Tâm lý quá suốt ruột khiến nhiều người dân “quên” đi việc thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi đi tiêm chủng điều này dẫn tới một số rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ dễ làm lây lan và bùng phát dịch COVID-19 .
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng COVID-19 được xác định là giải pháp căn cơ nhất để tạo miễn dịch trong cộng đồng góp phần đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người dân là chủ trương và mong muốn của Chính phủ và toàn ngành y tế cũng như mong mỏi của người dân. Tuy nhiên, tâm lý quá suốt ruột khiến nhiều người dân “quên” đi việc thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi đi tiêm chủng điều này dẫn tới một số rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ dễ làm lây lan và bùng phát dịch
Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiêm chủng
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu sẽ tiêm 150 triệu mũi cho hơn 70% dân số Việt Nam đã chính thức được phát động vào ngày 10/7. Người dân có thể đăng ký tiêm vắc xin thông qua ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử của Bộ Thông tin – Truyền thông.
Người dân thực hiện đăng ký tiêm chủng vắc xin COVID-19
Chiến dịch tiêm chủng tổ chức tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động). Để đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân, nhiều đơn vị cũng đã được huy động tổng lực để thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Cho tới nay, về cơ bản công tác tiêm chủng đang được thực hiện tốt, bài bản tại nhiều cơ sở.
Tại bệnh viện E, theo GS Lê Ngọc Thành – Giám đốc bệnh viện cho biết, việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được bệnh viện này thực hiện từ ngày 13/05/2021 theo chủ trương của Bộ Y tế. Qua hơn 2 tháng triển khai, bệnh viện E đã thực hiện tiêm cho hàng chục ngàn người, công tác tổ chức triển khai tiêm đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc phòng chống dịch của Chính Phủ và yêu cầu của Bộ Y tế.
Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện E đã hoàn thành tốt yêu cầu triển khai đăng ký tiêm qua ứng dụng hồ điện tử App Hồ sơ sức khoẻ. Theo đó, 100% đối tượng được tiêm phải thực hiện khai báo thông tin tiêm chủng trước khi đến cơ sở y tế.
Người dân khi có lịch hẹn đăng ký tiêm sẽ phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc trước khi lên phòng tiêm, đây là việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện và sàng lọc các trường hợp không đủ điều kiện để tiêm ( F1, F2, người mới từ vùng dịch về…..), hạn chế tối đa việc lây nhiễm và dễ dàng khoanh vùng đối tượng nếu có phát sinh F1.
Cần sự phối hợp, hỗ trợ từ chính người dân
Dù vậy, do đây là lần đầu tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất, cộng với tâm lý muốn tiêm nhanh của người dân nên vẫn còn tình trạng chen lấn ngoài ý muốn.
Do dịch bệnh COVID-19 đang lan truyền với tốc độ nhanh tại TP.Hồ Chí Minh và một số khu vực dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người dân. Số lượng người dân có nhu cầu và đăng ký tiêm những ngày gần đây ngày càng gia tăng. Dù các bệnh viện cũng đã có kế hoạch chuẩn bị, sắp xếp, bố trí, vận dụng tối đa nguồn lực, nhân lực để phục vụ công tác tiêm vacxin cho người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự khó khăn như ý thức người dân với tâm lý muốn đến sớm để tiêm mà không theo thời gian thông báo hay việc nhiều người hạn chế trong việc sử dụng QR để khai báo y tế dẫn đến việc phải hướng dẫn, giải quyết tại chỗ, gây ùn tắc tại khu vực Khai báo y tế bắt buộc.
Tại Bệnh viện E, rút kinh nghiệm từ sự việc nêu trên, GS Lê Ngọc Thành cho biết, Ban lãnh đạo bệnh viện đã họp khẩn để bổ sung 1 số giải pháp tăng cường cho chiến dịch tiêm chủng tại bệnh viện như: thực hiện phân luồng, bố trí khoa học hơn khu vực đón tiếp khai báo y tế, thuê thêm nhân viên bảo vệ giữ trật tự và điều tiết giãn cách phù hợp.
Để có thể cùng Chính phủ và cả nước thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng này giữa lúc dịch bệnh đang căng thẳng, nhiều chuyên gia ngành y tế khuyến cáo người dân bình tĩnh, nghiêm túc chấp hành, thực hiện khai báo chính xác thông tin, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc đăng ký tiêm qua ứng dụng hồ điện tử App Hồ sơ sức khoẻ.
Khám sàng lọc cho người tiêm chủng để đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó”
Đặc biệt đến bệnh viện theo đúng thời gian hẹn, phối hợp đúng theo hướng dẫn phân luồng của nhân viên y tế để công tác tiếp đón, triển khai tiêm được diễn ra hiệu quả, đảm bảo an toàn cộng đồng.
Sáng 24/7, Bộ Y tế cho biết trong ngày 23/7 có có 67.173 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.478.757 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.125.156 liều, tiêm mũi 2 là 353.601 liều.
Vắc xin phòng COVID-19 không ảnh hưởng tới sữa mẹ
Những phụ nữ đang cho con bú lo ngại về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng tới con của họ giờ đây có thể yên tâm dựa vào kết quả nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí JAMA Pediatrics.
Theo Tạp chí JAMA Pediatrics, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết: “mRNA liên quan tới vắc xin (như vắc xin của Moderna và Pfizer) không được phát hiện thấy trong 13 mẫu sữa thu thập từ 4 đến 48 giờ sau khi tiêm phòng COVID-19 ở 7 bà mẹ đang cho con bú”.
Trong khi cần một thử nghiệm lớn hơn để xác nhận đầy đủ kết quả này, các nhà khoa học xác nhận: “nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng ban đầu quan trọng để củng cố các khuyến nghị hiện nay rằng mRNA liên quan đến vắc-xin không được truyền sang trẻ sơ sinh, vì vậy các bà mẹ không phải lựa chọn giữa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay cho con bú”.
Tiêm chủng phòng COVID-19 cho bà mẹ đang cho con bú là an toàn.
Tiến sĩ nhi khoa Michael Grosso, Chủ nhiệm khoa nhi tại Bệnh viện Huntington, New York (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết: “Kết quả nghiên cứu này đã giải quyết một câu hỏi quan trọng về tính an toàn, vì phụ nữ đang cho con bú không được đưa vào các thử nghiệm về vắc xin phòng COVID-19”. Ông giải thích thêm: “Để vắc xin có thể gây ra tác hại thông qua sữa mẹ, cần phải hội tụ đủ 3 điều kiện, bao gồm: Đầu tiên, một số thành phần của vắc-xin sẽ phải xuất hiện trong sữa mẹ. Thứ hai, các chất này sẽ cần được hấp thụ vào hệ thống cơ thể của em bé. Cuối cùng, nếu có sự hiện diện và được hấp thụ vào cơ thể em bé, các chất này cần phải có tác động gây hại đối với cơ thể”.
Theo Grosso, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng không có bất kỳ điều kiện nào nêu trên diễn ra và kết quả nghiên cứu mới này đã xác nhận điều đó. Ông cho biết thêm: “Trong quá khứ, nhiều loại vắc xin khác đã được tiêm cho các bà mẹ đang cho con bú và hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng gây hại”.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Stephanie Gaw, Khoa Sản phụ khoa và Khoa học Sinh sản thuộc Đại học California, San Francisco. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích bằng công nghệ cao, chi tiết các thành phần trong sữa mẹ của 7 bà mẹ đang cho con bú có độ t.uổi trung bình 38 t.uổi. Mỗi bà mẹ này đã được tiêm 2 liều vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Các mẫu sữa mẹ được kiểm tra phân tích trong vòng 48 giờ sau khi thu thập. Kết quả, không tìm thấy dấu vết của mRNA liên quan vắc-xin trong bất kỳ mẫu sữa nào.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu một lượng nhỏ mRNA, nhỏ tới mức các xét nghiệm phân tích của họ không thể phát hiện ra, bằng cách nào đó đã đi vào sữa mẹ thì vật chất di truyền này cũng sẽ bị p.hân h.ủy bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Họ cũng cho biết Tổ chức Y tế Thế giới và Học viện Y học nuôi con bằng sữa mẹ Hoa Kỳ đều ủng hộ quan điểm tiêm chủng phòng COVID-19 cho bà mẹ đang cho con bú là an toàn.