Dấu hiệu trở nặng của bệnh nhân Covid-19

Các F0 đang điều trị bị khó thở, thở nhanh, tím tái, đau tức ngực… là biểu hiện nặng, cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí và cấp cứu kịp thời.

dau hieu tro nang cua benh nhan covid 19 9f8 5909772

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang – cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội, cho biết hầu hết người bệnh đang điều trị chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một đến hai tuần. Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ hoặc đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi, tỷ lệ ít hơn.

Tuy nhiên, vẫn có 15-20% các trường hợp tiến triển dần nặng lên. Diễn tiến bệnh tùy theo cơ địa của mỗi người. Bệnh thường tiến triển nặng vào tuần thứ hai kể từ khi phát bệnh.

Các biểu hiện nặng bao gồm thở nhanh, cảm giác khó thở, đau tức ngực, tím tái, viêm phổi, viêm phổi nặng… cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. Đặc biệt, những F0 mắc bệnh nền, cơ địa béo phì, người trên 65 t.uổi… cần chú ý hơn khi sức khỏe có bất thường.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân Covid-19 cần lắng nghe cơ thể, cố gắng theo dõi sức khỏe. “Ví dụ như đo nhiệt độ xem có sốt, mệt mỏi, đau ngực, đặc biệt tăng lên sau khi hoạt động thể lực hay đi bộ trên 10 m bị hụt hơi có thể là biểu hiện của tình trạng suy hô hấp… thì cần liên hệ nhân viên y tế để hỗ trợ”, bác sĩ nhấn mạnh.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị triệu chứng. Nếu F0 sốt trên 38, 5 độ C, có thể dùng paracetamol, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho t.rẻ e.m và không quá 2 g/ngày với người lớn. T.rẻ e.m không uống quá 4 lần trong một ngày. Người bệnh có thể dùng các thuốc giảm ho thông thường và báo với nhân viên y tế nếu ho tăng lên nhiều.

Trong quá trình cách ly, bệnh nhân cố gắng ăn uống đảm bảo đủ chất, uống bổ sung một số loại vitamin như vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh thân thể để tăng cường miễn dịch. Lưu ý tập các động tác thể dục vừa sức, không tập thể dục nặng, đọc sách, báo, tìm kiếm tin tức tích cực, giảm stress,…

Ngoài ra, người dân có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám, không tự ý điều trị hay tích trữ oxy, máy đo độ bão hòa oxy tại nhà.

Dễ ngộ độc khi lạm dụng paracetamol tự chữa COVID-19

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trên mạng xã hội đã xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa COVID-19 tại nhà.

Trong số đó có một hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thuốc paracetamol để chữa trị triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau nhức, mất vị giác…

Tại Trung tâm chống dộc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do lạm dụng thuốc hạ sốt paracetamol để chữa COVID-19. Do đó, người dân nên cẩn trọng trước các bài thuốc lan truyền không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần xin ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng.

Sử dụng quá liều paracetamol dễ suy gan, co giật…

Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện. Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra, loại thuốc này có thể ở dạng viên đặt h.ậu m.ôn, gói bột hoặc si-rô.

de ngo doc khi lam dung paracetamol tu chua covid 19 495 5908433
Bệnh nhân bị viêm gan do dùng thuốc chữa động kinh kết hợp thêm paracetamol, hiện đang điều trị tại Trung tâm chống độc BV Bạch Mai.

Các sản phẩm thuốc có thể chứa paracetamol đơn thuần hoặc phối hợp với các thành phần khác như: Các chất dạng t.huốc p.hiện (codein, tramadol), kháng histamine (chlorpheniramine), thuốc co mạch giúp giảm ngạt mũi (phenylephrine), các thuốc giảm ho như dextromethorphan…

Nếu dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol (trong trường hợp thấy bệnh không thuyên giảm hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh), dẫn tới tổng liều paracetamol hằng ngày vượt quá quy định sẽ dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết.

Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi.

Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân đã có tình trạng vàng da, chán ăn… tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, khi đó tỷ lệ t.ử v.ong tới 50% hoặc hơn.

Ngoài ra, khi lạm dụng paracetamol có thể dẫn tới co mạch, xuất hiện cơn tăng huyết áp, đau tim, gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim… Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp của thuốc này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.

de ngo doc khi lam dung paracetamol tu chua covid 19 840 5908433
Bài thuốc được chia sẻ trên mạng xã hội với hướng dẫn sử dụng liều paracetamol tối đa, có nguy cơ gây ngộ độc.

Không tự ý mua thuốc điều trị

Hàm lượng paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ là không quá 3 gram/24 giờ với người trưởng thành, và t.rẻ e.m 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần. Bệnh nhân không sử dụng quá 6 lần/24 giờ. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gram paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.

Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn. Luôn luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng (đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol) và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol (như người lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, n.hiễm t.rùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).

Theo các chuyên gia y tế, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều có xuất hiện triệu chứng như ho, sốt. Người dân không tự ý mua thuốc để dự trữ, tự điều trị tại nhà theo các thông tin chưa có hướng dẫn chính thức từ Bộ Y tế. Không chỉ là người từ vùng dịch về mà bất kỳ ai khi có triệu chứng ho, sốt… nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn kịp thời.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên

( Giám đốc Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai )

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *