Cứu trẻ sinh non chỉ nặng 4,6 lạng nhờ phác đồ ‘giờ vàng’

Sinh ra chỉ vỏn vẹn 460g (4,6 lạng) – là một trong những em bé nhẹ cân nhất Việt Nam chào đời ở tuần thai 24 được nuôi sống thành công nhờ phác đồ ‘giờ vàng’.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm, thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non và con số vẫn không ngừng tăng. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ can thiệp y tế sớm, 3/4 trong số những đ.ứa t.rẻ này có thể tiếp tục sống khỏe mạnh.

Còn theo thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ sinh non khoảng 7%. Trung bình mỗi năm có khoảng 100.000-110.000 trẻ chào đời non tháng và 17.000 trẻ t.ử v.ong trong vòng 28 ngày sau khi sinh.

cuu tre sinh non chi nang 46 lang nho phac do gio vang 540 7104969

Cứu trẻ sinh non bằng phác đồ “giờ vàng”.

Tiến sĩ – bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thập niên trước, thở máy xâm lấn là phương pháp điều trị chính cho trẻ sinh non rất nhẹ cân với hội chứng suy hô hấp. Mặc dù là biện pháp cứu mạng, thở máy xâm lấn lại là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm phổi, bệnh phổi mạn và khiến trẻ lệ thuộc ô xy kéo dài.

Năm 2018, bác sĩ Cam Ngọc Phượng sang Australia du học, chứng kiến trẻ sinh non được chăm sóc nhẹ nhàng nhờ can thiệp sớm 60 phút đầu đời. Về nước, bác sĩ cùng đồng nghiệp nghiên cứu, sáng tạo phác đồ “giờ vàng” với mục tiêu giảm nguy cơ đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ thở máy xâm lấn, từ đó giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non, giảm chi phí điều trị.

Đơn cử như trường hợp của bé Hải Đăng, sinh ra chỉ vỏn vẹn 460g, là một trong những em bé nhẹ cân nhất Việt Nam chào đời ở tuần thai 24 được nuôi sống thành công. Nhờ phác đồ điều trị tích cực “giờ vàng”, Hải Đăng đạt mốc tăng trưởng kỳ tích với khoảng 147g mỗi tuần. Sau 4 tháng được điều trị, chăm sóc tích cực, bé Đăng ra viện đạt cân nặng 2,8 kg, tự bú mẹ.

Trường hợp khác là bé Bối Bối sinh ra ở tuần thai thứ 25, nặng 740g được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cứu sống bằng phác đồ “giờ vàng” và khỏe mạnh xuất viện sau 3 tháng với cân nặng 2,55 kg. Anh Huỳnh Nhật Hòa, bố bé Bối Bối chia sẻ: “Con đầu lòng của vợ chồng anh cũng chào đời non tháng và mất ngay sau khi sinh ra. Một năm sau, vợ anh mang thai Bối Bối và kịch bản sinh non tái diễn khiến hai vợ chồng suy sụp. Nhờ áp dụng phác đồ “giờ vàng” trong 100 ngày bé được cứu sống. Hiện, bé gần 3 t.uổi, khỏe mạnh, như các bạn sinh đủ tháng”.

cuu tre sinh non chi nang 46 lang nho phac do gio vang 32f 7104969

Trẻ sinh non được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Nghiên cứu của Tiến sĩ – bác sĩ Cam Ngọc Phượng theo dõi 75 trẻ sinh non và cực non có t.uổi thai trung bình 27,5-28 tuần chào đời khỏe mạnh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng phác đồ này. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trẻ phải đặt nội khí quản giảm từ 62,5% xuống còn 26%; tỷ lệ dùng surfactant (thuốc điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng) giảm một nửa, từ 40% còn 20,9%. Tỷ lệ ấn tim, truyền epinephrine (thuốc hỗ trợ hô hấp) và tràn khí màng phổi rất thấp. Ngoài ra, chi phí điều trị trung bình giảm khoảng 30-40%.

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, phác đồ “giờ vàng” của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã được vinh danh một trong 12 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2023 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Phác đồ “giờ vàng” là tổng thể nhiều kỹ thuật y khoa cao cấp được thực hiện trong 60 phút đầu đời, ngay tại phòng sinh để cứu sống và chăm sóc y tế cho trẻ sinh non và rất non từ 24 tuần t.uổi.

Phác đồ bao gồm các yếu tố, như kẹp rốn muộn, phòng ngừa hạ thân nhiệt, truyền tĩnh mạch duy trì đường huyết sau sinh, phòng nhiễm khuẩn huyết, hỗ trợ hô hấp với phương pháp không xâm lấn, cụ thể là thở không xâm lấn (CPAP) tại phòng sinh và liên tục đến khi nhập Hồi sức sơ sinh (NICU) cho nhóm trẻ sinh rất non… Trẻ sinh rất non được chăm sóc tích cực trong “thời gian vàng” sẽ tăng cơ hội sống, giảm di chứng về sức khỏe.

Sắp tới, phác đồ “giờ vàng” có thể triển khai huấn luyện cho tuyến tỉnh, tuyến dưới giúp cải thiện tỷ lệ t.ử v.ong và di chứng cho trẻ được cứu sống.

Người đàn ông hôn mê sau 30 phút ăn một con ốc

Khoảng 30 phút sau khi ăn một con ốc bùn bóng, người đàn ông 37 t.uổi thấy tê miệng và tay chân.

Hai giờ sau, anh rơi vào tình trạng hôn mê, suy hô hấp.

Nam bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện huyện Quỳnh Lưu lên Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An ngày 19/1 khi đã mất phản xạ ánh sáng, thở máy. Bác sĩ chẩn đoán anh bị ngộ độc Tetrodotoxin sau khi ăn ốc bùn bóng, được cấp cứu đặt nội khí quản, truyền dịch, duy trì vận mạch.

Bệnh nhân được điều trị tích cực, thở máy, bài niệu tích cực, kiểm soát huyết động. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện, đã được rút ống nội khí quản, ý thức tỉnh táo.

Ngày 22/1, Tiến sĩ Nguyễn Đức Phúc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, cho biết một số loài hải sản như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, sa giông, một số loài cua hay ốc biển… có độc tố thần kinh Tetrodotoxin có thể gây độc và dẫn tới t.ử v.ong. Riêng ốc bùn bóng có chứa độc tố Tetrodotoxin với hàm lượng 60mg/kg.

nguoi dan ong hon me sau 30 phut an mot con oc 4b9 7084072
Sau khi ăn 1 con ốc bùn bóng, người đàn ông bị ngộ độc, hôn mê. Ảnh: BVCC

Độc tố Tetrodotoxin có độc tính rất mạnh, bền vững với nhiệt, các biện pháp chế biến hiện nay không đảm bảo loại trừ hết nguy cơ gây ngộ độc. Ở người, liều gây c.hết người của Tetrodotoxin là khoảng 1 đến 2mg. Liều tối thiểu cần thiết để gây ra các triệu chứng được ước tính là 0,2mg.

Người bệnh thường có biểu hiện tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt các cơ vận động, cơ hô hấp, giãn đồng tử, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và có thể t.ử v.ong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trên thực tế đã có những trường hợp bệnh nhân t.ử v.ong trên đường vận chuyển cấp cứu do ở trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế.

Ngộ độc Tetrodotoxin có thể khởi phát nhanh (10-45 phút) hoặc khởi phát chậm (thường trong vòng 3-6 giờ nhưng hiếm khi lâu hơn). T.ử v.ong có thể xảy ra sớm nhất là 20 phút, hoặc muộn nhất là 24 giờ, sau khi phơi nhiễm; thường xảy ra trong vòng 4-8 giờ đầu tiên. Bệnh nhân sống qua cơn nhiễm độc cấp tính trong 24 giờ đầu thường hồi phục mà không bị di chứng. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày và quá trình hồi phục mất nhiều ngày.

Theo bác sĩ Đức, hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu nên khi phát hiện người bị ngộ độc Tetrodotoxin cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu ngay.

Khi ăn hải sản người dân cần lưu ý :

– Không ăn các loại hải sản đã được khuyến cáo có độc tố nguy hiểm như: cá nóc, so biển, ốc bùn răng cưa, ốc mặt trăng, cua trứng hoa, mực đốm xanh…

– Do độc tố có ở da, gan, buồng trứng, trong cơ thịt và không bị phá hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy không nên sử dụng bất kỳ các loại hải sản độc này hay các bộ phận bất kỳ của cơ thể chúng để chế biến thức ăn và các sản phẩm thực phẩm khác.

– Tuyệt đối không ăn hải sản lạ chưa từng ăn cũng như chưa nắm rõ đặc tính của chúng.

– Nên mua hải sản tại các cơ sở có thương hiệu, uy tín, hải sản bảo đảm còn tươi, không có mùi ươn thối và đáp ứng các quy định bảo quản an toàn thực phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *