Từ lúc sinh ra, b.é g.ái ở Nghệ An đã không có thành bụng khiến đường ruột, nội tạng nằm ngoài bụng.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã điều trị, chăm sóc và giành lại sự sống cho bé.
Thời điểm chào đời, nội tạng b.é g.ái “rơi” ra ngoài ổ bụng – Ảnh: HOÀNG YẾN
Ngày 20-7, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết các y bác sĩ bệnh viện này vừa cứu sống một b.é g.ái sơ sinh bị dị tật bẩm sinh, nội tạng nằm ngoài ổ bụng.
Trước đó, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An tiếp nhận sản phụ L.T.H. (22 t.uổi, quê thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vào viện trong tình trạng thai 36 tuần, có biểu hiện chuyển dạ.
Ở tuần thứ 27, chị H. đi khám thai, được chẩn đoán thai nhi bị dị tật khe hở thành bụng – một trong những khiếm khuyết lớn của trẻ sơ sinh, tỉ lệ t.ử v.ong sau sinh rất cao.
Ngay khi thai phụ nhập viện, các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã siêu âm, phát hiện sự bất thường của thai nhi nên tổ chức hội chẩn khẩn liên khoa, chỉ định mổ cấp cứu lấy thai.
Sản phụ H. sinh non b.é g.ái nặng 2kg, thành bụng bé có lỗ khuyết khiến cho toàn bộ đường ruột nằm ngoài bụng.
Trong trường hợp này, các bác sĩ chưa thể đẩy các cơ quan nội tạng bị thoát vị trở lại trong ổ bụng rồi khâu lại bởi các nội tạng quá lớn so với thể tích của bụng có thể gây hoại tử ruột, trẻ sẽ gặp nguy hiểm.
Các bác sĩ sử dụng túi đựng vô trùng, khâu hẹp miệng túi, treo cao để tạo áp lực đẩy ruột từ từ vào trong ổ bụng, tăng cường chức năng thành bụng.
Sau 10 ngày thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên, bệnh nhi được nuôi dưỡng tĩnh mạch và chăm sóc đặc biệt.
Đ.ánh giá thể trạng của bệnh nhi tốt hơn, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật thứ hai đưa ruột trở lại ổ bụng. Thành bụng được khép kín, trở thành “tấm khiên” bảo vệ nội tạng trẻ an toàn như đúng chức năng ban đầu của cơ thể. Hiện bệnh nhi đã đủ điều kiện xuất viện.
Bác sĩ Hoàng Văn Thắng – khoa hồi sức tích cực ngoại – cho biết: “Dị tật khe hở thành bụng được coi là dị tật hiếm gặp. Trẻ bị khe hở thành bụng bẩm sinh có rất nhiều nguy cơ n.hiễm t.rùng và khó sống sót. Để thực hiện ca mổ thành công, bệnh viện đã có sự phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương của các chuyên khoa hệ sản – nhi”.
“Cứ ngỡ là hy vọng cứu cháu vụt tắt, không nghĩ rằng có ngày cháu tôi được ra viện về nhà. Ngày hôm nay, cháu đã sống, có thể bú sữa bình từ 100ml-120ml/cữ. Dù phải trải qua 2 ca phẫu thuật nhưng cháu vẫn tăng thêm 0,5kg”, bà của b.é g.ái vui mừng.
Kịp thời cứu sống b.é t.rai 12 t.uổi bị hóc hạt nhãn
Một b.é t.rai 12 t.uổi trong lúc ăn nhãn bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở. Các bác sĩ đã mổ nội soi, gắp thành công dị vật ra ngoài, cứu sống nạn nhân.
Ngày 19/7, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sĩ của đơn vị đã tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn, có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Trước đó, vào chiều 16/7, khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bé T.K.K. (12 t.uổi, trú huyện Yên Thành) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, da, niêm mạc kém hồng…
Theo người nhà bệnh nhân, cháu K. trong lúc ăn nhãn thì bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở.
Qua thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật là hạt nhãn bịt kín lòng phế quản phải của bệnh nhân, làm xẹp một phần thùy phổi phải. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt nhãn, cứu sống bệnh nhân.
Trước đó, vào tháng 5/2021, trong lúc chơi ở nhà, cháu M.H.K. (SN 2018, trú xóm chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) lấy quả vải để ăn. Trong khi ăn, không may cháu K. bị hóc hạt.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời.
Phát hiện sự việc, người nhà lập tức đưa cháu bé đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên cháu M.H.K. đã t.ử v.ong ngay sau đó.
Theo Bác sĩ CKI. Trịnh Thanh Hưng – Khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, lứa t.uổi hay mắc là từ 1-3 t.uổi.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa vì có thể gây sặc.
Khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn.