Uống cà phê phin được cho là có thể làm giảm hàm lượng diterpenes có trong cà phê, đây là hợp chất có thể làm tăng cholesterol.
Theo Harvard Health Publishing, trang thông tin sức khỏe cho người tiêu dùng của trường Y thuộc đại học Harvard, cho biết, một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Tim mạch dự phòng Châu Âu vào tháng 4-2020 cho thấy, uống cà phê phin hoặc cà phê giấy lọc sẽ mang lại sức khỏe tốt hơn cách pha cà phê khác, đặc biệt đối với người lớn t.uổi.
Nghiên cứu này đã được kết luận dựa trên việc khảo sát hơn 500.000 người uống cà phê trong khoảng thời gian 20 năm và ở các độ t.uổi 20 tới 79 t.uổi.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người uống cà phê phin có tỉ lệ t.ử v.ong do bệnh tim mạch thấp hơn những người uống cà phê không lọc, hoặc những người không uống cà phê.
Bài Viết Liên Quan
- Đau họng do thay đổi thời tiết, ăn gì để nhanh khỏi?
- Hội chứng kì lạ khiến người từng mắc Covid-19 ngửi “thơm thành thối”
- Bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Cà phê phin là cách uống cà phê được cho là tốt cho sức khỏe. Ảnh: Fin
Dù vậy theo Harvard Health Publishing, nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát và mang mục đích chứng minh rằng cà phê đã lọc tốt cho sức khỏe hơn cà phê chưa lọc, nhưng ở một khía cạnh nào đó chúng vẫn có ý nghĩa.
Các nhà khoa học nhận thấy, ở cà phê không được pha bằng phin hoặc giấy lọc (cà phê chưa lọc) có chứa diterpenes, hợp chất có thể làm tăng cholesterol. Họ cũng chỉ ra một tách cà phê chưa lọc chứa lượng diterpenes nhiều gấp 30 lần so với một tách cà phê đã lọc, tức cà phê phin hoặc cà phê giấy lọc.
Vì thế, nghiên cứu này đưa ra gợi ý, người tiêu dùng có thể cân nhắc việc pha cà phê bằng phin cũng như giới hạn lượng cà phê khoảng 4 tách mỗi ngày, mỗi tách 240 ml (chứa khoảng 100 mg caffeine), và giới hạn lượng caffeine dưới 400 mg/ngày/người trưởng thành.
7 nhóm người nên cẩn trọng khi uống cà phê kẻo “rước họa”
Tách cà phê ấm áp giúp bạn tỉnh táo khi làm việc hoặc thư giãn lúc vui vẻ trò chuyện cùng mọi người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống cà phê.
Cà phê được ưa chuộng nhờ khả năng giúp cơ thể tỉnh táo, nâng cao hiệu suất làm việc trong ngày. Cà phê có chứa caffeine là một chất kích thích thần kinh. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào m.áu và từ đó di chuyển đến não. Trong não, caffeine ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Điều này giúp cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và các khía cạnh khác nhau của chức năng não.
Một số nghiên cứu cho thấy, những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%. Trong một nghiên cứu của Harvard được công bố vào năm 2011, những phụ nữ uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn 20%. Một nghiên cứu khác trên 208.424 người cho thấy, những người uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ t.ử v.ong do t.ự t.ử thấp hơn 53%.
Đáng chú ý, cà phê còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các polyphenol khác nhau trong cà phê đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Cà phê cũng có liên quan đến việc giảm mức độ estrogen, đây là một loại hormone có liên quan đến một số loại ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy, những người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn tới 40% và ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.
Dù cà phê mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Simrun Chopra cảnh báo, cà phê đen không dành cho tất cả mọi người. Theo các chuyên gia sức khỏe, những nhóm người sau nên tránh uống cà phê:
– Người chuyển hóa chậm
Những người có quá trình trao đổi chất chậm có thể bị gián đoạn giấc ngủ sau khi uống cà phê. Chuyên gia Chopra giải thích mọi người tiêu thụ cà phê theo cách khác nhau: “Những người chuyển hóa chậm không xử lý caffeine một cách hiệu quả. Họ sẽ chịu các tác động tiêu cực như bồn chồn, quá tỉnh táo hoặc lo lắng trong tối đa 9 giờ sau khi uống. Ngược lại, những người chuyển hóa nhanh sẽ được tăng cường năng lượng”.
-Người dễ căng thẳng
Nếu bạn đang phải đối mặt với chứng lo âu hoặc có t.iền sử dễ hoảng loạn, cà phê có thể khiến tình trạng đó trầm trọng hơn.
-Phụ nữ mang thai
Những người đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh uống cà phê. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên nhóm phụ nữ trên cần tránh tất cả đồ uống có hàm lượng caffeine đáng kể như cà phê, nước tăng lực.
Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy, uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ tới 27%. Dùng đồ uống có caffeine dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai cao hơn.
-Người bị tiêu chảy
Uống cà phê sau bữa ăn giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn. Thức ăn đến trực tràng làm kích thích nhu động ruột nhiều hơn, từ đó, thúc đẩy cơn co thắt trực tràng và h.ậu m.ôn khiến bạn muốn đi ngoài. Những người thường xuyên bị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng cà phê. Uống cà phê buổi sáng làm cho ruột hoạt động mạnh hơn. Điều này khiến chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
-Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Caffeine, thành phần chính trong cà phê gây chứng ợ nóng, làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể giảm lượng cà phê nạp vào hằng ngày hoặc uống cà phê pha lạnh có lượng caffeine thấp hơn, ít axit hơn để giảm kích ứng khi sử dụng.
-Trẻ dưới 12 t.uổi
T.rẻ e.m dưới 12 t.uổi uống cà phê có thể gặp phải tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung. Với trẻ nhỏ, nếu uống một lượng nhỏ cà phê có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhận dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.
-Người bị bệnh tim
Caffeine trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Người có bệnh tim phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nên uống bao nhiêu cà phê là an toàn.
Không chỉ những nhóm người trên, người bình thường nếu uống nhiều cà phê mỗi ngày cũng có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, lo lắng, tim đ.ập nhanh, đi tiểu thường xuyên hoặc không thể kiểm soát việc đi tiểu… Một số người nhạy cảm với caffeine nên ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây tác dụng không mong muốn như bồn chồn, khó ngủ.
Chuyên gia Chopra đưa ra lời khuyên:
– Uống tối đa một đến hai tách cà phê mỗi ngày (3-5mg mỗi kg trọng lượng cơ thể)
– Tránh đổ đầy sữa, kem hoặc đường, khi đó cà phê sẽ không mang lại lợi ích gì nữa.
– Nếu bạn là người chuyển hóa chậm, hãy giảm lượng tiêu thụ xuống còn một cốc mỗi ngày, tốt nhất uống vào buổi sáng.
– Hãy uống khi bạn thực sự cần.
– Tránh dùng đồ uống chứa caffeine cùng lúc với thức ăn vì có thể ức chế hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
Nếu muốn uống cà phê trước khi tập luyện, hãy dùng trước đó 30 đến 60 phút. Nồng độ caffeine trong m.áu đạt mức cao nhất vào 1 tiếng sau khi uống nhưng tác dụng bắt đầu bộc lộ trong vòng 30 phút.