Bệnh cúm A bùng phát bất thường, nhiều người lớn trẻ em nhập viện, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa

Bệnh cúm A bùng phát bất thường, nhiều người lớn trẻ em nhập viện, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa

GiadinhNet – Trong những ngày qua, số người phải nhập viện tại , Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) tăng vọt, trong đó có nhiều bệnh nhân là trẻ em.


Hiện tượng bất thường

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), trong vài tuần qua, bệnh nhân nhập viện vì cúm A tăng vọt.

Thông thường, bệnh viện chỉ tiếp nhận lác đác một vài ca nhưng thời điểm này đã lên hơn 10 ca mỗi ngày. Các bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi vào viện đều trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, cá biệt có bệnh nhân bị viêm phổi, .

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân cúm A vào nhập viện tăng đột biến. TS. BS Đặng Thị Thúy – Trưởng khoa Nhi (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết trong một vài tuần lại đây ghi nhận số ca vào nhập viện tăng bất thường so cùng thời điểm các năm trước, chiếm tỷ lệ 1/4 -1/5 trên tổng số ca nhi vào khám mỗi ngày.

Lý giải tại sao bệnh cúm A xuất hiện “đột biến” thời gian gần đây, BS Thúy cho biết hiện nay thời tiết biến đổi thất thường có những nguyên nhân chưa lý giải hết được, mới chỉ ghi nhận số ca bệnh cúm tăng lên bất thường so với cùng thời điểm hàng năm chứ về tổng quan chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận. 

Theo nhận định của các chuyên gia, thời điểm này sẽ xuất hiện sốt xuất huyết trước, sau đó mới đến dịch cúm A, nhưng hiện nay lại đảo ngược. Đây được coi là hiện tượng bất thường so với mọi năm.

Cùng với sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở phía Nam và đang gia tăng ở phía Bắc, cộng thêm sự bất thường của bệnh cúm A và số ca COVID-19 phải nhập viện có chiều hướng gia tăng, nhiều người lo ngại “dịch chồng dịch” trong thời gian tới, gây khó khăn ở một số cơ sở điều trị khi tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế đang diễn ra.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc. 

Bệnh cúm A bùng phát bất thường, nhiều người lớn trẻ em nhập viện, bác sĩ khuyến cáo biện pháp phòng ngừa - Ảnh 3.

Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhi nhiễm cúm A tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

TS.BS Đặng Thị Thúy khuyến cáo, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm. Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi… 

Những lưu ý khi trẻ bị mắc cúm

Hạ sốt cho trẻ: Cha mẹ cần nới rộng quần áo trẻ, chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Người lớn cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt ≥ 38,5 độ; đồng thời vệ sinh đường hô hấp.

Vệ sinh mũi miệng: Phụ huynh dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng; không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn. Hàng ngày, cha mẹ nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

Đồng thời, cha mẹ thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Trẻ còn bú mẹ nên tăng cường bú.

Cách ly trẻ tương đối: Người lớn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ. Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để phòng cúm. Trẻ bị cúm cần được cách ly và người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng…

Bạn có hay quên và trí nhớ kém? Mách bạn 3 thủ thuật để cải thiện tình trạng "mất não" nàyBạn có hay quên và trí nhớ kém? Mách bạn 3 thủ thuật để cải thiện tình trạng ‘mất não’ này

GiadinhNet – Ngay sau khi bạn đặt một cái gì đó xuống, bạn có thể quên không biết vừa để nó ở đâu; Khi bạn gặp một người quen, bạn không thể nhớ ngay ra tên để gọi… Đó là những biểu hiện của bệnh đãng trí khiến bạn thấy lo lắng.

M.K (th)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *