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng – tầng 3 trong tháp 3 tầng) ghi nhận nhóm đã tiêm vaccine (gồm một hoặc hai mũi) có 40% mắc bệnh nặng, 60% nhẹ.
“Tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh, thậm chí trở nặng và t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời, nhưng tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với không tiêm vaccine. Do đó, dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine, người dân vẫn cần tuân thủ 5K”, bác sĩ Châu nhấn mạnh.