Tổn thương xương bánh chè hai mảnh hiếm gặp

Bệnh nhân nữ, 59 t.uổi, mất vận động khớp gối, đã điều trị nhiều nơi, uống thuốc nam song đau ngày càng tăng.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, ngày 19/7 cho biết, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối mức độ vừa, chẩn đoán tổn thương xương bánh chè hai mảnh hai gối vì không có yếu tố chấn thương.

Bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi khớp gối để giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng, rút ngắn thời gian nằm viện cho người bệnh. “Với kỹ thuật này, vết nội nhỏ khoảng ba cm nhanh liền sẹo, còn kỹ thuật nội soi truyền thông dài 15 đến 20 cm và lâu lành hơn”, bác sĩ phân tích.

Sau 4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hết đau, đã bắt đầu tập đi. Dự kiến, sau hai tuần bệnh nhân có thể tự đi mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ.

ton thuong xuong banh che hai manh hiem gap f31 5901518

Hình ảnh tổn thương hai khớp gối trước mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh lý xương bánh chè hai mảnh khá hiếm gặp, có thể gây đau do khớp gối vận động quá mức hoặc do tổn thương thoái hóa gối người lớn t.uổi. Đa số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ tình cờ phát hiện qua chụp phim thường quy khớp gối. Một số trường hợp đau do vận động quá mức của khớp gối như chơi thể thao… hoặc cũng có thể do chấn thương.

Triệu chứng đau do xương bánh chè hai mảnh có thể tiến triển từ từ hoặc đột ngột sau chấn thương. Đau thường xuất hiện ở cực trên ngoài của bánh chè tương ứng với vị trí của mảnh xương phụ và tăng lên khi vận động, ảnh hưởng đến đi lại. Ở những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, tình trạng teo cơ đùi thường xảy ra và kèm theo là hạn chế duỗi gối chủ động.

Hiện, phẫu thuật nội soi là kỹ thuật xử trí mới, ít xâm lấn, giảm đau đớn cho người bệnh trong và sau mổ, giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, nhanh chóng phục hồi.

Bác sĩ khuyến cáo tổn thương xương bánh chè hai mảnh khá hiếm gặp, việc chẩn đoán khó khăn. Vì vậy, khi có biểu hiện sưng đau, hạn chế vận động khớp gối kèm các biểu hiện nghi ngờ có dịch khớp cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và đ.ánh giá tổn thương, điều trị sớm.

Viêm khớp gối là gì? Nên ăn và kiêng gì khi mắc bệnh

Viêm khớp gối mang đến những cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Để hiểu thêm về bệnh và những thực phẩm nên tránh, hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.

viem khop goi la gi nen an va kieng gi khi mac benh c15 5873438

Viêm khớp gối là gì?

Viêm khớp gối là là tình trạng phần sụn ở đầu xương bị thoái hóa, mòn đi, trở nên thô ráp khiến xương cọ sát vào nhau gây đau và hạn chế vận động. Viêm khớp là một trong những bệnh lý thường gặp.

Khớp gối ở vị trí chuyển tiếp, giúp liên kết 3 trục xương chính gồm: xương đùi – xương bánh chè – xương ống chân. Giữa các đầu sương sẽ có một lớp sụn với bề mặt trơn và hỗ trợ đầu gối thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, hỗ trợ quá trình di chuyển, vận động. Đây là bộ phận bản lề quan trọng, tập trung gân cơ, sụn khớp, dây chằng, bao khớp và rất dễ bị tổn thương.

Bệnh viêm đau khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn chính:

– Giai đoạn I (giai đoạn sớm): những hư tổn nhẹ và bắt đầu bị bào mòn khoảng 10% phần sụn khớp qua kết quả hình ảnh X-quang.

– Giai đoạn II (giai đoạn nhẹ): Khoảng cách giữa 2 đầu xương thì bị bào mòn và lớp sụn giữa các đầu xương cũng dần mỏng.

– Giai đoạn III (giai đoạn giữa): các khớp xương cọ xát vào nhau gây cơn đau cho người bệnh. Lúc này, nhìn thấy tổn thương khe khớp qua hình ảnh X-quang sụn tổn thương nặng.

– Giai đoạn IV (giai đoạn muộn): giữa các khớp xương khoảng cách rất hẹp, lớp sụn bị mất hoặc mòn nhiều và suy giảm trầm trọng hay không thể tổng hợp thêm khả năng sản sinh dịch bôi trơn cho sụn.

viem khop goi la gi nen an va kieng gi khi mac benh 13b 5873438

Dấu hiệu viêm khớp gối

– Các khớp khó vận động khi thay đổi tư thế

– Đau khớp: ban đêm hoặc buổi sáng sau khi thức dậy những cơn đau kéo đến. Cơn đau sẽ rõ rệt hơn khi người bệnh thực hiện các vận động nặng, di chuyển.

– Sưng đỏ, khi ấn vào có cảm giác hơi nóng

– Khớp kêu lục cục và lạo xạo khi vận động

– Tình trạng cứng khớp gặp thường xuyên

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

– Thoái hóa khớp gối khiến các lớp sụn giữa các khớp ở gối bị bào mòn và gây đau cho khớp gối.

– Thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm không được điều trị triệt để thì lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến khớp gối.

– Việc luyện tập không hợp lý, chấn thương, di truyền, yếu tố t.uổi tác, tăng cân,…là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp gối.

Viêm khớp gối nên ăn và kiêng thực phẩm gì?

viem khop goi la gi nen an va kieng gi khi mac benh 060 5873438

Người bệnh viêm khớp gối cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống của mình để hạn chế bệnh tiến triển xấu. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên ăn và không nên ăn.

1.Thực phẩm nên ăn

– Cá béo: khả năng kháng viêm, ức chế sản sinh các thành phần phá vỡ kết cấu sụn nhờ có lượng dầu lớn trong các loại cá, Vitamin D và Omega 3 dồi dào

– Xương lợn, xương bò: giúp xương chắc khỏe và hạn chế bệnh loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác nhờ hoạt chất chondroitin, glucosamin và canxi trong nước hầm xương sẽ

– Các loại gia vị: hạt tiêu, ớt, gừng, tỏi khi sử dụng với một liều lượng phù hợp còn có thể mang đến những tác dụng tốt cho người bệnh viêm khớp.

– Súp lơ (bông cải xanh): hàm lượng vitamin K, vitamin C và nhiều hợp chất chống oxy hóa, sulforaphane giúp trung hòa các enzyme gây tổn thương sụn. Bên cạnh đó tác động tích cực lên xương sụn giúp chống viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả.

2. Thực phẩm không nên ăn

– Thực phẩm photpho có hàm lượng cao

– Đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ

– Đồ ngọt, cafe, đồ uống có gas, các chất kích thích khác

– Các sản phẩm từ bơ, sữa

Thuốc trị viêm khớp gối thường dùng

Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng bởi các cơn đau khớp gối. Do đó, trong những trường hợp này thuốc giảm đau thường được sử dụng. Tuy nhiên, để tìm nguyên nhân gây ra bệnh và chỉ định liều sử dụng thuốc trị viêm khớp gối phù hợp người bệnh cần thăm khám bác sĩ.

Tùy vào tình trạng khớp gối có bị viêm, sưng hay không, mức độ của cơn đau và tác nhân gây đau là gì thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tương ứng để có kết quả tốt và tránh những tác dụng phụ của thuốc.

– Các loại thuốc giảm đau thông thường như là paracetamol (acetaminophen) hoặc các chế phẩm được kết hợp giữa paracetamol với tramadol, cafein, codeine…

– Cũng có thể phối hợp điều trị với các loại thuốc giảm đau chống viêm không có chứa steroid như là ibuprofen, celecoxib, diclofenac, …..

– Các loại thuốc chống thoái khớp khác: Các loại thuốc trị viêm khớp gối như là glucosamin sulfat, chondroitin sulfate,… làm chậm đi quá trình tổn thương khớp như piascledine, diacerein,… Đây là các loại thuốc thường được dùng kết hợp với thuốc giảm đau, người bệnh bị đau nhiều, kháng viêm trong giai đoạn đầu. Bác sĩ có thể tiêm phối hợp thuốc giảm đau có chứa corticoid hoặc tiêm thay thế dịch khớp để bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp, giảm đau để di chuyển với acid hyaluronic trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *