Virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập cơ thể có nguy cơ gây rối l.oạn c.ương d.ương và vô sinh nam. Ngược lại, vắc xin ngừa COVID-19 đủ sức bảo vệ khả năng sinh sản của nam giới.
Nam giới mắc COVID-19 có thể bị rối l.oạn c.ương d.ương – Ảnh: AFP
Nhóm nghiên cứu tại Trường Y khoa Miller thuộc Đại học Miami (Mỹ) đã phát hiện virus SARS-CoV-2 và vắc xin ngừa COVID-19 có thể gây một số tác động đối với hệ thống sinh sản nam giới.
Cho đến nay, đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi về đề tài này.
Virus SARS-CoV-2 trong t.inh h.oàn
Trong bài viết trên trang The Conversation (Mỹ) ngày 26-7, TS Ranjith Ramasamy – giám đốc chương trình tiết niệu sinh sản của Trường Y khoa Miller – đã giới thiệu ba nghiên cứu.
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích các mô lấy từ t.inh h.oàn của sáu nam giới đã t.ử v.ong do COVID-19.
Kết quả cho thấy virus SARS-CoV-2 còn hiện diện trong mô của một người và ở ba người khác đã xảy ra tình trạng giảm số lượng t.inh t.rùng.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu khảo sát một nam giới mắc COVID-19 đã bình phục. Thời gian khảo sát vào khoảng ba tháng sau khi triệu chứng nhiễm bệnh ban đầu kết thúc.
Kết quả sinh thiết mô lấy từ t.inh h.oàn cho thấy virus SARS-CoV-2 vẫn còn hiện diện trong t.inh h.oàn.
Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã phân tích trường hợp hai người đàn ông được cấy ghép d.ương v.ật.
Họ bị rối l.oạn c.ương d.ương nghiêm trọng do tình trạng nhiễm virus đã làm giảm lượng m.áu cung cấp cho d.ương v.ật.
Kết quả phân tích mô lấy từ d.ương v.ật cho thấy virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại từ 7-9 tháng sau khi họ được chẩn đoán mắc COVID-19.
Đáng chú ý là một người chỉ có triệu chứng mắc COVID-19 nhẹ còn người kia mắc bệnh nặng hơn đến mức phải nhập viện.
Điều này cho thấy ngay cả những người bị nhiễm virus tương đối nhẹ cũng có thể bị rối l.oạn c.ương d.ương nghiêm trọng sau khi bình phục.
Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh virus SARS-CoV-2 hiện diện trong d.ương v.ật rất lâu sau khi lây nhiễm cho người.
Tiêm vắc xin để duy trì nòi giống
Các phát hiện nêu trên không hoàn toàn mới bởi các nhà khoa học đã biết nhiều virus khác có thể xâm nhập t.inh h.oàn và tác động đến quá trình sản x.uất t.inh trùng và khả năng sinh sản.
Ví dụ các nhà nghiên cứu đã phân tích mô t.inh h.oàn của 6 bệnh nhân t.ử v.ong do mắc hội chứng SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2006 và phát hiện các mô đều bị phá hủy tế bào trên diện rộng với ít hoặc không có t.inh t.rùng nữa.
Giới y học cũng đã biết virus quai bị và virus Zika có thể xâm nhập vào t.inh h.oàn và gây viêm. Có tới 20% nam giới nhiễm các loại virus này bị suy giảm khả năng sản x.uất t.inh trùng.
Vậy vai trò của vắc xin ngừa COVID-19 với hệ thống sinh sản nam giới thì sao? Kết quả phát hiện rất đáng phấn khởi.
Nhóm nghiên cứu ở Trường Y khoa Miller đã khảo sát 45 nam giới và nhận thấy các loại vắc xin sử dụng công nghệ ARN thông tin (mRNA) như vắc xin của Pfizer và Moderna rất an toàn cho hệ sinh sản nam giới.
Theo TS Ranjith Ramasamy, nếu nam giới đã mắc COVID-19 và sau đó bị đau t.inh h.oàn, coi chừng virus có thể đã xâm nhập vào mô t.inh h.oàn và hậu quả có thể sẽ bị rối l.oạn c.ương d.ương, vì vậy phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay.
Ông kêu gọi: “Đối với hàng triệu nam giới Mỹ vẫn chưa đi tiêm vắc xin, các bạn cần phải suy nghĩ đến hậu quả nếu chủng virus cực kỳ hung hãn này tìm đến các bạn”.
Ông đ.ánh giá do cỡ mẫu nhỏ (số người được nghiên cứu ít) nên đây chỉ là nghiên cứu ban đầu về cách thức COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe t.ình d.ục nam giới. Ông đề nghị cần có nhiều nghiên cứu khác bổ sung thêm.
Người cao t.uổi, mắc nhiều bệnh nền xúc động khi được tiêm vắc xin Covid-19
Nhiều ngày qua, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (t.iền thân là Bệnh viện Quận 2, TPHCM) tiến hành tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho người trên 65 t.uổi, người có nhiều bệnh nền ở TP Thủ Đức.
Quá trình tiêm vắc xin cho người cao t.uổi, có từ 2-3 bệnh nền trở lên được bắt đầu tại bệnh viện Lê Văn Thịnh từ ngày 22/7. Đến nay có hơn 1.000 cụ ông, cụ bà đã được tiêm. Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (t.iền thân là Bệnh viện Quận 2, TPHCM), các cụ được hướng dẫn đứng xếp hàng giãn cách, làm thủ tục trước giờ tiêm.
Trong lúc được nhân viên Y tế hướng dẫn hoàn tất các thông tin trên phiếu sàng lọc tiêm chủng vắc xin Covid-19, bà Nguyễn Thị Bé (72 t.uổi, ngụ phường Phước Bình, TP Thủ Đức) phấn khởi: “Mấy nay nghe báo đài thông tin số ca mắc Covid-19 tăng liên tục, t.uổi cao lại có bệnh nền nên thấy lo. Trong lúc ấy thì nhận được giấy mời tiêm vắc xin của phường, tôi và con cháu ở nhà ai cũng vui”.
Ngồi trên xe lăn ở một góc riêng không có người xung quanh trong khuôn viên bệnh viện, ông Nguyễn Văn Dảo (71 t.uổi, phường Tăng Nhơn Phú) xúc động: “Trước đại dịch Covid-19 những người tàn tật, cao t.uổi, nhiều bệnh nền như chúng tôi rất lo lắng. Giờ được Nhà nước cho tiêm chủng thì không niềm vui nào bằng”.
Sau khi bước xuống xe lăn cụ Dảo không cần sự trợ giúp của nhân viên y tế, mà chủ động chống nạng vào phòng lấy mẫu. “Thời gian qua thấy các bác sĩ đã lao động quá sức, mình còn sức nên cố gắng. Tôi luôn nhắc nhở con cháu và hàng xóm hãy thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các quy định 5K để sớm kết thúc đại dịch “.
Cụ Nguyễn Thị Bợ (89 t.uổi, phường Phước Long A) là một trong những người cao t.uổi nhất buổi tiêm vắc xin được phó giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh cùng người thân dìu vào khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh.
“Đi không nổi chú ơi, cơ thể có nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… ban đầu được mời tiêm vắc xin tôi lo lắm, lo vì sức khỏe kém nhưng khi được con cháu động viên tôi cảm thấy an tâm hơn, già rồi không biết sống được bao lâu nhưng trước mắt phải giữ cho mình an toàn”, cụ Bợ chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiêm cho khoảng 200-300 người cao t.uổi. Để bảo đảm tính an toàn cao trong quá trình tiêm, tất cả các cụ được test nhanh với Covid-19.
Trên chiếc xe lăn làm phương tiện hàng ngày đi bán vé số trước khi dịch bùng phát, chờ đến lượt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, cụ ông Nguyễn Văn Huỳnh (75 t.uổi, phường Phước Bình) cho biết: “Lúc dịch chưa bùng phát ngày nào tôi cũng bán 100 tờ vé số. Nay được tiêm vắc xin, tôi thật sự cảm ơn những tình cảm mà chính quyền địa phương đã dành cho tôi, tôi xin chúc các y bác sĩ luôn khỏe mạnh, cùng nhau chiến thắng đại dịch, để hàng ngày tôi còn được lang thang trên đường bán vé số”.
Cụ Huỳnh được nhân viên y tế ra tận xe lăn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Cụ cho biết, khi nhận được giấy mời tiêm vắc xin cụ rất vui, từ nhà đi xe lăn gần một giờ để đến bệnh viện.
Các mẫu test nhanh được nhân viên y tế kiểm tra cẩn thận. Nếu phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được đưa ngay đến phòng riêng và tiến hành các bước xử lý y tế tiếp theo cũng như xét nghiệm PCR. Từ khi bắt đầu tiêm chủng ở bệnh viện (ngày 22/7) đến nay chưa phát hiện người đi tiêm nào dương tính.
Sau khi test nhanh, các cụ âm tính sẽ được khám sàng lọc kỹ càng và ngồi chờ tiêm theo thứ tự. Việc tiêm vắc xin cho người trên 65 t.uổi tại bệnh viện nhằm đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị y tế, kịp thời xử lý các trường hợp phản ứng phụ với thuốc hoặc sức khỏe người cao t.uổi có diễn biến không tốt.
Ở t.uổi 76, cụ Đặng Thị Hoàng Mai (phường Phước Long B) chia sẻ: “Mắc nhiều bệnh nền nhưng giờ được tiêm bác rất an tâm. Các y bác sĩ ở đây rất chu đáo, tận tình”.
Các cụ ông cụ bà trong độ t.uổi 65-90, có 2-3 bệnh nền được kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi tiêm. Tất cả đều có chung niềm xúc động và cảm ơn Nhà nước, Bộ Y tế đã có chương trình tiêm chủng an toàn.
Trong đợt tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 5, TPHCM triển khai tiêm hai loại vắc xin mới là Moderna và Pfizer.
Trong đó, vắc xin Moderna có số lượng 235.000 liều. Riêng bệnh viện Lê Văn Thịnh tiến hành tiêm vắc xin Moderna theo phân phối của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức.
Sau khi tiêm, các cụ được theo dõi sức khỏe trong 30 phút. Từng bác sĩ, nhân viên y tế còn dặn dò chi tiết người lớn t.uổi sau tiêm cách nhận biết triệu chứng bất thường khi về nhà. Đồng thời cung cấp đầy đủ số điện thoại cho người dân, khi có gì bất thường phải báo ngay.
Ông Nguyễn Duy Tài – Phó GĐ bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ: Bệnh viện thực hiện nghiêm quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Chưa có bất cứ biến chứng nặng nào xảy ra. Chỉ có số ít người phản ứng thông thường”.
“Quan tâm tới sức khỏe của người cao t.uổi là một ưu tiên của bệnh viện. Việc thực hiện tiêm chủng an toàn cho người cao t.uổi ở bệnh viện thể hiện mối quan tâm đó của chúng tôi. Bệnh viện có đủ phương tiện, máy móc hiện đại, đội ngũ tiêm được tập huấn rất kỹ nên bất cứ ai có phản ứng nặng sau tiêm, chúng tôi đều có đủ khả năng để xử lý tốt”, ông Tài nói.