Mắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh

Mắc sai lầm này khi , người đàn ông 37 tuổi bị , ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh

GĐXH – Tập thể dục quá sức sau khi bị ốm, người đàn ông ở Hà Nội nhập viện vì bị tình trạng toan chuyển hoá, suy thận cấp, tăng CK máu…


Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!

GĐXH – 5 người nhập viện có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã xử trí xông dạ dày, thở oxy, bơm rửa đường tiêu hóa… theo phác đồ của cấp cứu ngộ độc.

Theo Ths. BS Đỗ Quốc Phong, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc Nội khoa (Bệnh viện E) cho hay, mới đây các bác sĩ đã tiếp nhận và cứu sống một trường hợp bệnh nhân tên T (37 tuổi, tại Hà Nội) tham gia chạy phong trào, và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng vật vã, kích thích.

Được biết, anh T. có tiền sử khoẻ mạnh, rất chăm tập thể dục thể thao, những môn anh chơi thường xuyên như bóng bàn, chạy bộ hay chạy bộ phong trào.

Trước khi tham gia giải chạy mấy ngày, anh T. có sốt, mệt. Nhưng tới ngày dự giải, do đã hết sốt nên vẫn tham gia giải chạy.

Khi chạy được khoảng 2.000m, anh T. thì đột ngột thấy choáng và ngất xỉu. Ngay sau đó bệnh nhân được mọi người gọi xe cấp cứu chuyển vào Bệnh viện E.

Mắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Phong, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có kích thích vật vã và có dấu hiệu mất nước rõ, mạch nhanh, huyết áp tụt… Bệnh nhân không có dấu hiệu thần kinh khu trú.

Chẩn đoán sơ bộ ban đầu được đưa ra là bệnh nhân sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức. Bệnh nhân được chỉ định theo dõi theo tình trạng tiêu cơ vân cấp do vận động gắng sức.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng toan chuyển hoá, suy thận cấp, tăng CK máu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể).

Do bệnh nhân T được đưa vào viện sớm nên sau quá trình tích cực điều trị lọc máu 2 tuần, bệnh nhân đã bình phục dần dần. Bệnh nhân đã có nước tiểu trở lại, mạch và huyết áp ổn định dần, tỉnh táo.

Tập thể dục quá sức dễ ảnh hưởng đến chức năng thận

Qua trường hợp của bệnh nhân T., bác sĩ Phong khuyến cáo mọi người không nên luyện tập gắng sức vì có thể gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, mọi người cũng không nên luyện tập thể dục thể thao khi sức khoẻ đang có vấn đề.

Liên quan đến sức khỏe của thận và luyện , bác sĩ Lê Thị Đan Thùy – trưởng khoa nội thận lọc máu Bệnh viện Bình Dân, tập thể dục, thể thao có lợi cho sức khỏe tim mạch, hô hấp, hệ thần kinh, bảo vệ thận. Tuy nhiên, nếu tập thể dục thể thao quá sức có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.

Theo bác sĩ Tùy, tập thể dục, thể thao vừa phải là với những môn thể thao nhẹ như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, trung bình 150-300 phút/tuần. Với những môn nặng hơn tập 75-150 phút/tuần. Nếu tập thể thao quá sức, cơ thể sẽ giải phóng các chất gây hủy cơ làm co mạch thận, ảnh hưởng lượng máu tới thận, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Mắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bệnh suy thận có chữa được không?

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả cao, và ngược lại, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Suy thận được chia thành 2 loại là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.

Suy thận cấp thường xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần và có thể được chữa khỏi ngay sau đó. Có trường hợp thận bị mất đi một phần chức năng nhưng sau đó sẽ phục hồi nếu được điều trị đúng cách.

Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, khó phát hiện nên không đưa ra phương pháp điều trị kịp thời khiến chức năng của thận ngày càng suy giảm. Đây là bệnh mạn tính nên không thể chữa trị dứt điểm, các phương pháp điều trị chỉ giúp ngăn ngừa tiến triển và bảo tồn chức năng thận còn lại. Trong trường hợp bệnh tiến triển thành giai đoạn nặng, khi chức năng thận đã bị suy giảm 85 – 90% thì bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận mạn nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch…

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh suy thận

Xây dựng lối sống lành mạnh: Nên luyện tập thể thao hàng ngày để có thể duy trì cân nặng và nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần theo dõi thường xuyên và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép. Đồng thời, kiểm soát lượng đường acid uric và cholesterol có trong máu. Đặc biệt, tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Giảm ngay lượng muối, đạm và dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bổ sung thêm các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe. Đừng quên mỗi ngày phải uống từ 1,5 cho đến 2l nước.

Thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bất ngờ loại rau là "vũ khí" chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt NamBất ngờ loại rau là ‘vũ khí’ chống ung thư và bệnh tiểu đường, được thế giới ca ngợi là rau trường thọ, mọc đầy vườn quê Việt Nam

GĐXH – Ở một số nước, cây tầm bóp trở thành “vũ khí” chống ung thư và bệnh tiểu đường, có khả năng kháng viêm, tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh.

Bất ngờ công dụng của cá khoai, để chọn cá khoai ngon, không "tẩm hóa chất" cần biết điều nàyBất ngờ công dụng của cá khoai, để chọn cá khoai ngon, không ‘tẩm hóa chất’ cần biết điều này

GĐXH – Cá khoai rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho khan, đái tháo đường,…

Người đàn ông 30 tuổi đột tử khi đang chạy bộ tập thể dục, chuyên gia khuyến cáo những điều cần biết để phòng tránhNgười đàn ông 30 tuổi đột tử khi đang chạy bộ tập thể dục, chuyên gia khuyến cáo những điều cần biết để phòng tránh

GĐXH – Có 3 nhóm người cần tầm soát bệnh lý tim mạch trước khi luyện tập thể dục, thể thao.

M.H (th)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *