Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ liên hệ trạm y tế để được hướng dẫn cách ly tại nhà, khi có dấu hiệu nặng có thể tự đi xe cá nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hoặc gọi xe cấp cứu qua tổng đài 115.
Nhằm chủ động giám sát các trường hợp đậu mùa khỉ và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tối đa số ca mắc và t.ử v.ong, Sở Y tế TP.HCM ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn thành phố.
Đây là lần thứ hai ngành y tế thành phố chuẩn bị phương án ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ. So với hướng dẫn trước, lần này Sở Y tế hướng dẫn chi tiết hơn về cách thức tự cách ly theo dõi và di chuyển đến bệnh viện để tránh lây nhiễm cộng đồng, định nghĩa ca bệnh có thể… Theo đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được chỉ định là bệnh viện sẽ tiếp nhận các ca đậu mùa khỉ.
Định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, các bệnh có thể
Trường hợp nghi ngờ, khi một người đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau: sốt (> 38C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Trường hợp có thể: là trường hợp nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh.
Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có t.iền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ. Có các triệu chứng bệnh nêu trên đến mức phải nhập viện.
Dưới đây là 4 bước xử trí khi phát hiện ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM
Bước 1. Tầm soát, ghi nhận người có dấu hiệu của trường hợp nghi ngờ
Tại cửa khẩu, bộ phận kiểm dịch y tế thực hiện giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh qua máy đo thân nhiệt; giám sát các triệu chứng nghi ngờ của người nhập cảnh qua thông báo của tiếp viên hàng không, người nhập cảnh tự khai báo…
Người dân khi có các triệu chứng “phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng như sốt (> 38C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược” báo ngay cho trạm y tế nơi lưu trú.
Bài Viết Liên Quan
- Thể dục thể thao theo những cách này không chỉ tốt cho thể lực mà còn cả trí lực
- Vừa “bình thường mới” ở TPHCM, nhiều người đã ngộ độc rượu methanol nặng
- Thức khuya, n.am s.inh bị viêm cơ tim, rơi vào tình trạng nguy kịch
Nốt phát ban trên người mắc đậu mùa khỉ. Ảnh REUTERS
Bước 2. Khai thác thông tin về yếu tố dịch tễ
Khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, bộ phận kiểm dịch y tế, nhân viên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trạm y tế (gọi chung là nhân viên y tế) thăm khám, khai thác thông tin hành chính, lập phiếu điều tra dịch tễ (những nơi đã đi qua; tiếp xúc động vật hoang dã, kể cả thịt, m.áu và các bộ phận của chúng; tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc xác định bệnh…) trong vòng 21 ngày. Nhân viên y tế báo cáo nhanh cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố.
Bước 3. Hướng dẫn “trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể” tuân thủ các quy định phòng, chống dịch
Đối với trường hợp không đủ yếu tố xác định là “trường hợp có thể” (chỉ là “trường hợp nghi ngờ”), bộ phận kiểm dịch y tế hoặc trạm y tế hướng dẫn đối tượng tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Trong thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có dấu hiệu năng cần đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được khám bệnh và theo dõi kịp thời. Hướng dẫn người bệnh mang khẩu trang y tế, di chuyển bằng xe cá nhân hoặc gọi tổng đài 115 để được hỗ trợ (hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng).
Đối với trường hợp đủ yếu tố xác định là “trường hợp có thể”: bộ phận Kiểm dịch y tế hoặc trạm y tế hướng dẫn đối tượng tuân thủ đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, tư vấn người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được khám bệnh và theo dõi.
Người bệnh đồng ý nhập viện, khuyến khích di chuyển bằng xe cá nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nếu người bệnh không đồng ý, hướng dẫn di chuyển về nơi lưu trú bằng xe cá nhân (hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng) để tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Nếu “trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể” có các dấu hiệu năng cần nhập viện, Trung tâm Cấp cứu 115 sẽ chịu trách nhiệm chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được chăm sóc và điều trị.
Bước 4. Lấy mẫu xét nghiệm “trường hợp có thể”, báo cáo kết quả
Nếu là trường hợp có thể, nhân viên y tế của trạm y tế, trung tâm y tế lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, gửi về Khoa xét nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để điều phối mẫu đến Viện Pasteur TP.HCM hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố theo dõi kết quả xét nghiệm, phản hồi kết quả cho đơn vị gửi mẫu và báo cáo về Sở Y tế theo quy định.
Với trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ được cách ly y tế, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố điều tra các trường hợp có tiếp xúc gần với “trường hợp xác định” để lập danh sách, theo dõi giám sát theo quy định.
Vì sao số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại TP.HCM giảm về 0?
Đồ thị số lượng ca mắc mới và t.ử v.ong tại TP.HCM có chiều hướng giảm rõ rệt so với giai đoạn đỉnh điểm của đợt bùng phát dịch.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 4/10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, lý giải thông tin liên quan số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại các bệnh viện tầng 3 giảm mạnh trở về 0.
Theo bà Mai, việc chỉ định sử dụng máy thở và thiết bị hỗ trợ hồi sức tích cực, trong đó có ECMO là kỹ thuật khó. Đây là biện pháp hỗ trợ oxy hóa màng ngoài cơ thể sau cùng khi nhân viên y tế đã sử dụng tất cả biện pháp hồi sức cấp cứu nhưng không thành công.
“Trường hợp không có bệnh nhân nào phải thở ECMO là rất mừng, bởi họ đã cai được ECMO hoặc cũng có thể là bệnh nhân đã t.ử v.ong do không thể cứu chữa. Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện chung, số ca t.ử v.ong tại thành phố giảm, nhiều khả năng bệnh nhân đang điều trị ECMO đã chuyển nhẹ và được chuyển về tầng thấp hơn để điều trị”, bà Mai nói.
Một bệnh nhân Covid-19 nặng được can thiệp ECMO tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết trong ngày 3/9, số ca bệnh nặng thở máy và nhập viện ở thành phố có chiều hướng giảm mạnh. Về số bệnh nhân nặng đang thở máy, trong ngày 1/10 là 1.572 trường hợp, đến ngày 2/10 giảm còn 1.536 và 3/10 chỉ còn khoảng 724 người.
Số bệnh nhân nhập viện trong ngày 3/10 là 1.449, trong khi đó, số xuất viện 2.743. Về số lượng t.ử v.ong do Covid-19, trong ngày 1/10, con số này là 125 trường hợp, ngày 2/10 giảm còn 79 và ngày 3/10 là 93.
Liên quan một số cơ sở y tế triển khai xét nghiệm kháng thể, bà Mai cho biết hiện tại Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM không có quy định người dân phải có kết quả xét nghiệm kháng thể khi ra đường. Việc người dân đăng ký xét nghiệm kháng thể xuất phát từ nhu cầu.
Do đó, các cơ sở y tế, phòng khám có thể triển khai xét nghiệm này nếu đã được phê duyệt danh mục kỹ thuật và đảm bảo đủ yêu cầu. Tuy nhiên, đơn vị chức năng của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM sẽ rà soát đối với các cơ sở có triển khai xét nghiệm này.
“Dù là nhu cầu của người dân nhưng xét trên bình diện khoa học, quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM không khuyến cáo làm vì xét nghiệm này không có ý nghĩa. Xét về mức độ lãng phí kinh tế, thời gian tới, Sở sẽ triển khai các bài viết tuyên truyền để người dân hiểu rõ về xét nghiệm kháng thể trong giai đoạn này”, bà Mai nói.
Tính đến ngày 3/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM nhận được báo cáo kết quả đ.ánh giá của các đoàn kiểm tra tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Kết quả cho thấy có 17 địa phương đề nghị công bố kiểm soát dịch, bao gồm: TP Thủ Đức, quận 1, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi.
Còn 3 đơn vị chưa có báo cáo thẩm định của đoàn kiểm tra (quận 4, Bình Thạnh, Hóc Môn). Hai đơn vị chưa công nhận kiểm soát dịch là Bình Tân và Bình Chánh.
Ông Phạm Đức Hải cho biết trong 3 ngày thực hiện chỉ thị 18, đại bộ phận người dân TP.HCM phấn khởi, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trở lại hoạt động, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp.
Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận người dân chưa thực hiện Chỉ thị 18 (không khẩu trang, xếp hàng không khoảng cách, lưu thông khi chưa đủ điều kiện, bán hàng rong…)