Hàng chục người phải theo dõi sức khỏe sau cái c.hết của người đàn ông 43 t.uổi

Sau 6 ngày tham gia g.iết mổ lợn và ăn tiết canh, người đàn ông 43 t.uổi suy đa tạng, t.ử v.ong, chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn.

Hàng chục người khác phải theo dõi sức khỏe.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên ngày 22/3 cho biết bệnh nhân là anh L.V.T (43 t.uổi), trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên. Anh T. có t.iền sử khỏe mạnh.

Ngày 14/3, anh T. tham gia g.iết, mổ lợn và ăn uống cùng 32 người. Bốn ngày sau, anh T. có biểu hiện đau vùng thượng vị, sốt cao (40,5 độ C), nôn, hạ huyết áp. Người đàn ông này được đưa đến nhiều cơ sở y tế trong huyện, đến ngày 19/3 được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cấp cứu.

hang chuc nguoi phai theo doi suc khoe sau cai chet cua nguoi dan ong 43 tuoi a40 7123898
Xuất hiện nhiều vết tím trên chân của nam bệnh nhân mắc liên cầu lợn. Ảnh: Sở Y tế Điện Biên

Lúc này, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc, trụy tim mạch nặng, niêm mạc nhợt, phù chi, xuất tiết nhiều đờm, sốt cao, tím nhiều ở chân, tay, nhịp tim nhanh, bụng chướng… Các bác sĩ chẩn đoán anh T. bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, theo dõi liên cầu lợn. Đến ngày 20/3, tức là 6 ngày sau khi g.iết mổ lợn và ăn tiết canh, bệnh nhân t.ử v.ong.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đã tiến hành điều tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Chiều 21/3, cơ quan này nhận được thông báo kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (tác nhân gây bệnh liên cầu lợn).

Sau khi ghi nhận ca bệnh t.ử v.ong vì liên cầu lợn, ngành y tế đã điều tra, lập danh sách theo dõi các trường hợp tham gia g.iết mổ lợn, ăn tiết canh cùng bệnh nhân trong vòng 14 ngày. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phun tẩy uế, xử lý môi trường bằng cloramin B.

Thầy thuốc khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn bằng cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín… Cùng đó, không mua bán, vận chuyển, g.iết mổ lợn ốm, c.hết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Người dân cần sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Khi có các biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Không ăn tiết canh vẫn nhiễm liên cầu lợn do sai lầm dễ gặp

Chỉ tham gia g.iết mổ lợn và không ăn tiết canh nhưng một người đàn ông ở Sơn La vẫn bị nhiễm liên cầu lợn nguy kịch.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm của bệnh nhân nhiều người hay làm.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán, Khoa thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nhiễm liên cầu lợn vào điều trị. Đặc biệt, có những trường hợp bệnh nhân chia sẻ không ăn tiết canh hay thịt lợn tái sống trước đó nhưng vẫn bị mắc.

Cụ thể như trường hợp bệnh nhân nam 67 t.uổi (tại Mộc Châu, Sơn La) tham gia g.iết mổ lợn tại quê nhà. Một ngày sau khi g.iết mổ lợn, bệnh nhân sốt cao, đau đầu vùng sau gáy, buồn nôn, nôn nhiều.

Kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu cho thấy, bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, chỉ số viêm cao, tiên lượng của bệnh nhân rất nặng.

Bệnh nhân được các bác sĩ xử lý theo đúng phác đồ điều trị và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị tiếp. Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã về bình thường. Sau đó, bệnh nhân có gặp herpes môi nguyên nhân là do suy giảm miễn dịch.

Theo bác sĩ Thiệu, bệnh nhân này không ăn tiết canh, không có vết thương tại tay, chân trước khi mổ lợn. Tuy nhiên, khi chế biến thịt, bệnh nhân dùng một thớt để thái thịt sống, sau đó rửa sạch thớt, tráng nước nóng rồi lại dùng chính thớt đó thái thịt chín.

“Trong quá trình chế biến thức ăn, nếu dùng chung thớt để thái đồ ăn sống lẫn đồ ăn chín thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh. Nhiều người dùng thớt thái thịt sống rồi chần nước nóng thái thịt chín, như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh”, bác sĩ Thiệu cho hay.

khong an tiet canh van nhiem lien cau lon do sai lam de gap 457 7119233

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang thăm khám cho một bệnh nhân. Ảnh: BSCC

Cũng theo bác sĩ Thiệu, tham gia g.iết mổ lợn cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiễm liên cầu lợn. Trước Tết, bác sĩ gặp một trường hợp khi thái bèo bị dao cứa vào tay và c.hảy m.áu. Nhưng sau đó bệnh nhân vẫn tham gia g.iết mổ lợn rồi bị nhiễm liên cầu lợn, phải nhập viện cấp cứu.

Theo Cục y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể t.ử v.ong do độc tố vi khuẩn g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết…

Để phòng ngừa bệnh, mọi người cần lưu ý nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn lợn c.hết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn, dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *