Thuốc trị bàng quang tăng hoạt

Bệnh bàng quang tăng hoạt (OAB) thường được điều trị thông qua thay đổi lối sống như chế độ ăn uống, luyện tập.

Tuy nhiên, khi cần có thể phải dùng đến thuốc…

Khi bị bàng quang tăng hoạt người bệnh thường có 1 hoặc các triệu chứng như:

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Có cảm giác muốn đi tiểu mạnh mà bạn không thể nhịn được

Rò rỉ nước tiểu khi không thể đi vệ sinh kịp thời

Thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm…

1. Thuốc trị bàng quang tăng hoạt

Các thuốc trị bàng quang tăng hoạt giúp giữ cho cơ bàng quang thư giãn trong khi bàng quang đầy lên. Điều này cho phép bàng quang chứa được nhiều nước tiểu hơn giữa những lần đi vệ sinh, cải thiện triệu chứng bệnh.

1.1 Thuốc không cần kê đơn (OTC)

Miếng dán oxytrol (oxybutynin) là loại thuốc không kê đơn duy nhất được phê duyệt cho bệnh bàng quang hoạt động quá mức (OAB). Thuốc được dán lên da nhưng chỉ dành cho phụ nữ. Đối với nam giới, thuốc có ở dạng kê đơn oxytrol.

Oxybutynin là một loại thuốc kháng cholinergic. Sau khi dán, miếng dán oxytrol sẽ tồn tại trong 4 ngày, sau đó cần phải thay thế. Mỗi lần chỉ dùng 1 miếng dán.

Tác dụng phụ của oxytrol có thể bao gồm mẩn đỏ hoặc ngứa nhẹ ở nơi dán. Ngoài ra thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ kháng cholinergic phổ biến khác, như khô miệng. Do dùng dán ngoài da nên khả năng hấp thu hạn chế, do đó, tác dụng phụ kháng cholinergic thường ít gặp hơn so với dùng đường uống.

1.2. Thuốc kê đơn trị bàng quang tăng hoạt

Trong trường hợp thay đổi lối sống và dùng miếng dán OTC không hiệu quả bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc.

thuoc tri bang quang tang hoat 8d4 7124439

Trong trường hợp thay đổi lối sống và dùng miếng dán OTC không hiệu quả bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc trị bàng quang tăng hoạt.

– Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic là một nhóm thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn acetyicholine, một chất hóa học trong cơ thể. Acetylcholine thường kích thích cơ bàng quang co lại, khiến bạn mót đi tiểu. Ngăn chặn hóa chất này giúp kiểm soát các cơn co thắt bàng quang.

Thuốc kháng cholinergic đường uống thường được kê đơn cho OAB bao gồm:

Oxybutynin (Ditropan)

Tolterodine (Detrol, Detrol LA)

Fesoterodine (Toviaz)

Trospium

Solifenacin (Vesicare)

Darifenacin (Enablex)…

Khi cần dùng thuốc cho OAB, thuốc kháng cholinergic đường uống là lựa chọn đầu tiên. Một số thuốc kháng cholinergic cũng có sẵn dưới dạng công thức giải phóng kéo dài (ER). Nghĩa là giải phóng thuốc dần dần theo thời gian, do đó ít nguy cơ tác dụng phụ hơn, đặc biệt là khô miệng.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc kháng cholinergic là: Khô miệng, táo bón, buồn ngủ, mờ mắt, buồn nôn… Thuốc kháng cholinergic cũng có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn. Do đó, nên tránh dùng các thuốc này ở người lớn t.uổi nếu có thể.

– Thuốc chủ vận adrenergic beta-3

Thuốc chủ vận adrenergic beta-3 là một nhóm thuốc hoạt động bằng cách kích hoạt các thụ thể protein trong cơ bàng quang, giúp chúng thư giãn, giảm kích thích, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu.

Hai chất chủ vận adrenergic beta-3 có sẵn để điều trị OAB là mirabegron (myrbetriq) và vibegron (gemtesa). Thuốc kháng cholinergic và thuốc chủ vận adrenergic beta-3 có thể được sử dụng cùng nhau như một liệu pháp kết hợp trong những trường hợp OAB nặng.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chủ vận adrenergic beta-3 là: Tăng huyết áp, táo bón, khô miệng, kích ứng xoang, đau đầu, chóng mặt…

Mặc dù cả hai nhóm thuốc đều có thể gây khô miệng, nhưng thuốc chủ vận adrenergic beta-3 có nguy cơ này thấp hơn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều lượng thuốc.

2. Lưu ý khi dùng thuốc trị bàng quang tăng hoạt

Khi dùng thuốc trị bệnh bàng quang tăng hoạt, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

– Thuốc trị bàng quang tăng hoạt không phù hợp với tất cả mọi người: Những người có các tình trạng sức khỏe sau đây nên cho bác sĩ biết và thận trọng trước khi sử dụng thuốc điều trị OAB:

Tim đ.ập nhanh, nhịp tim không đều hoặc các vấn đề về điện tim khác cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Hai loại thuốc trị OAB là s olifenacin và t olterodine gây kéo dài quảng QT và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này. Tuy nhiên, trong công thức thuốc giải phóng kéo dài của tolterodine ít có nguy cơ biến chứng tim hơn.

Người có vấn đề về thận có thể phải dùng trospium, tolterodine, fesoterodine hoặc solifenacin với liều lượng thấp hơn.

Người có vấn đề về gan, cần dùng liều darifenacin, solifenacin hoặc tolterodine thấp hơn. Tuyệt đối không nên dùng fesoterodine nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về gan.

Đối với người mắc bệnh tăng nhãn áp, bí tiểu hoặc bệnh về đường tiêu hóa, nên tránh tất cả các loại thuốc kháng cholinergic trong hầu hết các trường hợp.

Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ chỉ định: Người bệnh không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Theo dõi và ghi nhận các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn mệt, đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt… Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào không mong muốn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo thuốc đang hoạt động hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hạn chế uống rượuvà các chất kích thích khác khi đang dùng thuốc.

– Đảm bảo uống đủ nước (trừ khi bác sĩ khuyến cáo không nên) để giúp thận hoạt động tốt.

Uống ít nước, hàng trăm viên sỏi trong thận nam thanh niên

Chiều 13.3, đại diện Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ đã mổ lấy hàng trăm viên sỏi trong thận trái của một nam thanh niên.

Nam thanh niên này có thói quen uống ít nước và cơ địa dễ tạo sỏi.

Thận trái chi chít sỏi

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, anh N.A.T (26 t.uổi, ở Đồng Nai) làm việc tại một siêu thị điện máy ở TP.HCM. Ngoài thời gian làm việc chính thức, anh thường xuyên tăng ca tối để vận chuyển, kiểm kê hàng nhập-xuất kho của siêu thị. Công việc bận rộn nên anh T. đã quen với những bữa cơm mua ngoài “cho xong bữa” và uống ít nước, nhịn đi tiểu trong giờ làm, chỉ đi tiểu khi bụng đau, căng tức.

Khi mang vác, vận chuyển hàng hóa của siêu thị, anh T. thấy đau âm ỉ tại vùng hông dưới bên trái, đi tiểu thấy có m.áu. Tuy nhiên, lúc ngồi một chỗ làm việc hay đi lại nhẹ nhàng thì không đau, không tiểu m.áu nên anh nghĩ do ảnh hưởng của vết mổ ruột thừa 10 năm trước. Gần đây, anh chuyển sang kinh doanh tại nhà, có nhiều thời gian hơn nên đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh khám sức khỏe thì phát hiện thận trái lấp kín sỏi.

uong it nuoc hang tram vien soi trong than nam thanh nien 312 7116637

Hàng trăm viên sỏi chi chít trong thận trái người bệnh. Ảnh BVCC

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cho biết kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) thấy trong bể thận trái của anh T. có rất nhiều sỏi đủ kích thước. Ngoài ra, nồng độ bạch cầu trong nước tiểu tăng là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiểu nhưng người bệnh chưa có biểu hiện sốt, rét run.

