Các nhà nghiên cứu cho biết, t.iền sản giật khi mang thai làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ trong tương lai của phụ nữ.
T.iền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, hay gặp ở sản phụ mang thai sau 20 tuần, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tình trạng này xảy ra ở 1/25 trường hợp mang thai ở Hoa Kỳ.
Bài Viết Liên Quan
- 6 loại trái cây tốt nhất cho trẻ khi trời trở lạnh
- Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn kịp thời cứu thai phụ qua cơn nguy hiểm
- Cảnh giác nếu trẻ sơ sinh không bị giật mình bởi tiếng động lớn
Tiến sĩ Adam de Havenon phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Y tế Utah, tác giả nghiên cứu cho biết, đối với những phụ nữ có t.iền sử t.iền sản giật, các bác sĩ nên cân nhắc điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ mạch m.áu ở t.uổi trung niên, bao gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol và glucose ( tăng đường huyết)… để giảm nguy cơ đột quỵ ở những phụ nữ này.
Nghiên cứu mới này bao gồm hơn 1.400 phụ nữ da trắng được theo dõi trung bình 32 năm sau khi sinh con. Trong số đó, 169 người bị t.iền sản giật khi mang thai. Trong thời gian theo dõi, 231 phụ nữ trong nghiên cứu đã bị đột quỵ.
Sau khi tính toán các yếu tố nguy cơ khác, các nhà nghiên cứu kết luận rằng t.iền sản giật có liên quan độc lập với nguy cơ đột quỵ cao hơn khoảng 3,8 lần sau này trong cuộc đời.
Theo các nhà khoa học, cần nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa t.iền sản giật và đột quỵ. Nhưng t.iền sản giật có thể gây ra nhiều tổn thương mạch m.áu lâu dài hơn suy nghĩ trước đây và khiến phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi họ già đi.
Bệnh nhân khỏi COVID-19 có nguy cơ hình thành các tụ m.áu đông
Nghiên cứu mới nhất của Singapore cho biết những người đã khỏi COVID-19 có nguy cơ cao hình thành các tụ m.áu đông trong cơ thể, gây đột quỵ và suy nội tạng.
Một nghiên cứu ở Singapore được công bố vào ngày 13-4 đã chỉ ra rằng những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19, đặc biệt là những người với t.iền sử mắc bệnh tim mạch, có nguy cơ hình thành những tụ m.áu đông trong cơ thể do phản ứng miễn dịch kéo dài quá mức, theo kênh Channel News Asia .
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ ĐH Công nghệ Nanyang (NTU), Cơ quan Khoa học Công nghệ & Nghiên cứu (A*STAR), và Trung tâm Quốc gia về bệnh truyền nhiễm Singapore.
Trên tạp chí khoa học eLife , các nhà nghiên cứu đã công bố khả năng về mối liên hệ giữa COVID-19 và sự gia tăng nguy cơ hình thành tụ m.áu đông, đồng thời làm rõ tác động về lâu dài của bệnh.
Trợ lý Nghiên cứu Florence Chioh và Trợ lý Giáo sư Christine Cheung đang phân tích dữ liệu. Ảnh: NTU SINGAPORE
Nhóm nghiên cứu đã thu thập và phân tích các mẫu m.áu của 30 bệnh nhân COVID-19 khoảng một tháng sau khi khỏi bệnh và được xuất viện.
Họ đã tìm thấy dấu hiệu tổn thương mạch m.áu ở tất cả 30 bệnh nhân. Nguyên nhân có thể do phản ứng miễn dịch kéo dài.
NTU cho biết: “Các phát hiện trên có thể giúp giải thích tại sao một số người đã khỏi COVID-19 lại có các biến chứng đông m.áu sau khi hồi phục. Trong một số trường hợp, họ có nhiều nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc suy nội tạng khi các tụ m.áu đông làm tắc nghẽn động mạch chính đến các cơ quan quan trọng”.
Trợ lý Giáo sư Christine Cheung thuộc NTU, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên nghe các bác sĩ lâm sàng nói về những bệnh nhân quay trở lại bệnh viện với các vấn đề đông m.áu sau khi được chữa khỏi COVID-19”.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng đối với những bệnh nhân khỏi COVID-19, số lượng tế bào nội mô tuần hoàn (CEC) bị bong ra từ các thành mạch m.áu bị tổn thương là gấp đôi bình thường.
Đồng thời, cơ thể bệnh nhân COVID-19 sau khi phục hồi vẫn tiếp tục sản xuất ra hàm lượng cao cytokine – loại protein do các tế bào miễn dịch sản xuất nhằm kích hoạt phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh.
“Số lượng cao bất thường của các tế bào miễn dịch tấn công và t.iêu d.iệt virus, được gọi là tế bào T, cũng có trong m.áu của bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi” – đại diện NTU cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho biết “các phản ứng miễn dịch được kích hoạt liên tục và quá mức” này có thể tấn công các mạch m.áu của người đã khỏi bệnh, gây ra phản ứng ngược và làm tăng nguy cơ hình thành tụ m.áu đông.
Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện này có thể cung cấp các hướng dẫn về chăm sóc sau nhập viện đối với bệnh nhân COVID-19, những người có thể dễ bị các triệu chứng COVID-19 về lâu dài.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng thuốc chống đông m.áu liều thấp để ngăn hình thành các tụ m.áu đông trong mạch m.áu đối với các bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện trong tình trạng nặng.
Bà Cheung cho biết: “Những người bị bệnh tim mạch từ trước, huyết áp cao và tiểu đường cần phải thận trọng và được theo dõi chặt chẽ hơn vì về cơ bản, tình trạng của họ đã làm suy yếu hệ thống mạch m.áu trong cơ thể”.
Nhóm nghiên cứu hiện đang điều tra tác động lâu dài hơn của COVID-19 ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh trong vòng ít nhất sáu tháng.