Anh T. có t.iền sử mổ ruột thừa, tán sỏi thận và niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) bên phải. Người bệnh mong lần mổ này sẽ xử lý sạch sỏi. Tuy nhiên, số lượng sỏi quá lớn, khó lấy hết trong một lần với các phương pháp tán sỏi nội soi thông thường nên mổ mở là giải pháp phù hợp nhất.

Sau 150 phút, ê kíp mổ lấy hết sỏi trong thận trái người bệnh. Theo quan sát, viên sỏi lớn nhất là sỏi san hô có nhiều nhánh, kích thước 5 cm (cỡ quả trứng gà). 5-6 viên sỏi kích thước khoảng 1 cm và hàng trăm viên sỏi nhỏ hơn với đủ kích thước, hình dạng.

uong it nuoc hang tram vien soi trong than nam thanh nien 867 7116637

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân

BVCC

Ba ngày sau mổ, anh T. phục hồi, ăn uống, đi lại bình thường, chỉ hơi đau nhẹ tại vết mổ. Sau khi được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc vết mổ tại nhà, dặn dò uống nhiều nước, hẹn lịch tái khám, anh T. được xuất viện.

Theo bác sĩ Hoan, những trường hợp lấy ra lượng sỏi lớn trong thận như anh T. hiện nay ít gặp do ý thức khám sức khỏe định kỳ của người dân ngày càng nâng cao. Người bệnh có xu hướng điều trị sớm khi sỏi còn nhỏ.

Ở trường hợp của anh T., sỏi tuy nhiều nhưng không gây tắc nghẽn, ít gây đau. Tuy nhiên, do có sỏi san hô lớn, nếu không điều trị sớm, viên sỏi gia tăng kích thước, choán hết bể thận, gây ứ nước tiểu, dẫn đến nhiễm khuẩn thận, ứ mủ, suy giảm từ từ chức năng thận, nguy cơ phải cắt thận. Nguy hiểm hơn gây nhiễm khuẩn vào m.áu, có thể cướp đi tính mạng người bệnh.

Bệnh di truyền

Ba năm trước, anh T. từng “lên bàn mổ” điều trị sỏi thận phải bằng phương pháp tán sỏi qua da. Anh kể thận phải có 2 viên sỏi to cỡ 2 cm, trong đó, một viên rớt xuống niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, khiến thận ứ nước độ 2. Các cạnh viên sỏi ma sát với niệu quản gây cơn đau quặn thận. “Tôi đau bụng khủng khiếp, ói ra cả mật xanh, tiểu m.áu, phải cấp cứu 4-5 lần”, anh T. nói.

Anh T. không ngạc nhiên khi biết trong thận trái mình cũng có sỏi, chỉ bất ngờ số lượng quá lớn. “Sỏi thận là bệnh chung của gia đình tôi. Trong nhà, ngoài tôi ra, mẹ, cô, dì, chú, bác của tôi cũng bị sỏi thận”, anh T. nói. Anh được bác sĩ khuyên phải uống nhiều nước để tránh tái lại tình trạng bị sỏi thận.

Bác sĩ Nguyễn Trường Hoan cho biết sỏi tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng có tính di truyền. Người có sỏi thì người thân ruột thịt của người bệnh cũng dễ bị sỏi hơn.

Ngoài di truyền, thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân hình thành sỏi phổ biến.

Bác sĩ Hoan khuyến cáo người dân nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), giảm ăn mặn, giảm dầu mỡ, đạm động vật, hạn chế nước uống có ga, rượu bia…

Khi có dấu hiệu đau hông lưng dữ dội, nhất là khi vận động mạnh, tiểu m.áu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần… cần đến bệnh viện khám, điều trị kịp thời. Với người cơ địa dễ tạo sỏi hoặc có người nhà có t.iền sử điều trị sỏi, cần khám sức khỏe định kỳ 12 tháng/lần để sớm phát hiện, điều trị khi sỏi còn nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *